Vụ xả súng Orlando đang tạo lợi thế cho Trump
Trump đã nhanh chóng sử dụng vụ xả súng để chỉ trích Tổng thống Obama và chính sách của Đảng Dân chủ
Khoảng cách dẫn trước của bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, trước đối thủ Cộng hòa Donald Trump đã ngắn lại kể từ cuối tuần trước, theo kết quả cuộc khảo sát đầu tiên do Reuters/Ipsos thực hiện kể từ khi xảy ra vụ xả súng đẫm máu ở thành phố Orlando, Mỹ vào hôm Chủ Nhật vừa rồi.
Trump, người cầm chắc khả năng trở thành người đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 8/11 năm nay, đổ lỗi cho chính sách của Đảng Dân chủ đã dẫn tới vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.
Trump cũng nhấn mạnh lời hứa của ông về việc sẽ cấm người Hồi giáo di cư tới Mỹ.
Trong khi đó, bà Clinton cảnh báo không nên phân biệt đối xử với người Mỹ theo đạo Hồi.
Được tiến hành trong thời gian từ thứ Sáu tuần trước đến thứ Ba tuần này, cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 11,6 điểm phần trăm, so với khoảng cách dẫn trước 13 điểm phần trăm trong cuộc thăm dò trước đó.
Trong số các cử tri trên toàn quốc được thăm dò ý kiến, có 44,6% ủng hộ cựu đệ nhất phu nhân Mỹ trở thành vị chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng. Tỷ lệ ủng hộ dành cho “ông trùm” bất động sản New York là 33%.
Khiến 49 người thiệt mạng và 53 người bị thương, vụ thảm sát ở Orlando có thể sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ lần này. Những mối lo ngại về người nhập cư, kiểm soát súng đạn, và mâu thuẫn tôn giáo sẽ trở thành những vấn đề nổi cộm hơn trong cuộc tranh cử vốn dĩ đã nhiều vấn đề tiêu cực và bất ổn này.
Omar Mateen, 29 tuổi, thủ phạm gây ra vụ xả súng, là con trai sinh ra tại Mỹ của một cặp vợ chồng nhập cư người Afghanistan. Người này đã thề trung thành với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các nhà điều tra liên bang nói Mateen, sát thủ đã bị cảnh sát tiêu diệt tại hiện trường, có khả năng đã tự cực đoan hóa và chưa tìm thấy bằng chứng người này nhận sự chỉ dẫn hay hỗ trợ từ các nhóm bên ngoài như IS.
Trump đã nhanh chóng sử dụng vụ thảm sát ở Orlando để chỉ trích Tổng thống Barack Obama, một người Dân chủ, cho rằng ông Obama không xử lý được vấn đề “chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”, đồng thời cảnh báo rằng các chính sách của bà Clinton sẽ mở đường cho thêm nhiều kẻ tấn công tiềm năng vào nước Mỹ.
Bên cạnh đó, vụ xả súng cũng là cơ hội để củng cố lý lẽ cho lời kêu gọi của Trump về ngừng tiếp nhận người Hồi giáo nhập cư.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, Trump nói nếu đắc cử, ông sẽ ngừng tiếp nhận người nhập cư từ các quốc gia có “lịch sử đã được minh chứng về chủ nghĩa khủng bố” chống lại Mỹ, châu Âu và các quốc gia đồng minh “cho tới khi nào chúng ta thực sự biết được cách kết thúc những nguy cơ này”.
Bà Clinton nói rằng cách phản ứng của Trump đối với vụ xả súng là gây bất ổn. “Định kiến, sự hoang tưởng, và tinh thần đảng phái không phải là một kế hoạch, và sẽ chẳng bảo vệ được bất kỳ ai”, cựu Ngoại trưởng Mỹ nói trong một tuyên bố.
Bà cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với hành động quân sự phối hợp của liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Syria và Iraq, đồng thời kêu gọi siết chặt kiểm soát súng đạn ở Mỹ.
Việc Trump rút ngắn khoảng cách với Clinton trong cuộc thăm dò không hoàn toàn do tỷ lệ ủng hộ Trump tăng. Thay vào đó, tỷ lệ cử tri nói họ sẽ không bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên này đã tăng lên 22,4%, từ mức 20,6% trước đó.
Lập trường cứng rắn của Trump đối với người Hồi giáo và trong vấn đề an ninh quốc gia có vẻ đã giúp ích cho ông trong thời gian trước, ít nhất là trong số các cử tri Cộng hòa. Tỷ lệ ủng hộ Trump đã tăng mạnh trong các cuộc thăm dò dư luận đối với các cử tri Cộng hòa vào cuối năm ngoái, sau các vụ tấn công ở thủ đô Paris của Pháp và thành phố San Bernadino của bang California.
Trong các cuộc thăm dò của Reuters mấy tháng qua, phần đông cử tri Cộng hòa cho rằng Trump là sự lựa chọn tốt nhất của đảng này để đương đầu với chủ nghĩa khủng bố.
