“VietJet Air hoàn toàn có thể mang tên mới là VietJet AirAsia”
Sau khi chuyển nhượng 30% cổ phần cho hãng hàng không AirAsia, VietJet Air dự kiến sẽ có tên mới là VietJet AirAsia
"Sau khi thực hiện các thủ tục theo các quy định của pháp luật về việc đổi tên, Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air) hoàn toàn có thể mang tên mới là VietJet AirAsia”.
Đó là khẳng định của đại diện Cục Hàng không Việt Nam, trước các ý kiến lo ngại rằng việc “mượn” tên AirAsia của VietJet Air có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trong nước.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ- CP về đăng ký kinh doanh đã quy định rõ, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký, hoặc sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân... để đặt tên riêng cho doanh nghiệp. Khi muốn đổi tên thành VietJet AirAsia, VietJet Air không hề vi phạm những quy định nêu trên.
Tuy nhiên để mang tên mới, hãng hàng không VietJet Air phải làm các thủ tục cần thiết và phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể ở đây là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, và Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải).
Nhưng trên thực tế, cho đến thời điểm này, “Cục Hàng không mới chỉ biết đến sự tồn tại của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet với tên gọi là VietJet Air chứ không phải với tên nào khác”, vị đại diện này khẳng định.
Cũng theo đại diện Cục Hàng không, mới đây, Cục đã có công văn số 1064 nêu rõ, các hãng hàng không Việt Nam không được sử dụng, tiếp thị, quảng cáo, thể hiện biểu tượng, thương hiệu, nhãn hiệu của các hãng hàng không nước ngoài cho dịch vụ vận chuyển của mình.
Ngoài ra, công văn còn yêu cầu các hãng vận chuyển cần rà soát để các hãng hàng không nước ngoài không được kiểm soát trực tiếp kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp hàng không Việt Nam, thông qua việc sử dụng trang web bán vé chung.
Như vậy, khi chính thức đi khai thác, nếu VietJet Air vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
Nhắc lại trường hợp Pacific Airlines được chấp thuận đổi tên thành Jetstar Pacific sau khi ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Qantas (Úc) - tập đoàn mẹ của hãng Jetstar Airways - vào tháng 5/2008, đại diện Cục Hàng không cho biết việc đổi tên này chỉ xuất hiện "vấn đề" khi Jetstar Pacific dùng biểu tượng chữ “Jetstar” hoặc “Jet và hình ngôi sao” của hãng Jetstar Airways để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Theo Cục Hàng không, với lời quảng cáo Jetstar là hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, Jetstar Pacific quảng cáo cho dịch vụ của mình không khác gì quảng cáo cho dịch vụ của Jetstar Airways. Cục cho rằng đây là một sự mập mờ, biến biểu tượng thành tên thương mại chung của các hãng hàng không độc lập.
Về thông tin Vietnam Airlines mới đây đã có văn bản đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) không cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu VietAir cho Vietjet Air, đại diện Cục Hàng không cho rằng đây chỉ là vấn đề về sở hữu trí tuệ. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để có những phán quyết cuối cùng.
Đó là khẳng định của đại diện Cục Hàng không Việt Nam, trước các ý kiến lo ngại rằng việc “mượn” tên AirAsia của VietJet Air có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trong nước.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ- CP về đăng ký kinh doanh đã quy định rõ, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký, hoặc sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân... để đặt tên riêng cho doanh nghiệp. Khi muốn đổi tên thành VietJet AirAsia, VietJet Air không hề vi phạm những quy định nêu trên.
Tuy nhiên để mang tên mới, hãng hàng không VietJet Air phải làm các thủ tục cần thiết và phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể ở đây là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, và Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải).
Nhưng trên thực tế, cho đến thời điểm này, “Cục Hàng không mới chỉ biết đến sự tồn tại của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet với tên gọi là VietJet Air chứ không phải với tên nào khác”, vị đại diện này khẳng định.
Cũng theo đại diện Cục Hàng không, mới đây, Cục đã có công văn số 1064 nêu rõ, các hãng hàng không Việt Nam không được sử dụng, tiếp thị, quảng cáo, thể hiện biểu tượng, thương hiệu, nhãn hiệu của các hãng hàng không nước ngoài cho dịch vụ vận chuyển của mình.
Ngoài ra, công văn còn yêu cầu các hãng vận chuyển cần rà soát để các hãng hàng không nước ngoài không được kiểm soát trực tiếp kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp hàng không Việt Nam, thông qua việc sử dụng trang web bán vé chung.
Như vậy, khi chính thức đi khai thác, nếu VietJet Air vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
Nhắc lại trường hợp Pacific Airlines được chấp thuận đổi tên thành Jetstar Pacific sau khi ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Qantas (Úc) - tập đoàn mẹ của hãng Jetstar Airways - vào tháng 5/2008, đại diện Cục Hàng không cho biết việc đổi tên này chỉ xuất hiện "vấn đề" khi Jetstar Pacific dùng biểu tượng chữ “Jetstar” hoặc “Jet và hình ngôi sao” của hãng Jetstar Airways để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Theo Cục Hàng không, với lời quảng cáo Jetstar là hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, Jetstar Pacific quảng cáo cho dịch vụ của mình không khác gì quảng cáo cho dịch vụ của Jetstar Airways. Cục cho rằng đây là một sự mập mờ, biến biểu tượng thành tên thương mại chung của các hãng hàng không độc lập.
Về thông tin Vietnam Airlines mới đây đã có văn bản đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) không cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu VietAir cho Vietjet Air, đại diện Cục Hàng không cho rằng đây chỉ là vấn đề về sở hữu trí tuệ. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để có những phán quyết cuối cùng.