Xe không chính chủ, vướng mắc và ứng xử
Những vướng mắc xung quanh câu chuyện sẽ không chính chủ tiếp tục được mổ xẻ
Sau ba ngày Nghị định 71 của Chính phủ có hiệu lực, những vướng mắc xung quanh quy định phạt nặng hành vi không sang tên, đổi chủ phương tiện giao thông mà giới truyền thông thường gọi tắt bằng cụm từ xe không chính chủ, tiếp tục được mổ xẻ.
Đúng…
Ngay khi đưa vào thực hiện, quy định trên đã lập tức tạo nên những luồng dư luận bức xúc, bởi nhiều điểm bị cho là bất hợp lý và thiếu tính khả thi. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đã thừa nhận tính đúng đắn về mặt pháp lý.
Khi báo giới đưa câu chuyện này vào hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra quan điểm.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng chủ trương khi sang tên đổi chủ phương tiện phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng và cần thiết cho công tác quản lý.
“Trong quản lý có hai chuyện, một mặt là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và lệ phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ, không làm nghiêm thì Nhà nước sẽ mất một khoản thu, trước ta làm chưa chặt thì nay phải chấn chỉnh; mặt khác, khi phương tiện xảy ra tai nạn hay vi phạm pháp luật, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật là chụp biển số, như ở các nước, phạt xe đậu sai chẳng cần gặp chủ xe, cứ dán giấy phạt là chủ xe phải tự giác đi nộp, không nộp mức phạt sẽ lũy tiến ngày càng nhiều. Nhưng điều đó chỉ thực hiện được khi xe là chính chủ, nếu là xe đã qua bao nhiêu lần đổi chủ lòng vòng, làm sao cơ quan công quyền lần theo được”, ông Thảo nói.
Cũng theo đại biểu Thảo, quy định này là "đánh" vào hành vi trốn thuế chứ không "đánh" vào người tham gia giao thông trên đường. Điều đó là đúng và trên thực tế, quy định này cũng đã có từ rất lâu rồi. Nếu đúng người đi xe là người nhận chuyển nhượng mà không sang tên thì việc phạt là đúng. Phải có biện pháp kiểm soát trên đầu phương tiện, nhưng trách nhiệm này có thể không thuộc về cảnh sát giao thông.
Tương tự, đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ trương phạt nặng hành vi chuyển nhượng nhưng không sang tên, đổi chủ. Theo ông, đó là việc tập trung vào nhóm những người mua đi, bán lại mà không chịu sang tên đổi chủ, chống thất thu thuế, trốn thuế và khi tội phạm xảy ra để điểu tra dễ hơn.
... nhưng chưa hợp lý
Vậy chưa hợp lý là ở chỗ nào? Đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, điểm bất hợp lý ở đây các chính sách thiếu liên hoàn và đồng bộ. Rõ ràng chủ trương là đúng và cũng đã quy định từ lâu, nhưng cách làm lại chưa hợp lý, không có tuyên truyền phổ biến, quán triệt để mọi người có nhận thức đúng, “đùng” một cái đem ra phạt.
Đại biểu Ngô Văn Minh nêu lên một thực tế, hiện nay đại bộ phận nhân dân là cả nhà có xe đi chung, tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?
“Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được?”, đại biểu Minh dẫn dụ.
Có một thực tế nổi lên sau khi Nghị định 71 có hiệu lực là câu chuyện phạt ai, phạt thế nào và phạt lúc nào. Khi ra hiệu lệnh dừng xe, cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ và nhận thấy giấy đăng ký không đúng tên với người vừa điểu khiển chiếc xe. Câu chuyện này lại nảy sinh hai câu chuyện khác. Thứ nhất là cảnh sát giao thông sẽ chứng minh xe chính chủ hay không chính chủ thế nào để tiến hành xử phạt? Thứ hai là theo quy định, việc xử phạt áp dụng với chủ phương tiện chứ không phải người sử dụng phương tiện (trong trường hợp thuê, mượn).
“Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm”, đại biểu Đinh Xuân Thảo phân tích.
Thực tế cũng chỉ ra, quá trình xác minh xe có chính chủ hay không là rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt.
Trao đổi với báo giới, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thừa nhận, “luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp”.
Chỉnh thế nào?
Từ góc nhìn của một thành viên cơ quan lập pháp, đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng việc thực hiện quy định về xe không chính chủ sẽ vướng nhiều vấn đề khác. Ông nêu ví dụ, “với xe ôtô, cũng là nghị định của Chính phủ, cho phép hai người trao đổi xe chỉ cần hợp đồng ủy quyền có công chứng và nộp phí, đang có hiệu lực. Bây giờ, một văn bản khác cũng của Chính phủ thì quy định không sang tên đổi chủ ngay là vi phạm và theo đó bị phạt rất nặng là sai”.
