Lãi suất âm đã đem lại những gì cho kinh tế Nhật?
Chính sách lãi suất âm có một số tác động hoàn toàn trái ngược với những gì mà Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) mong muốn
Tháng 1/2016, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) khiến thị trường tài chính toàn cầu “choáng váng” khi tuyên bố hạ lãi suất cơ bản đồng Yên về dưới 0%.
Theo hãng tin Bloomberg, chính sách lãi suất âm này của BoJ đã có tác động tới thị trường tài chính và nền kinh tế Nhật từ trước khi chính thức có hiệu lực vào ngày 16/2/2016.
Ngày 15/3, BoJ sẽ tiến hành cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ tiếp theo. Giới phân tích không cho rằng BoJ sẽ tiếp tục hạ lãi suất sâu hơn dưới ngưỡng 0% trong cuộc họp lần này, nhưng dự báo lãi suất đồng Yên sẽ tiếp tục giảm sâu hơn trong thời gian tới.
Dưới đây là một số tác động của lãi suất âm ở Nhật tính tới thời điểm này, theo Bloomberg:
Lợi suất (yield) trái phiếu chính phủ Nhật giảm dưới 0%
Khoảng 70% trái phiếu Chính phủ Nhật đang lưu hành hiện có mức lợi suất bằng hoặc dưới 0%, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư phải trả lãi để được cho Tokyo vay nợ. Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda nói rằng đẩy đường cong lợi suất xuống để giảm chi phí đi vay và khuyến khích hoạt động cho vay là mục đích của chính sách mới.
Tuy nhiên, những động thái này đang gây tổn hại cho thị trường trái phiếu Nhật. Trong một cuộc khảo sát do BoJ tiến hành, 69% số nhà giao dịch trái phiếu được hỏi cho biết chức năng của thị trường trái phiếu đã suy giảm trong tháng 2 so với ba tháng trước đó.
Lãi suất giảm mạnh
Theo số liệu do Thống đốc Kuroda đưa ra trong một bài phát biểu, vào tuần trước, lãi suất đối với một khoản vay thế chấp nhà kỳ hạn 10 năm ở Nhật đã giảm xuống mức 0,8%/năm, từ mức 1,05%/năm trước khi BoJ công bố lãi suất âm.
Ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã cắt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống mức thấp kỷ lục 0,001%, đồng nghĩa với việc khách hàng nhận được mỗi năm 10 Yên (khoảng 0,09 USD) tiền lãi cho khoản tiền gửi 1 triệu Yên.
Các quỹ thị trường tiền tệ (money market fund) điêu đứng
Tất cả 11 công ty điều hành quỹ thị trường tiền tệ ở Nhật đã dừng nhận vốn đầu tư mới, với lý do là các biện pháp kích cầu của BoJ. Tờ báo Nikkei và các nhà phân tích của ngân hàng Deutsche Bank còn cho biết các quỹ này có kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư, trong khi tiền vốn của bản thân các quỹ có thể sẽ được gửi tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm ở Nhật hiện tại còn rất thấp, nhưng vẫn còn ở trên mức 0%.
Lãi suất âm đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác phải trả phí cho BoJ đối với một phần tiền mà họ gửi ở ngân hàng trung ương này. Chính sách như vậy làm suy giảm triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng, khiến cổ phiếu của các ngân hàng suy giảm.
Lượng vốn tín dụng cấp mới hầu như chưa tăng
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BoJ nhằm mục đích khuyến khích hoạt động cho vay và đi vay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở Nhật đã giảm tôc nhẹ trong tháng 2, trong khi lượng tiền gửi tăng lên - hoàn toàn trái ngược với những gì mà BoJ mong muốn.
Tuy nhiên, số khách hàng hỏi thông tin về vay tiền thế chấp nhà ở ngân hàng Shinsei Bank đã tăng gấp 4 lần sau khi ngân hàng này giảm lãi suất một số khoản vay thế chấp nhà hồi đầu tháng 2.
Phản ứng của các hộ gia đình
Trong bối cảnh người dân Nhật lo ngại lãi suất tiền gửi có thể giảm dưới 0%, doanh số thị trường két sắt của nước này tăng mạnh. Nhu cầu tờ tiền mệnh giá 10.000 Yên ở Nhật tăng trong năm 2015 với tốc độ mạnh nhất trong hơn 1 thập niên, phần nào phản ánh nhu cầu găm giữ tiền mặt của các hộ gia đình.
Tác động tâm lý
Tâm lý người tiêu dùng với giới kinh doanh Nhật giảm mạnh trong tháng 2 - một dấu hiệu cho thấy Chính phủ nước này cần giảm bớt độ lạc quan về niềm tin trong nền kinh tế. Theo một cuộc khảo sát của quý 1, tâm lý của các doanh nghiệp Nhật đã giảm vào vùng âm, sau khi GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới suy giảm trong quý 4/2015.
