Xây dựng gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp
Chi phí của những quy định pháp lý không tốt ở nhiều nước chiếm khoảng 15% GDP, ở Việt Nam khoảng 25%
Những lỗi trong các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật lập pháp mà nó trực tiếp tác động đến toàn bộ nền kinh tế đất nước.
Từ quan điểm này, ông Scott Jacobs, chuyên gia tư vấn Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) cho rằng Chính phủ Việt Nam nên đưa ra một chương trình cải cách mạnh nhằm rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính, quy định pháp luật không còn phù hợp để loại bỏ hay thay thế bằng những quy định mới thông thoáng, phù hợp hơn.
Có ý kiến cho rằng nguyên nhân của sự suy thoái hay phát triển kinh tế của một đất nước bắt nguồn từ những quy định pháp lý điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế đó. Theo ông điều đó có đúng với tình hình kinh tế thế giới hiện nay không?
Theo tôi, cuộc suy thoái kinh tế thế giới đang xảy ra bắt nguồn từ những thất bại của các quy định pháp lý, người ta gọi đó là "Cơn bão hoàn hảo", không ai lường trước được những tác động xấu của nó. 5 năm về trước ở nước Mỹ đã xảy ra sự suy thoái kinh tế và nguyên nhân được đánh giá là bắt nguồn từ sự thất bại về văn bản quản lý của Chính phủ điều hành.
Những quy định pháp lý không tốt sẽ dẫn đến những sai lầm trong quản lý, đưa nền kinh tế đi theo chiều hướng xấu. Những lỗi trong các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật lập pháp mà nó trực tiếp tác động đến toàn bộ nền kinh tế đất nước. Chi phí của những quy định pháp lý không tốt ở nhiều nước được tính chiếm khoảng 15% GDP, còn ở Việt Nam chưa tính được cụ thể, nhưng theo tôi phải vào khoảng 25% GDP. Đó là chưa tính đến những chi phí khác như cơ hội kinh doanh bị mất, những sáng tạo bị bỏ lỡ...
Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, theo tôi nếu nhìn vào các quy định pháp lý quản lý kinh tế hiện nay thì nền kinh tế Việt Nam đang trên đường đi đến điểm đụng độ với khủng hoảng, đụng độ với những rủi ro cao về môi trường, sức khỏe...
Chính phủ Việt Nam phải đánh giá tầm quan trọng của việc thẩm cứu các văn bản pháp lý điều tiết nền kinh tế để từ đó có những quy định ngăn ngừa các rủi ro. Đầu tiên Việt Nam nên tránh sự tác động không tốt của những quy định pháp lý này bằng cách chỉnh lại cách thức làm ra các văn bản pháp lý cũng như cách đánh giá các văn bản đó.
Thưa ông, để rà soát, thẩm định được các quy định pháp lý điều tiết nền kinh tế là một điều không dễ và sẽ phải "đụng chạm" với các cơ quan ban hành ra các quy định đó.
Chúng tôi cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã xây dựng được công cụ rà soát, đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức. Nếu sợ "đụng chạm", mà không làm thì chi phí cho những rủi ro do các quy định pháp lý không tốt đem lại còn cao hơn nhiều.
Năm 1997 Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng, thiệt hại tới 13% GDP. Tuy nhiên Hàn Quốc xem đây là cơ hội để thay đổi, tạo động lực phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nhìn lại mình sau cuộc khủng hoảng để cải tổ lại mình. Khi ra khỏi khủng hoảng Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn trước và đó là nhờ những biện pháp mạnh tay trong việc rà soát, đánh giá lại giá trị của các văn bản pháp lý quản lý kinh tế. Trong vòng hơn 1 năm đất nước này đã hủy hơn 6.000 quy định pháp lý trên tổng số 12.000 quy định liên quan đến quản lý kinh tế.
