Vinasat 1, kỷ nguyên mới của viễn thông Việt Nam
Vinasat 1, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào khoảng 5h30 sáng ngày 12/4
Vinasat 1, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào khoảng 5h30 sáng ngày 12/4.
Theo ông Nguyễn Bá Thước, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), sự kiện Việt Nam lần đầu tiên có vệ tinh phóng lên quỹ đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên quỹ đạo không gian.
Trị giá trên 200 triệu USD
Vinasat 1 cao 4m, nặng 2.600 kg, có dung lượng 20 bộ phát đáp trên băng tần C và Ku và có tuổi thọ đạt 15-20 năm. Vệ tinh này có trị giá trên 200 triệu USD, do Telesat (Canada) tư vấn, giám sát; hãng Lockheed Martin (Mỹ) là nhà sản xuất và ArianeSpace (Pháp) cung cấp dịch vụ phóng lên quỹ đạo địa tĩnh.
Vinasat 1 được bảo hiểm trị giá 177 triệu USD (với hai nhà bảo hiểm gốc là Bảo Việt và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện của Việt Nam), với sự môi giới của Tập đoàn MASK để tái bảo hiểm qua hơn 20 công ty bảo hiểm nước ngoài và Việt Nam.
Theo tính toán, mỗi năm vệ tinh Vinasat 1 có thể tiết kiệm cho các doanh nghiệp và tổ chức trong nước hơn 10 triệu USD từ tiền cước thuê kênh của các vệ tinh nước ngoài như Asiasat, IPStar, Miasat…
Theo thông tin từ VNPT, vệ tinh Vinasat sẽ “khởi hành” tại sân bay vũ trụ Kourou (Guiana, Nam Mỹ). Một tên lửa đẩy Arian-5 sẽ mang theo vệ tinh này. Vinasat 1 sẽ được phóng vào quỹ đạo địa tĩnh 132o Đông, cách Trái đất gần 36.000 km. Từ vị trí này, Vinasat 1 phủ sóng tới các vùng Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii.
Hai dịch vụ cơ bản
Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat 1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó có thể vươn tới được.
Đặc biệt, vệ tinh này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai...
Sẽ có hai loại dịch vụ cơ bản được Vinasat 1 cung cấp phục vụ khách hàng là cho thuê băng tần vệ tinh (cung cấp đến trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ tinh, hoặc thuê lẻ dung lượng) và các dịch vụ trọn gói như kênh thuê riêng; phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu ngân hàng, đường truyền ISP, kênh thuê riêng cho di động, điện thoại vùng sâu vùng xa...
Sẽ có cơ chế ưu đãi
Ông Nguyễn Bá Thước nói trong hai tháng vừa qua, VNPT đã trình lên Ban chỉ đạo quốc gia Dự án Vinasat và các bộ ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương...) cơ chế ưu đãi cho khách hàng thuê kênh vệ tinh.
Cụ thể, VNPT đã đề nghị Bộ Truyền thông Thông tin miễn cước sử dụng tần số trong 10 năm đầu cho các doanh nghiệp sử dụng; thứ hai, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) - đơn vị khai thác kinh doanh vệ tinh Vinasat - sẽ hỗ trợ cho khách hàng chuyển đổi thiết bị mặt đất cho phù hợp với Vinasat 1; thứ ba là quỹ viễn thông công ích sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng vệ tinh Vinasat với vai trò là kênh truyền dẫn đến hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo cho người dân sử dụng những dịch vụ cơ bản.
Theo ông Nguyễn Bá Thước, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), sự kiện Việt Nam lần đầu tiên có vệ tinh phóng lên quỹ đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên quỹ đạo không gian.
Trị giá trên 200 triệu USD
Vinasat 1 cao 4m, nặng 2.600 kg, có dung lượng 20 bộ phát đáp trên băng tần C và Ku và có tuổi thọ đạt 15-20 năm. Vệ tinh này có trị giá trên 200 triệu USD, do Telesat (Canada) tư vấn, giám sát; hãng Lockheed Martin (Mỹ) là nhà sản xuất và ArianeSpace (Pháp) cung cấp dịch vụ phóng lên quỹ đạo địa tĩnh.
Vinasat 1 được bảo hiểm trị giá 177 triệu USD (với hai nhà bảo hiểm gốc là Bảo Việt và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện của Việt Nam), với sự môi giới của Tập đoàn MASK để tái bảo hiểm qua hơn 20 công ty bảo hiểm nước ngoài và Việt Nam.
Theo tính toán, mỗi năm vệ tinh Vinasat 1 có thể tiết kiệm cho các doanh nghiệp và tổ chức trong nước hơn 10 triệu USD từ tiền cước thuê kênh của các vệ tinh nước ngoài như Asiasat, IPStar, Miasat…
Theo thông tin từ VNPT, vệ tinh Vinasat sẽ “khởi hành” tại sân bay vũ trụ Kourou (Guiana, Nam Mỹ). Một tên lửa đẩy Arian-5 sẽ mang theo vệ tinh này. Vinasat 1 sẽ được phóng vào quỹ đạo địa tĩnh 132o Đông, cách Trái đất gần 36.000 km. Từ vị trí này, Vinasat 1 phủ sóng tới các vùng Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii.
Hai dịch vụ cơ bản
Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat 1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó có thể vươn tới được.
Đặc biệt, vệ tinh này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai...
Sẽ có hai loại dịch vụ cơ bản được Vinasat 1 cung cấp phục vụ khách hàng là cho thuê băng tần vệ tinh (cung cấp đến trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ tinh, hoặc thuê lẻ dung lượng) và các dịch vụ trọn gói như kênh thuê riêng; phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu ngân hàng, đường truyền ISP, kênh thuê riêng cho di động, điện thoại vùng sâu vùng xa...
Sẽ có cơ chế ưu đãi
Ông Nguyễn Bá Thước nói trong hai tháng vừa qua, VNPT đã trình lên Ban chỉ đạo quốc gia Dự án Vinasat và các bộ ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương...) cơ chế ưu đãi cho khách hàng thuê kênh vệ tinh.
Cụ thể, VNPT đã đề nghị Bộ Truyền thông Thông tin miễn cước sử dụng tần số trong 10 năm đầu cho các doanh nghiệp sử dụng; thứ hai, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) - đơn vị khai thác kinh doanh vệ tinh Vinasat - sẽ hỗ trợ cho khách hàng chuyển đổi thiết bị mặt đất cho phù hợp với Vinasat 1; thứ ba là quỹ viễn thông công ích sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng vệ tinh Vinasat với vai trò là kênh truyền dẫn đến hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo cho người dân sử dụng những dịch vụ cơ bản.