VNPT “không ngại” EVN Telecom về tay Viettel
Lãnh đạo VNPT cho biết không lo ngại trước việc sáp nhập EVN Telecom với Viettel
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đang lo ngại nếu sáp nhập EVN Telecom vào Viettel, sẽ tạo điều kiện để Viettel quay trở lại như thời kỳ độc quyền cũ hoặc dạng biến tướng của hình thức độc quyền mới.
Theo phân tích của Hanoi Telecom, khi sáp nhập EVN Telecom vào Viettel, nghĩa là nhà nước đã tập trung kinh tế quá mức và dồn mọi nguồn lực của EVN Telecom cho Viettel, lúc đó, Viettel sẽ sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia và “được” tạo điều kiện để quay trở lại thời kỳ độc quyền.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Phó tổng giám đốc Phan Hoàng Đức lại khẳng định bên lề Tuần lễ VNPT sáng 14/11 rằng, VNPT không hề lo ngại, vì trong hoạt động kinh doanh các tập đoàn, doanh nghiệp bao giờ cũng phải có những giải pháp trước một tình thế mới.
“Các nước trên thế giới cũng vậy, quá trình cạnh tranh cũng giống như quá trình sắp xếp lại”, ông Đức nói. Và theo ông, đây là bài học để các doanh nghiệp phải tổ chức lại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, những đơn vị nào đủ lực thì sẽ tồn tại trên thị trường.
Trước câu hỏi việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel có tạo ra sự độc quyền trên thị trường viễn thông di động như một số đơn vị lo ngại hay không, ông Đức khẳng định sẽ không có sự độc quyền, bởi đó cũng là thực tiễn của thế giới.
Ông lập luận, ngay như thị trường Trung Quốc lớn gấp trên 20 lần Việt Nam nhưng cũng chỉ có 3 nhà khai thác, trong khi Việt Nam hiện có 7 nhà khai thác, vì vậy cần thiết phải sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông để tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự.
Ngoài ra, theo ông Đức, giả sử Viettel tiếp nhận EVN Telecom thì đây cũng là cơ hội tốt cho phát triển chung về lĩnh vực viễn thông quốc gia, vì các dịch vụ hiện nay là tích hợp và cơ sở hạ tầng rất quan trọng. “Ngay cả VNPT cũng vậy, phải có sự thay đổi để tạo nên được sức mạnh mới. Đây là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp cùng quan tâm hướng tới”, ông Đức nói.
Vị lãnh đạo này cho biết, những chiến lược mà VNPT đang tính tới, trước hết là về tổ chức mạng lưới sao cho hợp lý nhất, trên quan điểm phải dùng chung hạ tầng để giảm đầu tư, tăng cường hiệu quả; bước thứ hai sẽ tính đến là về tổ chức, thương hiệu và đây là quá trình tái cấu trúc của VNPT.
Liên quan tới kế hoạch thoái vốn của VNPT tại một trong hai doanh nghiệp viễn thông là VinaPhone và MobiFone, ông Đức cho biết, tập đoàn này đang xem xét để trình lên Chính phủ một giải pháp tốt nhất đem lại hiệu quả cho vốn chủ sở hữu mà VNPT đang quản lý.
Theo phân tích của Hanoi Telecom, khi sáp nhập EVN Telecom vào Viettel, nghĩa là nhà nước đã tập trung kinh tế quá mức và dồn mọi nguồn lực của EVN Telecom cho Viettel, lúc đó, Viettel sẽ sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia và “được” tạo điều kiện để quay trở lại thời kỳ độc quyền.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Phó tổng giám đốc Phan Hoàng Đức lại khẳng định bên lề Tuần lễ VNPT sáng 14/11 rằng, VNPT không hề lo ngại, vì trong hoạt động kinh doanh các tập đoàn, doanh nghiệp bao giờ cũng phải có những giải pháp trước một tình thế mới.
“Các nước trên thế giới cũng vậy, quá trình cạnh tranh cũng giống như quá trình sắp xếp lại”, ông Đức nói. Và theo ông, đây là bài học để các doanh nghiệp phải tổ chức lại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, những đơn vị nào đủ lực thì sẽ tồn tại trên thị trường.
Trước câu hỏi việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel có tạo ra sự độc quyền trên thị trường viễn thông di động như một số đơn vị lo ngại hay không, ông Đức khẳng định sẽ không có sự độc quyền, bởi đó cũng là thực tiễn của thế giới.
Ông lập luận, ngay như thị trường Trung Quốc lớn gấp trên 20 lần Việt Nam nhưng cũng chỉ có 3 nhà khai thác, trong khi Việt Nam hiện có 7 nhà khai thác, vì vậy cần thiết phải sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông để tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự.
Ngoài ra, theo ông Đức, giả sử Viettel tiếp nhận EVN Telecom thì đây cũng là cơ hội tốt cho phát triển chung về lĩnh vực viễn thông quốc gia, vì các dịch vụ hiện nay là tích hợp và cơ sở hạ tầng rất quan trọng. “Ngay cả VNPT cũng vậy, phải có sự thay đổi để tạo nên được sức mạnh mới. Đây là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp cùng quan tâm hướng tới”, ông Đức nói.
Vị lãnh đạo này cho biết, những chiến lược mà VNPT đang tính tới, trước hết là về tổ chức mạng lưới sao cho hợp lý nhất, trên quan điểm phải dùng chung hạ tầng để giảm đầu tư, tăng cường hiệu quả; bước thứ hai sẽ tính đến là về tổ chức, thương hiệu và đây là quá trình tái cấu trúc của VNPT.
Liên quan tới kế hoạch thoái vốn của VNPT tại một trong hai doanh nghiệp viễn thông là VinaPhone và MobiFone, ông Đức cho biết, tập đoàn này đang xem xét để trình lên Chính phủ một giải pháp tốt nhất đem lại hiệu quả cho vốn chủ sở hữu mà VNPT đang quản lý.