Về hướng xử lý, đại biểu Thảo cho rằng, Chính phủ nên sớm có một văn bản chính thức quy định rõ là tạm dừng, hoãn hay lùi thi hành điều khoản này trong 6 tháng đến 1 năm và yêu cầu những người đang sử dụng ôtô, xe máy không chính chủ phải chuyển đổi. Cũng như từ nay trở đi, các giao dịch đều phải làm đúng thủ tục. Hết thời gian gia hạn, ai không làm sẽ bị xử lý nghiêm, phạt nặng.
Cũng theo đại biểu Thảo, việc xử lý không phải trách nhiệm của cảnh sát giao thông mà cần các cách làm khác. “Nên làm một đợt tổng kiểm tra chủ phương tiện và nhà quản lý phải làm, có thể thông qua việc mua bảo hiểm, đăng kiểm định kỳ…, phải chính chủ mới cho phép, tức là đánh vào trách nhiệm của các chủ xe, mới và cũ. Chứ kiểm tra đối với người đang lưu hành trên đường thì không hợp lý, vì chuyện mượn xe đâu có bị cấm. Luật chỉ quy trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp cho người không có bằng lái xe mượn xe”.
Mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã nêu lên con số thống kê khoảng 40% ôtô, xe máy lưu hành hiện nay thuộc diện không chính chủ. Đây là một thực tế đáng lo ngại nếu áp vào Nghị định 71 và từ đó cũng đặt ra bài toán khó về công tác xử lý.
Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.
Tại cuộc họp báo chiều 12/11 của Bộ Công an, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cũng nhận định nguyên nhân dẫn đến thực trạng thời gian qua người dân thờ ơ với việc sang tên đổi chủ là do lệ phí trước bạ quá cao. Tướng Nghị cũng cho biết, Bộ Công an đã kiến nghị điều chỉnh giảm mức lệ phí xuống mức thấp nhất, có thể chỉ ở mức 1%.
“Việc này vừa đảm bảo lợi ích cho nhà nước vừa đảm bảo cho người dân. Nếu cao quá, họ không chịu sang tên đổi chủ, sẽ không thu được thuế...", ông Nghị nói.
Trước đó, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết ủy ban đã gửi kiến nghị lên Chính phủ về việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô, xe máy.
Đúng…
Ngay khi đưa vào thực hiện, quy định trên đã lập tức tạo nên những luồng dư luận bức xúc, bởi nhiều điểm bị cho là bất hợp lý và thiếu tính khả thi. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đã thừa nhận tính đúng đắn về mặt pháp lý.
Khi báo giới đưa câu chuyện này vào hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra quan điểm.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng chủ trương khi sang tên đổi chủ phương tiện phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng và cần thiết cho công tác quản lý.
“Trong quản lý có hai chuyện, một mặt là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và lệ phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ, không làm nghiêm thì Nhà nước sẽ mất một khoản thu, trước ta làm chưa chặt thì nay phải chấn chỉnh; mặt khác, khi phương tiện xảy ra tai nạn hay vi phạm pháp luật, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật là chụp biển số, như ở các nước, phạt xe đậu sai chẳng cần gặp chủ xe, cứ dán giấy phạt là chủ xe phải tự giác đi nộp, không nộp mức phạt sẽ lũy tiến ngày càng nhiều. Nhưng điều đó chỉ thực hiện được khi xe là chính chủ, nếu là xe đã qua bao nhiêu lần đổi chủ lòng vòng, làm sao cơ quan công quyền lần theo được”, ông Thảo nói.
Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được? Đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Cũng theo đại biểu Thảo, quy định này là "đánh" vào hành vi trốn thuế chứ không "đánh" vào người tham gia giao thông trên đường. Điều đó là đúng và trên thực tế, quy định này cũng đã có từ rất lâu rồi. Nếu đúng người đi xe là người nhận chuyển nhượng mà không sang tên thì việc phạt là đúng. Phải có biện pháp kiểm soát trên đầu phương tiện, nhưng trách nhiệm này có thể không thuộc về cảnh sát giao thông.
Tương tự, đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ trương phạt nặng hành vi chuyển nhượng nhưng không sang tên, đổi chủ. Theo ông, đó là việc tập trung vào nhóm những người mua đi, bán lại mà không chịu sang tên đổi chủ, chống thất thu thuế, trốn thuế và khi tội phạm xảy ra để điểu tra dễ hơn.