Những quy định pháp lý không còn hợp thời, gây cản trở hoạt động thương mại, làm hạn chế sự năng động của thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn. Trong số đó có nhiều quy định không còn ý nghĩa áp dụng, nó chỉ có ý nghĩa trong một thời kỳ, một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định nhưng khi đã trải qua thời kỳ, giai đoạn đó người ta bỏ quên và đương nhiên nó vẫn có hiệu lực thi hành. Nhiều quy định không cần thiết nhưng trước đây không ai để ý loại bỏ chúng nên sự tồn tại của những quy định này là một rào cản cho sự phát triển kinh tế, thậm chí là nguyên nhân suy thoái kinh tế. Đây là bài học cho Việt Nam và đã có đề án về việc rà soát pháp luật từ năm 2009. Tôi cho rằng đây là một cách tạo ra gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh sạch để doanh nghiệp phát triển.
Việc rà soát đánh giá, thậm chí loại bỏ nhiều văn bản liệu có làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam không thưa ông?
Việt Nam đang thay đổi nhanh trên tất cả các lĩnh vực, pháp luật cũng phải thay đổi theo để bắt nhịp cuộc sống. Chính phủ Việt Nam đang có nhiều nỗ lực cải cách, cải thiện luật pháp và đặc biệt là đã nhìn nhận tầm quan trọng của công tác rà soát, thẩm định lại giá trị của các quy định pháp lý. Đây như một cuộc "làm sạch" các quy định pháp lý nhằm tạo nên môi trường kinh doanh năng động, thông thoáng và phù hợp hơn. Cần phải nhận ra giá trị thực sự của mỗi quy định pháp lý, có những quy định không còn phù hợp, không còn tương thích với thực tế phải loại bỏ ngay.
Chính phủ Việt Nam nên đưa ra một chương trình cải cách mạnh nhằm rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính, quy định pháp luật không còn phù hợp để loại bỏ hay thay thế bằng những quy định mới thông thoáng, phù hợp hơn. Làm tốt công tác kiểm soát chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định pháp lý và công việc này phải được thực hiện thường xuyên nhằm "gạn lọc" cho sạch những quy định pháp lý không phù hợp làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế.
Theo tôi, nếu Việt Nam làm tốt công tác rà soát, thẩm định các quy định pháp lý thì phải có đến 2/3 các quy định hiện nay bị loại bỏ hoặc sửa đổi. Theo tôi, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam mà sẽ tạo ra được một gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp, tạo nên một môi trường thương mại tốt hơn.
Từ quan điểm này, ông Scott Jacobs, chuyên gia tư vấn Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) cho rằng Chính phủ Việt Nam nên đưa ra một chương trình cải cách mạnh nhằm rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính, quy định pháp luật không còn phù hợp để loại bỏ hay thay thế bằng những quy định mới thông thoáng, phù hợp hơn.
Có ý kiến cho rằng nguyên nhân của sự suy thoái hay phát triển kinh tế của một đất nước bắt nguồn từ những quy định pháp lý điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế đó. Theo ông điều đó có đúng với tình hình kinh tế thế giới hiện nay không?
Theo tôi, cuộc suy thoái kinh tế thế giới đang xảy ra bắt nguồn từ những thất bại của các quy định pháp lý, người ta gọi đó là "Cơn bão hoàn hảo", không ai lường trước được những tác động xấu của nó. 5 năm về trước ở nước Mỹ đã xảy ra sự suy thoái kinh tế và nguyên nhân được đánh giá là bắt nguồn từ sự thất bại về văn bản quản lý của Chính phủ điều hành.
Những quy định pháp lý không tốt sẽ dẫn đến những sai lầm trong quản lý, đưa nền kinh tế đi theo chiều hướng xấu. Những lỗi trong các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật lập pháp mà nó trực tiếp tác động đến toàn bộ nền kinh tế đất nước. Chi phí của những quy định pháp lý không tốt ở nhiều nước được tính chiếm khoảng 15% GDP, còn ở Việt Nam chưa tính được cụ thể, nhưng theo tôi phải vào khoảng 25% GDP. Đó là chưa tính đến những chi phí khác như cơ hội kinh doanh bị mất, những sáng tạo bị bỏ lỡ...
Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, theo tôi nếu nhìn vào các quy định pháp lý quản lý kinh tế hiện nay thì nền kinh tế Việt Nam đang trên đường đi đến điểm đụng độ với khủng hoảng, đụng độ với những rủi ro cao về môi trường, sức khỏe...
