Vụ máy bay rơi: Cơ phó “cố tình phá hủy máy bay”
Người quen của cơ phó Lubitz miêu tả anh này là một người trẻ, nhã nhặn, và chưa bao giờ tỏ ra nguy hiểm
Viên cơ phó của chuyến bay 4U9525 của hãng Germanwings gặp nạn hôm 24/3 đã cố tình nhốt cơ trưởng bên ngoài buồng lái và điều khiển để máy bay rơi xuống dãy Alps, khiến toàn bộ 150 người trên máy bay thiệt mạng - các công tố viên Pháp cho biết hôm qua (26/3).
Theo tin từ Reuters, các công tố viên không đề cập đến động cơ vì sao Adreas Lubitz, 27 tuổi, một người Đức, lại giành quyền kiểm soát chiếc Airbus A320, khóa trái viên cơ trưởng bên ngoài buồng lái, và cố tình hạ độ cao với tốc độ khoảng 915 mét/phút trong khi máy bay đang ở độ cao hành trình.
Cảnh sát Pháp hôm qua đã lục soát nhà riêng của Lutbitz để tìm kiếm bằng chứng nhằm lý giải cho thảm họa.
Kịch bản mà các công tố viên Pháp đưa ra đã khiến cả thế giới sửng sốt. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi nhận định này được đưa ra, nhiều hàng hãng không đã phản ứng bằng cách ngay lập tức thay đổi quy định, theo đó yêu cầu luôn phải có hai thành viên phi hành đoàn túc trực trong buồng lái. Đây là quy định bắt buộc ở Mỹ nhưng không bắt buộc ở châu Âu.
Canada cho biết sẽ áp dụng quy định trên với tất cả các hãng hàng không của nước này. EasyJet, Norwegian Air Shuttle và Air Berlin nằm trong số các hãng hàng không vội vã công bố chính sách tương tự.
Trước đây, Lufthansa, hãng mẹ của Germanwings, cũng không áp dụng quy định này. Giám đốc điều hành (CEO) của Lufthansa cho rằng quy định như vậy là không cần thiết. Tuy vậy, hãng này đã đối mặt với áp lực lớn buộc phải thay đổi và cho biết sẽ thảo luận với các hãng khác về vấn đề này.
Giới chức Pháp và Đức cho biết, chưa có bằng chứng nào để kết luận cơ phó Lubitz là một phần tử khủng bố, nhưng không đưa ra giả thiết đối nghịch nào khác để lý giải về hành động của người này. Người quen của Lubitz miêu tả anh này là một người trẻ, nhã nhặn, và chưa bao giờ tỏ ra nguy hiểm.
Lubitz đã hành động “vì một lý do mà chúng tôi chưa thể kết luận được vào thời điểm này, nhưng có vẻ như anh ta có chủ đích phá hủy máy bay”, công tố viên Pháp Brice Robin nói.
Theo công tố viên Robin, điều khiển máy bay hạ cánh với tốc độ cao là một hành động “chỉ có thể là có chủ đích”. “Chẳng có lý do gì để anh ta ngăn viên cơ trưởng quay trở lại buồng lái. Chẳng có lý do gì để anh ta từ chối trả lời kiểm soát không lưu khi được cảnh báo về việc máy bay giảm độ cao”, ông Robin phát biểu.
Tiếng của viên cơ trưởng tìm cách quay trở lại buồng lái có thể được nghe thấy trong đoạn băng ghi âm của hộp đen. Trước đó, có thể cơ trưởng đã ra khỏi buồng lái để sử dụng nhà vệ sinh. “Có thể nghe thấy tiếng cơ trưởng đập cửa để vào buồng lái”, ông Robin nói.
Hầu hết hành khách không hiểu được chuyện gì đang xảy đến cho tới tận phút cuối, theo vị công tố viên. “Chỉ đến lúc cuối cùng, thì những tiếng la hét mới xuất hiện. Cái chết ập đến ngay lập tức, và máy bay vỡ vụn thành từng mảnh”, lời vị công tố viên.
FlightRadar 24, một trang web chuyên về theo dõi hoạt động của các hãng hàng không thông qua dữ liệu vệ tinh, nói đã phát hiện bằng chứng cho thấy chế độ lái tự động của máy bay đột ngột bị giảm từ độ cao hành trình xuống còn khoảng hơn 30 mét, mức thấp nhất có thể.
“Trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 phút 52 giây cho tới 9 giờ 30 phút 55 giây, viên cơ phó đã dùng tay để điều chỉnh giảm độ cao từ gần 11,6 km xuống còn hơn 30 mét, và 9 giây sau máy bay bắt đầu giảm độ cao và rơi xuống”, ông Frederik Lindahl, Giám đốc điều hành của FlightRadar 24 phát biểu.
CEO Lufthansa nói, toàn bộ phi hành đoàn của hãng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và được kiểm tra tâm lý. “Cho dù các quy định về an toàn có cao thế nào, thì chúng tôi đã có những tiêu chuẩn cao rồi. Không còn cách nào khác để loại trừ một thảm họa như vậy”, ông Spohr nói.