... nhưng chưa hợp lý
Vậy chưa hợp lý là ở chỗ nào? Đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, điểm bất hợp lý ở đây các chính sách thiếu liên hoàn và đồng bộ. Rõ ràng chủ trương là đúng và cũng đã quy định từ lâu, nhưng cách làm lại chưa hợp lý, không có tuyên truyền phổ biến, quán triệt để mọi người có nhận thức đúng, “đùng” một cái đem ra phạt.
Đại biểu Ngô Văn Minh nêu lên một thực tế, hiện nay đại bộ phận nhân dân là cả nhà có xe đi chung, tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?
“Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được?”, đại biểu Minh dẫn dụ.
Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm. Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Có một thực tế nổi lên sau khi Nghị định 71 có hiệu lực là câu chuyện phạt ai, phạt thế nào và phạt lúc nào. Khi ra hiệu lệnh dừng xe, cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ và nhận thấy giấy đăng ký không đúng tên với người vừa điểu khiển chiếc xe. Câu chuyện này lại nảy sinh hai câu chuyện khác. Thứ nhất là cảnh sát giao thông sẽ chứng minh xe chính chủ hay không chính chủ thế nào để tiến hành xử phạt? Thứ hai là theo quy định, việc xử phạt áp dụng với chủ phương tiện chứ không phải người sử dụng phương tiện (trong trường hợp thuê, mượn).
“Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm”, đại biểu Đinh Xuân Thảo phân tích.
Thực tế cũng chỉ ra, quá trình xác minh xe có chính chủ hay không là rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt.
Trao đổi với báo giới, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thừa nhận, “luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp”.
Chỉnh thế nào?
Từ góc nhìn của một thành viên cơ quan lập pháp, đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng việc thực hiện quy định về xe không chính chủ sẽ vướng nhiều vấn đề khác. Ông nêu ví dụ, “với xe ôtô, cũng là nghị định của Chính phủ, cho phép hai người trao đổi xe chỉ cần hợp đồng ủy quyền có công chứng và nộp phí, đang có hiệu lực. Bây giờ, một văn bản khác cũng của Chính phủ thì quy định không sang tên đổi chủ ngay là vi phạm và theo đó bị phạt rất nặng là sai”.
Về hướng xử lý, đại biểu Thảo cho rằng, Chính phủ nên sớm có một văn bản chính thức quy định rõ là tạm dừng, hoãn hay lùi thi hành điều khoản này trong 6 tháng đến 1 năm và yêu cầu những người đang sử dụng ôtô, xe máy không chính chủ phải chuyển đổi. Cũng như từ nay trở đi, các giao dịch đều phải làm đúng thủ tục. Hết thời gian gia hạn, ai không làm sẽ bị xử lý nghiêm, phạt nặng.
Cũng theo đại biểu Thảo, việc xử lý không phải trách nhiệm của cảnh sát giao thông mà cần các cách làm khác. “Nên làm một đợt tổng kiểm tra chủ phương tiện và nhà quản lý phải làm, có thể thông qua việc mua bảo hiểm, đăng kiểm định kỳ…, phải chính chủ mới cho phép, tức là đánh vào trách nhiệm của các chủ xe, mới và cũ. Chứ kiểm tra đối với người đang lưu hành trên đường thì không hợp lý, vì chuyện mượn xe đâu có bị cấm. Luật chỉ quy trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp cho người không có bằng lái xe mượn xe”.
Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.
Mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã nêu lên con số thống kê khoảng 40% ôtô, xe máy lưu hành hiện nay thuộc diện không chính chủ. Đây là một thực tế đáng lo ngại nếu áp vào Nghị định 71 và từ đó cũng đặt ra bài toán khó về công tác xử lý.
Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.
Tại cuộc họp báo chiều 12/11 của Bộ Công an, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cũng nhận định nguyên nhân dẫn đến thực trạng thời gian qua người dân thờ ơ với việc sang tên đổi chủ là do lệ phí trước bạ quá cao. Tướng Nghị cũng cho biết, Bộ Công an đã kiến nghị điều chỉnh giảm mức lệ phí xuống mức thấp nhất, có thể chỉ ở mức 1%.
“Việc này vừa đảm bảo lợi ích cho nhà nước vừa đảm bảo cho người dân. Nếu cao quá, họ không chịu sang tên đổi chủ, sẽ không thu được thuế...", ông Nghị nói.
Trước đó, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết ủy ban đã gửi kiến nghị lên Chính phủ về việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô, xe máy.