Chính phủ Việt Nam phải đánh giá tầm quan trọng của việc thẩm cứu các văn bản pháp lý điều tiết nền kinh tế để từ đó có những quy định ngăn ngừa các rủi ro. Đầu tiên Việt Nam nên tránh sự tác động không tốt của những quy định pháp lý này bằng cách chỉnh lại cách thức làm ra các văn bản pháp lý cũng như cách đánh giá các văn bản đó.
Thưa ông, để rà soát, thẩm định được các quy định pháp lý điều tiết nền kinh tế là một điều không dễ và sẽ phải "đụng chạm" với các cơ quan ban hành ra các quy định đó.
Chúng tôi cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã xây dựng được công cụ rà soát, đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức. Nếu sợ "đụng chạm", mà không làm thì chi phí cho những rủi ro do các quy định pháp lý không tốt đem lại còn cao hơn nhiều.
Năm 1997 Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng, thiệt hại tới 13% GDP. Tuy nhiên Hàn Quốc xem đây là cơ hội để thay đổi, tạo động lực phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nhìn lại mình sau cuộc khủng hoảng để cải tổ lại mình. Khi ra khỏi khủng hoảng Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn trước và đó là nhờ những biện pháp mạnh tay trong việc rà soát, đánh giá lại giá trị của các văn bản pháp lý quản lý kinh tế. Trong vòng hơn 1 năm đất nước này đã hủy hơn 6.000 quy định pháp lý trên tổng số 12.000 quy định liên quan đến quản lý kinh tế.
Những quy định pháp lý không còn hợp thời, gây cản trở hoạt động thương mại, làm hạn chế sự năng động của thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn. Trong số đó có nhiều quy định không còn ý nghĩa áp dụng, nó chỉ có ý nghĩa trong một thời kỳ, một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định nhưng khi đã trải qua thời kỳ, giai đoạn đó người ta bỏ quên và đương nhiên nó vẫn có hiệu lực thi hành. Nhiều quy định không cần thiết nhưng trước đây không ai để ý loại bỏ chúng nên sự tồn tại của những quy định này là một rào cản cho sự phát triển kinh tế, thậm chí là nguyên nhân suy thoái kinh tế. Đây là bài học cho Việt Nam và đã có đề án về việc rà soát pháp luật từ năm 2009. Tôi cho rằng đây là một cách tạo ra gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh sạch để doanh nghiệp phát triển.
Việc rà soát đánh giá, thậm chí loại bỏ nhiều văn bản liệu có làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam không thưa ông?
Việt Nam đang thay đổi nhanh trên tất cả các lĩnh vực, pháp luật cũng phải thay đổi theo để bắt nhịp cuộc sống. Chính phủ Việt Nam đang có nhiều nỗ lực cải cách, cải thiện luật pháp và đặc biệt là đã nhìn nhận tầm quan trọng của công tác rà soát, thẩm định lại giá trị của các quy định pháp lý. Đây như một cuộc "làm sạch" các quy định pháp lý nhằm tạo nên môi trường kinh doanh năng động, thông thoáng và phù hợp hơn. Cần phải nhận ra giá trị thực sự của mỗi quy định pháp lý, có những quy định không còn phù hợp, không còn tương thích với thực tế phải loại bỏ ngay.
Chính phủ Việt Nam nên đưa ra một chương trình cải cách mạnh nhằm rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính, quy định pháp luật không còn phù hợp để loại bỏ hay thay thế bằng những quy định mới thông thoáng, phù hợp hơn. Làm tốt công tác kiểm soát chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định pháp lý và công việc này phải được thực hiện thường xuyên nhằm "gạn lọc" cho sạch những quy định pháp lý không phù hợp làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế.
Theo tôi, nếu Việt Nam làm tốt công tác rà soát, thẩm định các quy định pháp lý thì phải có đến 2/3 các quy định hiện nay bị loại bỏ hoặc sửa đổi. Theo tôi, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam mà sẽ tạo ra được một gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp, tạo nên một môi trường thương mại tốt hơn.