Vốn đầu tư cho Thủy điện Sơn La đã tăng gần 60%
Hiện nay, số vốn đầu tư cho thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 60% so với nghị quyết của Quốc hội
Vốn cho dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La đã tăng gần 60% so với nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường cho biết tại báo cáo giám sát vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, chiều 27/10.
Theo con số được báo cáo tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vào cuối năm 2009, so với dự toán ban đầu trình Quốc hội khóa 11 tại kỳ họp thứ 2 (năm 2002) thì tổng dự toán của dự án Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 14.000 tỷ đồng (39%).
Đến nay, tổng mức đầu tư hiệu chỉnh là 58.483,412 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La là 34.900,141 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay trong quá trình xây dựng là 8.208 tỷ đồng). Dự án thành phần di dân tái định cư là 20.293,821 tỷ đồng, dự án thành phần giao thông tránh ngập: 3.289,450 tỷ đồng.
Như vậy, số vốn đầu tư cho Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 60% so với nghị quyết của Quốc hội (từ 31.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng, chưa tính lãi vay và theo giá quý 3/2002).
Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ về phương án tăng vốn đầu tư để Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định. Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác cần tạo điều kiện để tập trung vốn cho các hạng mục chính của dự án để hoàn thành theo đúng tiến độ.
Đồng thời, đề nghị Kiểm toán Nhà nước thanh tra, kiểm toán các hạng mục công trình để tăng hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước.
Theo kết quả giám sát, công trình đập và nhà máy thủy điện Sơn La đang thực hiện đúng tiến độ, bám sát mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào ngày 25/12 năm 2010 và phấn đấu hoàn thành công trình vào năm 2012.
Liên quan đến một số vết nứt tại đập bê tông trong quá trình thi công, báo cáo cho biết, hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã có kết luận các vết nứt này không ảnh hưởng đến sự an toàn đập và cho phép đóng cống dẫn dòng thi công tích hồ chứa nước.
“Qua số liệu quan trắc cho thấy các vết nứt không phát triển, chiều rộng vết nứt đang khép lại so với ban đầu”, báo cáo nêu rõ.
Về công tác di dân tái định cư, theo kết quả giám sát, về cơ bản đã chuyển xong trên 20 nghìn hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ bị ngập trước khi nước dâng lên cos 195m.
Tại đa số khu, điểm tái định cư, người dân đã có điều kiện ở khang trang hơn, đời sống trước mắt được đảm bảo. Tuy nhiên, báo cáo giám sát cũng chỉ rõ, việc giao đất sản xuất còn chậm, chưa có phương hướng sản xuất, nguồn thu nhập chưa ổn định và lâu dài.
Theo con số được báo cáo tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vào cuối năm 2009, so với dự toán ban đầu trình Quốc hội khóa 11 tại kỳ họp thứ 2 (năm 2002) thì tổng dự toán của dự án Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 14.000 tỷ đồng (39%).
Đến nay, tổng mức đầu tư hiệu chỉnh là 58.483,412 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La là 34.900,141 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay trong quá trình xây dựng là 8.208 tỷ đồng). Dự án thành phần di dân tái định cư là 20.293,821 tỷ đồng, dự án thành phần giao thông tránh ngập: 3.289,450 tỷ đồng.
Như vậy, số vốn đầu tư cho Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 60% so với nghị quyết của Quốc hội (từ 31.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng, chưa tính lãi vay và theo giá quý 3/2002).
Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ về phương án tăng vốn đầu tư để Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định. Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác cần tạo điều kiện để tập trung vốn cho các hạng mục chính của dự án để hoàn thành theo đúng tiến độ.
Đồng thời, đề nghị Kiểm toán Nhà nước thanh tra, kiểm toán các hạng mục công trình để tăng hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước.
Theo kết quả giám sát, công trình đập và nhà máy thủy điện Sơn La đang thực hiện đúng tiến độ, bám sát mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào ngày 25/12 năm 2010 và phấn đấu hoàn thành công trình vào năm 2012.
Liên quan đến một số vết nứt tại đập bê tông trong quá trình thi công, báo cáo cho biết, hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã có kết luận các vết nứt này không ảnh hưởng đến sự an toàn đập và cho phép đóng cống dẫn dòng thi công tích hồ chứa nước.
“Qua số liệu quan trắc cho thấy các vết nứt không phát triển, chiều rộng vết nứt đang khép lại so với ban đầu”, báo cáo nêu rõ.
Về công tác di dân tái định cư, theo kết quả giám sát, về cơ bản đã chuyển xong trên 20 nghìn hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ bị ngập trước khi nước dâng lên cos 195m.
Tại đa số khu, điểm tái định cư, người dân đã có điều kiện ở khang trang hơn, đời sống trước mắt được đảm bảo. Tuy nhiên, báo cáo giám sát cũng chỉ rõ, việc giao đất sản xuất còn chậm, chưa có phương hướng sản xuất, nguồn thu nhập chưa ổn định và lâu dài.