Đa số cử tri Cộng hòa ủng hộ đề xuất của Trump về “cấm cửa” người di cư Hồi giáo, trong khi phần đông người Mỹ nói chung phản đối ý tưởng này.
Trump, người cầm chắc khả năng trở thành người đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 8/11 năm nay, đổ lỗi cho chính sách của Đảng Dân chủ đã dẫn tới vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.
Trump cũng nhấn mạnh lời hứa của ông về việc sẽ cấm người Hồi giáo di cư tới Mỹ.
Trong khi đó, bà Clinton cảnh báo không nên phân biệt đối xử với người Mỹ theo đạo Hồi.
Được tiến hành trong thời gian từ thứ Sáu tuần trước đến thứ Ba tuần này, cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 11,6 điểm phần trăm, so với khoảng cách dẫn trước 13 điểm phần trăm trong cuộc thăm dò trước đó.
Trong số các cử tri trên toàn quốc được thăm dò ý kiến, có 44,6% ủng hộ cựu đệ nhất phu nhân Mỹ trở thành vị chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng. Tỷ lệ ủng hộ dành cho “ông trùm” bất động sản New York là 33%.
Khiến 49 người thiệt mạng và 53 người bị thương, vụ thảm sát ở Orlando có thể sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ lần này. Những mối lo ngại về người nhập cư, kiểm soát súng đạn, và mâu thuẫn tôn giáo sẽ trở thành những vấn đề nổi cộm hơn trong cuộc tranh cử vốn dĩ đã nhiều vấn đề tiêu cực và bất ổn này.
Omar Mateen, 29 tuổi, thủ phạm gây ra vụ xả súng, là con trai sinh ra tại Mỹ của một cặp vợ chồng nhập cư người Afghanistan. Người này đã thề trung thành với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các nhà điều tra liên bang nói Mateen, sát thủ đã bị cảnh sát tiêu diệt tại hiện trường, có khả năng đã tự cực đoan hóa và chưa tìm thấy bằng chứng người này nhận sự chỉ dẫn hay hỗ trợ từ các nhóm bên ngoài như IS.
Trump đã nhanh chóng sử dụng vụ thảm sát ở Orlando để chỉ trích Tổng thống Barack Obama, một người Dân chủ, cho rằng ông Obama không xử lý được vấn đề “chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”, đồng thời cảnh báo rằng các chính sách của bà Clinton sẽ mở đường cho thêm nhiều kẻ tấn công tiềm năng vào nước Mỹ.
Bên cạnh đó, vụ xả súng cũng là cơ hội để củng cố lý lẽ cho lời kêu gọi của Trump về ngừng tiếp nhận người Hồi giáo nhập cư.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, Trump nói nếu đắc cử, ông sẽ ngừng tiếp nhận người nhập cư từ các quốc gia có “lịch sử đã được minh chứng về chủ nghĩa khủng bố” chống lại Mỹ, châu Âu và các quốc gia đồng minh “cho tới khi nào chúng ta thực sự biết được cách kết thúc những nguy cơ này”.
Bà Clinton nói rằng cách phản ứng của Trump đối với vụ xả súng là gây bất ổn. “Định kiến, sự hoang tưởng, và tinh thần đảng phái không phải là một kế hoạch, và sẽ chẳng bảo vệ được bất kỳ ai”, cựu Ngoại trưởng Mỹ nói trong một tuyên bố.
Bà cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với hành động quân sự phối hợp của liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Syria và Iraq, đồng thời kêu gọi siết chặt kiểm soát súng đạn ở Mỹ.
Việc Trump rút ngắn khoảng cách với Clinton trong cuộc thăm dò không hoàn toàn do tỷ lệ ủng hộ Trump tăng. Thay vào đó, tỷ lệ cử tri nói họ sẽ không bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên này đã tăng lên 22,4%, từ mức 20,6% trước đó.
Lập trường cứng rắn của Trump đối với người Hồi giáo và trong vấn đề an ninh quốc gia có vẻ đã giúp ích cho ông trong thời gian trước, ít nhất là trong số các cử tri Cộng hòa. Tỷ lệ ủng hộ Trump đã tăng mạnh trong các cuộc thăm dò dư luận đối với các cử tri Cộng hòa vào cuối năm ngoái, sau các vụ tấn công ở thủ đô Paris của Pháp và thành phố San Bernadino của bang California.
Trong các cuộc thăm dò của Reuters mấy tháng qua, phần đông cử tri Cộng hòa cho rằng Trump là sự lựa chọn tốt nhất của đảng này để đương đầu với chủ nghĩa khủng bố.
Đa số cử tri Cộng hòa ủng hộ đề xuất của Trump về “cấm cửa” người di cư Hồi giáo, trong khi phần đông người Mỹ nói chung phản đối ý tưởng này.