Xử lý trách nhiệm vụ Formosa, Bộ đã làm đến đâu?
Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt câu hỏi của Thủ tướng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường
“Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường dự án Formosa…Việc này đã làm đến đâu?”
Câu hỏi trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đồng thời là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Mai Tiến Dũng truyền đạt lại tại buổi kiểm tra tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 21/12.
Ngoài vấn đề trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, trước khi làm việc với Bộ, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phải giải trình, làm rõ thêm 6 vấn đề.
Cụ thể là công tác dự báo, cảnh báo; công tác quản lý nhà nước về môi trường như thế nào khi để xảy ra hiện tượng như cá chết ở nhiều nơi, ô nhiễm tại các làng nghề, cụm công nghiệp, vấn đề xả thải tại các dự án…
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm tới vấn đề chính sách đất đai, quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là vấn đề tích tụ ruộng đất. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hóa, không thể có nông nghiệp công nghệ cao nếu diện tích đất đai nhỏ lẻ, manh mún. Bộ cần sớm đề xuất cơ chế, chính sách cho vấn đề này.
Thủ tướng cũng lưu ý các vấn đề mà báo chí đã phản ánh như sổ đỏ in nhiều nhưng lại nằm trong tủ của cán bộ địa chính địa phương, người dân đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có chi phí không chính thức…
Ngoài ra là sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, trong đó có cả việc đánh giá trữ lượng các mỏ khoáng sản quý, sản xuất, chế biến, gây thất thoát ngân sách…
Phản hồi về câu hỏi của Thủ tướng liên quan đến quá trình xử lý trách nhiệm trong vụ Formosa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cho biết Bộ đã triển khai công tác này ngay sau 1 tháng kể từ khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cử đoàn xuống để kiểm tra các dấu hiệu vi phạm.
“Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp làm việc, chờ ý kiến của Ủy ban Kiểm tra, ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với một số tập thể và cá nhân liên quan”, Bộ trưởng Hà nói.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này sẽ xử lý theo quy định của pháp luật bảo đảm tính nghiêm minh, chính xác, dân chủ. Các vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ sẽ xử lý khẩn trương và sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với các tập thể và cá nhân liên quan sẽ tiếp tục xử lý.
Bộ trưởng cho biết thêm, sau sự cố môi trường biển, theo ý kiến của Thủ tướng, Bộ đã tiến hành kiểm tra 336 doanh nghiệp có xả thải từ 500 m3 mỗi ngày trở lên và đang hoàn chỉnh kết luận, sẽ sớm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị một số giải pháp.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, liên quan đến vấn đề môi trường, nếu theo quy định của pháp luật thì có tới 90% doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có báo cáo cụ thể để thấy được “bức tranh chung” về thực trạng môi trường hiện nay.
Câu hỏi trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đồng thời là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Mai Tiến Dũng truyền đạt lại tại buổi kiểm tra tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 21/12.
Ngoài vấn đề trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, trước khi làm việc với Bộ, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phải giải trình, làm rõ thêm 6 vấn đề.
Cụ thể là công tác dự báo, cảnh báo; công tác quản lý nhà nước về môi trường như thế nào khi để xảy ra hiện tượng như cá chết ở nhiều nơi, ô nhiễm tại các làng nghề, cụm công nghiệp, vấn đề xả thải tại các dự án…
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm tới vấn đề chính sách đất đai, quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là vấn đề tích tụ ruộng đất. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hóa, không thể có nông nghiệp công nghệ cao nếu diện tích đất đai nhỏ lẻ, manh mún. Bộ cần sớm đề xuất cơ chế, chính sách cho vấn đề này.
Thủ tướng cũng lưu ý các vấn đề mà báo chí đã phản ánh như sổ đỏ in nhiều nhưng lại nằm trong tủ của cán bộ địa chính địa phương, người dân đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có chi phí không chính thức…
Ngoài ra là sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, trong đó có cả việc đánh giá trữ lượng các mỏ khoáng sản quý, sản xuất, chế biến, gây thất thoát ngân sách…
Phản hồi về câu hỏi của Thủ tướng liên quan đến quá trình xử lý trách nhiệm trong vụ Formosa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cho biết Bộ đã triển khai công tác này ngay sau 1 tháng kể từ khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cử đoàn xuống để kiểm tra các dấu hiệu vi phạm.
“Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp làm việc, chờ ý kiến của Ủy ban Kiểm tra, ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với một số tập thể và cá nhân liên quan”, Bộ trưởng Hà nói.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này sẽ xử lý theo quy định của pháp luật bảo đảm tính nghiêm minh, chính xác, dân chủ. Các vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ sẽ xử lý khẩn trương và sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với các tập thể và cá nhân liên quan sẽ tiếp tục xử lý.
Bộ trưởng cho biết thêm, sau sự cố môi trường biển, theo ý kiến của Thủ tướng, Bộ đã tiến hành kiểm tra 336 doanh nghiệp có xả thải từ 500 m3 mỗi ngày trở lên và đang hoàn chỉnh kết luận, sẽ sớm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị một số giải pháp.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, liên quan đến vấn đề môi trường, nếu theo quy định của pháp luật thì có tới 90% doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có báo cáo cụ thể để thấy được “bức tranh chung” về thực trạng môi trường hiện nay.