Vốn Nhật vào Đông Nam Á lại “qua mặt” Trung Quốc
Đầu tư của Nhật vào Trung Quốc bắt đầu chững lại sau khi quan hệ hai nước căng thẳng vào năm 2012
Trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung Quốc có phần căng thẳng và chi phí lao động khu vực Đông Nam Á ở mức thấp, thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, các doanh nghiệp Nhật đang chuyển dần đầu tư từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, theo tin từ Bloomberg.
Theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO), trong năm 2015, đầu tư trực tiếp từ Nhật sang 10 nước Đông Nam Á cao hơn so với đầu tư sang Trung Quốc năm thứ ba liên tiếp. Không chỉ tăng trưởng về tiền đầu tư, tốc độ tăng trưởng đầu tư của Nhật sang Đông Nam Á cũng tăng đều trong khoảng thời gian trên.
Tính đến cuối năm 2015, đầu tư từ Nhật sang Đông Nam Á vượt mức 20,1 nghìn tỷ Yên tương đương 180,9 tỷ USD, theo công bố của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ).
Đầu tư của Nhật vào Trung Quốc bắt đầu chững lại sau khi quan hệ hai nước căng thẳng vào năm 2012 do vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo trên khu vực biển Hoa Đông. Sau thời điểm đó, các công ty Nhật đã đẩy mạnh đa dạng hóa địa bàn đầu tư.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật tăng trưởng yếu, dân số già và giảm, ngày một nhiều doanh nghiệp Nhật đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh ở khu vực châu Á.
“Đối với nhà đầu tư Nhật, thị trường châu Á rất hấp dẫn bởi dân số trẻ, tiềm năng tăng trưởng của thị trường tiêu dùng lớn”, chuyên gia kinh tế tại DBS Group Holdings tại Singapore, ông Ma Tieying nhận xét.
Năm 2015, JETRO cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát với doanh nghiệp Nhật, kết quả cho thấy chỉ khoảng 48% doanh nghiệp có ý định đầu tư thêm vào Trung Quốc trong khi đó con số này ở thời điểm năm 2011 là 73%.
Con theo khảo sát và tính toán của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật (JBIC) khoảng 56% doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư thêm vào Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của nhóm nước khu vực Đông Nam Á có phần chậm lại, thế nhưng so với toàn cầu vẫn là mức độ tăng trưởng cao. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, kinh tế khu vực Đông Nam Á ước tính tăng trưởng trung bình 5,6% trong khi đó tăng trưởng kinh tế Nhật năm 2016 ước chỉ đạt 1,5%.
Tăng trưởng tiêu dùng của khu vực Đông Nam Á, theo tính toán của công ty tư vấn IHS Global Insight, đến năm 2020 sẽ tăng đến 45% so với năm 2013.
Ở thời điểm cuối năm 2015, các công ty Nhật đang nắm trong tay lượng tiền kỷ lục lên đến 243 nghìn tỷ Yên, tức khoảng 2 nghìn tỷ USD, chính vì vậy tiềm năng đầu tư của họ còn rất lớn.
Tháng 10/2015, công ty chứng khoán Nomura Securities của Nhật đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp Nhật hiện đang đẩy mạnh thâu tóm thị trường bia Myanmar, ngành vận tải Singapore và mua thật nhiều công ty kinh doanh hàng hóa cơ bản trong khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật bao gồm ngành bia và đồ uống của Indonesia, lĩnh vực bán lẻ của Thái Lan và bất động sản tại Malaysia.
Theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO), trong năm 2015, đầu tư trực tiếp từ Nhật sang 10 nước Đông Nam Á cao hơn so với đầu tư sang Trung Quốc năm thứ ba liên tiếp. Không chỉ tăng trưởng về tiền đầu tư, tốc độ tăng trưởng đầu tư của Nhật sang Đông Nam Á cũng tăng đều trong khoảng thời gian trên.
Tính đến cuối năm 2015, đầu tư từ Nhật sang Đông Nam Á vượt mức 20,1 nghìn tỷ Yên tương đương 180,9 tỷ USD, theo công bố của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ).
Đầu tư của Nhật vào Trung Quốc bắt đầu chững lại sau khi quan hệ hai nước căng thẳng vào năm 2012 do vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo trên khu vực biển Hoa Đông. Sau thời điểm đó, các công ty Nhật đã đẩy mạnh đa dạng hóa địa bàn đầu tư.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật tăng trưởng yếu, dân số già và giảm, ngày một nhiều doanh nghiệp Nhật đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh ở khu vực châu Á.
“Đối với nhà đầu tư Nhật, thị trường châu Á rất hấp dẫn bởi dân số trẻ, tiềm năng tăng trưởng của thị trường tiêu dùng lớn”, chuyên gia kinh tế tại DBS Group Holdings tại Singapore, ông Ma Tieying nhận xét.
Năm 2015, JETRO cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát với doanh nghiệp Nhật, kết quả cho thấy chỉ khoảng 48% doanh nghiệp có ý định đầu tư thêm vào Trung Quốc trong khi đó con số này ở thời điểm năm 2011 là 73%.
Con theo khảo sát và tính toán của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật (JBIC) khoảng 56% doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư thêm vào Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của nhóm nước khu vực Đông Nam Á có phần chậm lại, thế nhưng so với toàn cầu vẫn là mức độ tăng trưởng cao. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, kinh tế khu vực Đông Nam Á ước tính tăng trưởng trung bình 5,6% trong khi đó tăng trưởng kinh tế Nhật năm 2016 ước chỉ đạt 1,5%.
Tăng trưởng tiêu dùng của khu vực Đông Nam Á, theo tính toán của công ty tư vấn IHS Global Insight, đến năm 2020 sẽ tăng đến 45% so với năm 2013.
Ở thời điểm cuối năm 2015, các công ty Nhật đang nắm trong tay lượng tiền kỷ lục lên đến 243 nghìn tỷ Yên, tức khoảng 2 nghìn tỷ USD, chính vì vậy tiềm năng đầu tư của họ còn rất lớn.
Tháng 10/2015, công ty chứng khoán Nomura Securities của Nhật đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp Nhật hiện đang đẩy mạnh thâu tóm thị trường bia Myanmar, ngành vận tải Singapore và mua thật nhiều công ty kinh doanh hàng hóa cơ bản trong khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật bao gồm ngành bia và đồ uống của Indonesia, lĩnh vực bán lẻ của Thái Lan và bất động sản tại Malaysia.