Hiện các nhà điều tra và dư luận đang đặt tâm điểm chú ý vào động cơ đằng sau hành động của cơ phó Lubitz. Người này gia nhập Germanwings vào tháng 9/2013 và mới có 630 giờ bay, so với kinh nghiệm 6.000 giờ bay của cơ trưởng.
Công tố viên Robin cho rằng, dùng từ “tự sát” để nói về hành động khiến hàng trăm người khách thiệt mạng là sai. “Tôi không nghĩ nên gọi đây là tự sát, khi mà trong tay anh ta nắm mạng sống của hàng trăm người”, ông Robin phát biểu.
Gia đình của Lubitz đã đến Pháp để tưởng nhớ viên cơ phó này cùng với các nạn nhân khác. Theo ông Robin, gia đình này được tách riêng khỏi những người khác.
Người quen của Lubitz đều sửng sốt khi biết về hành động của anh ta. “Tôi không thể nói nên lời. Không thể hiểu nổi vì sao lại có chuyện này”, Peter Ruecker, một người cùng câu lạc bộ bay địa phương với Lubitz, nói. “Anh ta khá vui tính nhưng cũng có lúc rất trầm. Anh ta cũng chỉ giống như những thanh niên khác ở đây”.
Một bức ảnh trên trang Facebook cá nhân của Lubitz cho thấy một thanh niên trẻ đang mỉm cười trên cây cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Bức ảnh này sau đó đã bị gỡ xuống.
Hiện các nhà tìm kiếm hiện đang nỗ lực để tìm ra hộp đen thứ hai của chuyến bay gặp nạn. Hộp đen này ghi dữ liệu của chuyến bay.
Theo luật hàng không Đức, phi công có thể tạm thời rời buồng lái vào một số thời điểm và trong những tình huống nhất định, chẳng hạn khi máy bay đang trong hành trình.
Cửa buồng lái trên máy bay có thể mở được từ bên ngoài bằng mật mã, phù hợp với quy định kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Tuy vậy, mật mã này có thể bị vô hiệu hóa từ bên trong buồng lái, khiến việc mở cửa từ bên ngoài là không thể.
Trong thảm họa này, có 72 người Đức và 51 người Tây Ban Nha thiệt mạng. Ngoài ra còn có công dân của nhiều quốc gia khác.
Gia đình các nạn nhân đã được đưa đến thành phố Marseille của Pháp hôm qua trước khi được đưa đến một khu vực gần hiện trường máy bay rơi. Các buổi cầu nguyện đã được tổ chức và các gia đình có thể nhìn thấy nơi mà người thân của họ đã phải bỏ mạng trong vụ rơi máy bay.
Theo tin từ Reuters, các công tố viên không đề cập đến động cơ vì sao Adreas Lubitz, 27 tuổi, một người Đức, lại giành quyền kiểm soát chiếc Airbus A320, khóa trái viên cơ trưởng bên ngoài buồng lái, và cố tình hạ độ cao với tốc độ khoảng 915 mét/phút trong khi máy bay đang ở độ cao hành trình.
Cảnh sát Pháp hôm qua đã lục soát nhà riêng của Lutbitz để tìm kiếm bằng chứng nhằm lý giải cho thảm họa.
Kịch bản mà các công tố viên Pháp đưa ra đã khiến cả thế giới sửng sốt. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi nhận định này được đưa ra, nhiều hàng hãng không đã phản ứng bằng cách ngay lập tức thay đổi quy định, theo đó yêu cầu luôn phải có hai thành viên phi hành đoàn túc trực trong buồng lái. Đây là quy định bắt buộc ở Mỹ nhưng không bắt buộc ở châu Âu.
Canada cho biết sẽ áp dụng quy định trên với tất cả các hãng hàng không của nước này. EasyJet, Norwegian Air Shuttle và Air Berlin nằm trong số các hãng hàng không vội vã công bố chính sách tương tự.
Trước đây, Lufthansa, hãng mẹ của Germanwings, cũng không áp dụng quy định này. Giám đốc điều hành (CEO) của Lufthansa cho rằng quy định như vậy là không cần thiết. Tuy vậy, hãng này đã đối mặt với áp lực lớn buộc phải thay đổi và cho biết sẽ thảo luận với các hãng khác về vấn đề này.
Giới chức Pháp và Đức cho biết, chưa có bằng chứng nào để kết luận cơ phó Lubitz là một phần tử khủng bố, nhưng không đưa ra giả thiết đối nghịch nào khác để lý giải về hành động của người này. Người quen của Lubitz miêu tả anh này là một người trẻ, nhã nhặn, và chưa bao giờ tỏ ra nguy hiểm.
Lubitz đã hành động “vì một lý do mà chúng tôi chưa thể kết luận được vào thời điểm này, nhưng có vẻ như anh ta có chủ đích phá hủy máy bay”, công tố viên Pháp Brice Robin nói.