Hiện chưa có chỉ số nào đo niềm tin của các nhà làm luật Nhật. Tuy nhiên, sự lo ngại của các nghị sỹ nước này về chính sách của BoJ đang tăng lên, thể hiện qua số lần kỷ lục mà Thống đốc Kuroda được triệu hồi để trả lời câu hỏi trước Quốc hội Nhật.
Theo hãng tin Bloomberg, chính sách lãi suất âm này của BoJ đã có tác động tới thị trường tài chính và nền kinh tế Nhật từ trước khi chính thức có hiệu lực vào ngày 16/2/2016.
Ngày 15/3, BoJ sẽ tiến hành cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ tiếp theo. Giới phân tích không cho rằng BoJ sẽ tiếp tục hạ lãi suất sâu hơn dưới ngưỡng 0% trong cuộc họp lần này, nhưng dự báo lãi suất đồng Yên sẽ tiếp tục giảm sâu hơn trong thời gian tới.
Dưới đây là một số tác động của lãi suất âm ở Nhật tính tới thời điểm này, theo Bloomberg:
Lợi suất (yield) trái phiếu chính phủ Nhật giảm dưới 0%
Khoảng 70% trái phiếu Chính phủ Nhật đang lưu hành hiện có mức lợi suất bằng hoặc dưới 0%, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư phải trả lãi để được cho Tokyo vay nợ. Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda nói rằng đẩy đường cong lợi suất xuống để giảm chi phí đi vay và khuyến khích hoạt động cho vay là mục đích của chính sách mới.
Tuy nhiên, những động thái này đang gây tổn hại cho thị trường trái phiếu Nhật. Trong một cuộc khảo sát do BoJ tiến hành, 69% số nhà giao dịch trái phiếu được hỏi cho biết chức năng của thị trường trái phiếu đã suy giảm trong tháng 2 so với ba tháng trước đó.
Lãi suất giảm mạnh
Theo số liệu do Thống đốc Kuroda đưa ra trong một bài phát biểu, vào tuần trước, lãi suất đối với một khoản vay thế chấp nhà kỳ hạn 10 năm ở Nhật đã giảm xuống mức 0,8%/năm, từ mức 1,05%/năm trước khi BoJ công bố lãi suất âm.
Ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã cắt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống mức thấp kỷ lục 0,001%, đồng nghĩa với việc khách hàng nhận được mỗi năm 10 Yên (khoảng 0,09 USD) tiền lãi cho khoản tiền gửi 1 triệu Yên.
Các quỹ thị trường tiền tệ (money market fund) điêu đứng
Tất cả 11 công ty điều hành quỹ thị trường tiền tệ ở Nhật đã dừng nhận vốn đầu tư mới, với lý do là các biện pháp kích cầu của BoJ. Tờ báo Nikkei và các nhà phân tích của ngân hàng Deutsche Bank còn cho biết các quỹ này có kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư, trong khi tiền vốn của bản thân các quỹ có thể sẽ được gửi tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm ở Nhật hiện tại còn rất thấp, nhưng vẫn còn ở trên mức 0%.
Lãi suất âm đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác phải trả phí cho BoJ đối với một phần tiền mà họ gửi ở ngân hàng trung ương này. Chính sách như vậy làm suy giảm triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng, khiến cổ phiếu của các ngân hàng suy giảm.
Lượng vốn tín dụng cấp mới hầu như chưa tăng
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BoJ nhằm mục đích khuyến khích hoạt động cho vay và đi vay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở Nhật đã giảm tôc nhẹ trong tháng 2, trong khi lượng tiền gửi tăng lên - hoàn toàn trái ngược với những gì mà BoJ mong muốn.
Tuy nhiên, số khách hàng hỏi thông tin về vay tiền thế chấp nhà ở ngân hàng Shinsei Bank đã tăng gấp 4 lần sau khi ngân hàng này giảm lãi suất một số khoản vay thế chấp nhà hồi đầu tháng 2.
Phản ứng của các hộ gia đình
Trong bối cảnh người dân Nhật lo ngại lãi suất tiền gửi có thể giảm dưới 0%, doanh số thị trường két sắt của nước này tăng mạnh. Nhu cầu tờ tiền mệnh giá 10.000 Yên ở Nhật tăng trong năm 2015 với tốc độ mạnh nhất trong hơn 1 thập niên, phần nào phản ánh nhu cầu găm giữ tiền mặt của các hộ gia đình.
Tác động tâm lý
Tâm lý người tiêu dùng với giới kinh doanh Nhật giảm mạnh trong tháng 2 - một dấu hiệu cho thấy Chính phủ nước này cần giảm bớt độ lạc quan về niềm tin trong nền kinh tế. Theo một cuộc khảo sát của quý 1, tâm lý của các doanh nghiệp Nhật đã giảm vào vùng âm, sau khi GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới suy giảm trong quý 4/2015.
Hiện chưa có chỉ số nào đo niềm tin của các nhà làm luật Nhật. Tuy nhiên, sự lo ngại của các nghị sỹ nước này về chính sách của BoJ đang tăng lên, thể hiện qua số lần kỷ lục mà Thống đốc Kuroda được triệu hồi để trả lời câu hỏi trước Quốc hội Nhật.