Vụ xả súng 14 người chết ở Mỹ là “hành động khủng bố”
Có những dấu hiệu cho thấy cặp vợ chồng thủ phạm đã bị cực đoan hóa
Vụ xả súng do một cặp vợ chồng gây ra ở thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ mới đây là hành động khủng bố - hãng tin BBC dẫn tuyên bố ngày 4/12 của Cục Điều tra Liên bang nước này (FBI) cho biết.
Giám đốc FBI James Comey nói, các nhà điều tra đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy cặp vợ chồng thủ phạm đã bị cực đoan hóa.
Tashfeen Malik, 27 tuổi, và chồng là Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, đã chết trong một cuộc đấu súng với cảnh sát sau khi gây ra vụ xả súng kinh hoàng vào hôm 2/12 ở San Bernardino, thành phố ở phía Đông của Los Angeles.
Theo ông Comey, cặp vợ chồng này “có khả năng đã bị kích động” bởi các nhóm khủng bố nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy Malik và Farook là nằm trong một mạng lưới khủng bố.
Giám đốc FBI cho biết cuộc điều tra mới đang ở giai đoạn đầu và vẫn còn “nhiều chứng cứ chưa được phân tích”.
Trước đó, một phát ngôn viên FBI nói cơ quan này cũng đang điều tra một số thông tin cho rằng Malik đã thề trung thành với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Malik được cho là đã sử dụng một cái tên khác để đăng một bài viết lên Facebook nói ủng hộ thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Tuy nhiên, bài viết này đã bị xóa sau đó.
Luật sư của gia đình Farook ngày 4/12 nói Farook là một người sống cô lập, hầu như không có bạn bè, trong khi Malik là một bà nội trợ “tận tâm, nói năng nhỏ nhẹ”. Theo các luật sư này không có bằng chứng nào cho thấy ai trong số hai người này có quan điểm cực đoan.
Gia đình cũng biết việc Farook sở hữu hai khẩu súng và nói rằng đồng nghiệp của Farook từng chế nhạo bộ râu của hắn - luật sư cho hay.
Danh tính của các nạn nhân trong vụ xả súng đã được nhà chức trách San Bernardino công bố. Người trẻ nhất 26 tuổi, còn người già nhất 60 tuổi.
Cảnh sát trưởng địa phương, ông Jarrod Burguan, nói có vẻ như cặp đôi này đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành một vụ tấn công khác.
Trong cuộc đấu súng với cảnh sát diễn ra vài giờ sau vụ xả súng, Farook và Malik bắn 76 loạt đạn, trong khi cảnh sát bắn 380 loạt. Hai cảnh sát đã bị thương trong cuộc đấu súng.
Vụ xả súng ở San Bernadino là vụ xả súng đẫm máu nhất ở Mỹ kể từ vụ xả súng ở một trường học tại thành phố Newton, bang Connecticut vào năm 2012 khiến 26 người thiệt mạng.
Malik sinh ra ở tỉnh Punjab của Pakistan và được cha mẹ đưa sang Saudi Arabia khi mới chập chững biết đi. Theo một người họ hàng của Malik, tại Saudi Arabia, cha của Malik - một kỹ sư - trở nên sùng đạo hơn, bảo thủ và cứng đầu hơn. Hiện chưa rõ người cha này có ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của Malik.
Về phần mình, Farook là con trai của một cặp vợ chồng người Pakistan nhập cư vào Mỹ. Farook và Malik kết hôn tại Saudi Arabia, sau đó Malik nhập cảnh vào Mỹ theo diện bảo lãnh hôn thê.
Vào ngày thực hiện vụ xả súng kinh hoàng, cặp vợ chồng này đã gửi đứa con nhỏ cho mẹ của Farook, sau đó mang súng tới bữa tiệc mà họ dự định tấn công. Sau khi xả súng xong, Malik và Farook còn cài một quả bom tại hiện trường nhằm gây thương vong cho cảnh sát.
Giám đốc FBI James Comey nói, các nhà điều tra đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy cặp vợ chồng thủ phạm đã bị cực đoan hóa.
Tashfeen Malik, 27 tuổi, và chồng là Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, đã chết trong một cuộc đấu súng với cảnh sát sau khi gây ra vụ xả súng kinh hoàng vào hôm 2/12 ở San Bernardino, thành phố ở phía Đông của Los Angeles.
Theo ông Comey, cặp vợ chồng này “có khả năng đã bị kích động” bởi các nhóm khủng bố nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy Malik và Farook là nằm trong một mạng lưới khủng bố.
Giám đốc FBI cho biết cuộc điều tra mới đang ở giai đoạn đầu và vẫn còn “nhiều chứng cứ chưa được phân tích”.
Trước đó, một phát ngôn viên FBI nói cơ quan này cũng đang điều tra một số thông tin cho rằng Malik đã thề trung thành với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Malik được cho là đã sử dụng một cái tên khác để đăng một bài viết lên Facebook nói ủng hộ thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Tuy nhiên, bài viết này đã bị xóa sau đó.
Luật sư của gia đình Farook ngày 4/12 nói Farook là một người sống cô lập, hầu như không có bạn bè, trong khi Malik là một bà nội trợ “tận tâm, nói năng nhỏ nhẹ”. Theo các luật sư này không có bằng chứng nào cho thấy ai trong số hai người này có quan điểm cực đoan.
Gia đình cũng biết việc Farook sở hữu hai khẩu súng và nói rằng đồng nghiệp của Farook từng chế nhạo bộ râu của hắn - luật sư cho hay.
Danh tính của các nạn nhân trong vụ xả súng đã được nhà chức trách San Bernardino công bố. Người trẻ nhất 26 tuổi, còn người già nhất 60 tuổi.
Cảnh sát trưởng địa phương, ông Jarrod Burguan, nói có vẻ như cặp đôi này đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành một vụ tấn công khác.
Trong cuộc đấu súng với cảnh sát diễn ra vài giờ sau vụ xả súng, Farook và Malik bắn 76 loạt đạn, trong khi cảnh sát bắn 380 loạt. Hai cảnh sát đã bị thương trong cuộc đấu súng.
Vụ xả súng ở San Bernadino là vụ xả súng đẫm máu nhất ở Mỹ kể từ vụ xả súng ở một trường học tại thành phố Newton, bang Connecticut vào năm 2012 khiến 26 người thiệt mạng.
Malik sinh ra ở tỉnh Punjab của Pakistan và được cha mẹ đưa sang Saudi Arabia khi mới chập chững biết đi. Theo một người họ hàng của Malik, tại Saudi Arabia, cha của Malik - một kỹ sư - trở nên sùng đạo hơn, bảo thủ và cứng đầu hơn. Hiện chưa rõ người cha này có ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của Malik.
Về phần mình, Farook là con trai của một cặp vợ chồng người Pakistan nhập cư vào Mỹ. Farook và Malik kết hôn tại Saudi Arabia, sau đó Malik nhập cảnh vào Mỹ theo diện bảo lãnh hôn thê.
Vào ngày thực hiện vụ xả súng kinh hoàng, cặp vợ chồng này đã gửi đứa con nhỏ cho mẹ của Farook, sau đó mang súng tới bữa tiệc mà họ dự định tấn công. Sau khi xả súng xong, Malik và Farook còn cài một quả bom tại hiện trường nhằm gây thương vong cho cảnh sát.