Xây cảng trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam
Cảng trung chuyển than sẽ giúp giảm chi phí vận tải than cho các trung tâm nhiệt điện phía Nam
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than cho các trung tâm nhiệt điện Đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất các phương án trung chuyển than để phục vụ yêu cầu cấp bách về than cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện khu vực phía Nam, đồng thời xây dựng các phương án đầu tư phù hợp do các doanh nghiệp đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy hoạch phát triển điện quốc gia, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 7 trung tâm nhiệt điện lớn được đầu tư xây dựng, gồm: Long Phú, Sông Hậu, Duyên Hải, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Lương và Tiền Giang.
Tổng nhu cầu than nhập cho các trung tâm nhiệt điện nói trên vào 2020 là khoảng 11 triệu tấn và khoảng 22 triệu tấn vào 2025 và tăng lên 43 triệu tấn vào 2030.
Trong khi đó, nguồn than khai thác trong nước tập trung ở khu vực Quảng Ninh hiện chỉ chủ yếu phục vụ cho các trung tâm nhiệt điện các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Theo các chuyên gia, với việc nhập khẩu than ngày càng tăng, Việt Nam đòi hỏi phải có cảng trung chuyển than để giảm chi phí vận tải than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đến nguồn nhập than và cỡ tàu vận tải.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất các phương án trung chuyển than để phục vụ yêu cầu cấp bách về than cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện khu vực phía Nam, đồng thời xây dựng các phương án đầu tư phù hợp do các doanh nghiệp đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy hoạch phát triển điện quốc gia, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 7 trung tâm nhiệt điện lớn được đầu tư xây dựng, gồm: Long Phú, Sông Hậu, Duyên Hải, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Lương và Tiền Giang.
Tổng nhu cầu than nhập cho các trung tâm nhiệt điện nói trên vào 2020 là khoảng 11 triệu tấn và khoảng 22 triệu tấn vào 2025 và tăng lên 43 triệu tấn vào 2030.
Trong khi đó, nguồn than khai thác trong nước tập trung ở khu vực Quảng Ninh hiện chỉ chủ yếu phục vụ cho các trung tâm nhiệt điện các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Theo các chuyên gia, với việc nhập khẩu than ngày càng tăng, Việt Nam đòi hỏi phải có cảng trung chuyển than để giảm chi phí vận tải than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đến nguồn nhập than và cỡ tàu vận tải.