Theo công tố viên Robin, điều khiển máy bay hạ cánh với tốc độ cao là một hành động “chỉ có thể là có chủ đích”. “Chẳng có lý do gì để anh ta ngăn viên cơ trưởng quay trở lại buồng lái. Chẳng có lý do gì để anh ta từ chối trả lời kiểm soát không lưu khi được cảnh báo về việc máy bay giảm độ cao”, ông Robin phát biểu.
Tiếng của viên cơ trưởng tìm cách quay trở lại buồng lái có thể được nghe thấy trong đoạn băng ghi âm của hộp đen. Trước đó, có thể cơ trưởng đã ra khỏi buồng lái để sử dụng nhà vệ sinh. “Có thể nghe thấy tiếng cơ trưởng đập cửa để vào buồng lái”, ông Robin nói.
Hầu hết hành khách không hiểu được chuyện gì đang xảy đến cho tới tận phút cuối, theo vị công tố viên. “Chỉ đến lúc cuối cùng, thì những tiếng la hét mới xuất hiện. Cái chết ập đến ngay lập tức, và máy bay vỡ vụn thành từng mảnh”, lời vị công tố viên.
FlightRadar 24, một trang web chuyên về theo dõi hoạt động của các hãng hàng không thông qua dữ liệu vệ tinh, nói đã phát hiện bằng chứng cho thấy chế độ lái tự động của máy bay đột ngột bị giảm từ độ cao hành trình xuống còn khoảng hơn 30 mét, mức thấp nhất có thể.
“Trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 phút 52 giây cho tới 9 giờ 30 phút 55 giây, viên cơ phó đã dùng tay để điều chỉnh giảm độ cao từ gần 11,6 km xuống còn hơn 30 mét, và 9 giây sau máy bay bắt đầu giảm độ cao và rơi xuống”, ông Frederik Lindahl, Giám đốc điều hành của FlightRadar 24 phát biểu.
CEO Lufthansa nói, toàn bộ phi hành đoàn của hãng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và được kiểm tra tâm lý. “Cho dù các quy định về an toàn có cao thế nào, thì chúng tôi đã có những tiêu chuẩn cao rồi. Không còn cách nào khác để loại trừ một thảm họa như vậy”, ông Spohr nói.
Hiện các nhà điều tra và dư luận đang đặt tâm điểm chú ý vào động cơ đằng sau hành động của cơ phó Lubitz. Người này gia nhập Germanwings vào tháng 9/2013 và mới có 630 giờ bay, so với kinh nghiệm 6.000 giờ bay của cơ trưởng.
Công tố viên Robin cho rằng, dùng từ “tự sát” để nói về hành động khiến hàng trăm người khách thiệt mạng là sai. “Tôi không nghĩ nên gọi đây là tự sát, khi mà trong tay anh ta nắm mạng sống của hàng trăm người”, ông Robin phát biểu.
Gia đình của Lubitz đã đến Pháp để tưởng nhớ viên cơ phó này cùng với các nạn nhân khác. Theo ông Robin, gia đình này được tách riêng khỏi những người khác.
Người quen của Lubitz đều sửng sốt khi biết về hành động của anh ta. “Tôi không thể nói nên lời. Không thể hiểu nổi vì sao lại có chuyện này”, Peter Ruecker, một người cùng câu lạc bộ bay địa phương với Lubitz, nói. “Anh ta khá vui tính nhưng cũng có lúc rất trầm. Anh ta cũng chỉ giống như những thanh niên khác ở đây”.
Một bức ảnh trên trang Facebook cá nhân của Lubitz cho thấy một thanh niên trẻ đang mỉm cười trên cây cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Bức ảnh này sau đó đã bị gỡ xuống.
Hiện các nhà tìm kiếm hiện đang nỗ lực để tìm ra hộp đen thứ hai của chuyến bay gặp nạn. Hộp đen này ghi dữ liệu của chuyến bay.
Theo luật hàng không Đức, phi công có thể tạm thời rời buồng lái vào một số thời điểm và trong những tình huống nhất định, chẳng hạn khi máy bay đang trong hành trình.
Cửa buồng lái trên máy bay có thể mở được từ bên ngoài bằng mật mã, phù hợp với quy định kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Tuy vậy, mật mã này có thể bị vô hiệu hóa từ bên trong buồng lái, khiến việc mở cửa từ bên ngoài là không thể.
Trong thảm họa này, có 72 người Đức và 51 người Tây Ban Nha thiệt mạng. Ngoài ra còn có công dân của nhiều quốc gia khác.
Gia đình các nạn nhân đã được đưa đến thành phố Marseille của Pháp hôm qua trước khi được đưa đến một khu vực gần hiện trường máy bay rơi. Các buổi cầu nguyện đã được tổ chức và các gia đình có thể nhìn thấy nơi mà người thân của họ đã phải bỏ mạng trong vụ rơi máy bay.