Xuất khẩu gạo: Nông dân khổ vì “đoán mò”
2008 là năm có nhiều bi kịch đến với người nông dân, điển hình là việc giá gạo tăng ảo và ngưng xuất khẩu mặt hàng này
2008 là năm có nhiều bi kịch đến với người nông dân, điển hình là việc giá gạo tăng ảo và ngưng xuất khẩu mặt hàng này.
Nhìn lại và rút ra những bài học từ câu chuyện này để chống thua thiệt cho người nông dân trong xuất khẩu gạo, GS. Võ Tòng Xuân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nông thủy sản Việt Phi (VAADCO-VN) nói:
- Từ đầu năm cho tới tháng 4/2008, cuộc khủng hoảng lương thực trở nên trầm trọng - có nguồn gốc sâu xa là Mỹ áp dụng chính sách năng lượng mới - khiến giá gạo từ từ tăng lên.
Nhưng tăng đột biến nhất khi mà Tổng thống Philippines đề nghị mua gạo của Việt Nam với giá 700 USD/tấn để có gạo ngay.
Việc này khiến ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện đầu cơ, tiếp đến là ngừng ký hợp đồng xuất khẩu. Do đó, Thái Lan trở thành nước xuất khẩu duy nhất, giá gạo từ đó tăng tới 1.100 - 1.200 USD/tấn.
Trong nước, vì Nhà nước lệnh ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong khi giá gạo thế giới tăng cao, nên các công ty lương thực lo ngại, hệ thống lưu thông bình thường bị xáo động, xảy ra đầu cơ tích trữ, thành ra thiếu gạo trên thị trường. Giá gạo bị đẩy lên 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Bà con nông dân rất hoang mang, họ chưa thấy khi nào gạo lại lên ngôi như thế nên hò nhau trồng lúa.
Nhưng cùng lúc đó, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan cũng dốc sức trồng như mình nên khối lượng thu hoạch rất lớn, nhu cầu nhập cảng giảm mạnh. Và bi kịch đã xảy ra: lúa được mùa nhưng bà con lại phải... khóc ròng!
Vào thời kỳ trước giải phóng, năm 1966, tại miền Nam cũng đã xảy ra tình trạng giá lương thực đột nhiên tăng vọt vì nạn đầu cơ, chính quyền khi đó đã lập ngay danh sách những kẻ đầu cơ, những nơi tích trữ gạo và... xử bắn một thương lái để làm gương! Thị trường lương thực bình ổn nhanh chóng!
Nếu chỉ có những chính sách chung chung thì không đủ sức răn đe và nếu Chính phủ không "ra tay" mạnh mẽ thì khó mà trấn áp được nạn đầu cơ!
Tôi nghĩ là lương thực cho 85 triệu dân không sợ thiếu, cái chính là chúng ta không nắm chắc được lượng gạo đã có mà chỉ "đoán mò" nên điều hành xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng, sau cùng là làm cho nông dân thua thiệt!
Theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp nào để người nông dân không bị thua thiệt như năm 2008?
Điều quan trọng là phải tính toán lượng gạo hiện nay chúng ta đã có trong nước - đây là cái yếu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi không có một hệ thống thống kê tốt để nắm được trong từng thời điểm, ở từng địa phương, từng doanh nghiệp còn bao nhiêu gạo.
Lẽ ra, việc làm này rất dễ trong thời đại tin học và hệ thống thông tin ở các tỉnh.
Nếu có được một "hệ thống thông tin lương thực" chúng ta có thể tính được tổng lượng gạo Việt Nam đang có ở bất cứ thời điểm nào để xác định ta có thể xuất khẩu được bao nhiêu sau khi trừ lượng dự trữ và an toàn lương thực.
Nếu ta cứ "đoán mò" rồi ra lệnh "cấm xuất khẩu" thì chỉ gây thiệt hại cho bà con nông dân và dẫn đến việc thị trường gạo rối loạn là điều khó tránh!
Theo tôi, cần cải tiến hệ thống an ninh lương thực quốc gia trên cả 3 phương diện: phương thức hoạt động, cơ chế thị trường và nhân sự phục vụ. Trong đó, chú ý đến việc ban hành chiến lược về nông nghiệp đúng thực chất.
Còn định hướng dài hơi hơn cho tương lai của gạo Việt Nam, nên chọn con đường nào để người nông dân có thể giầu được nhờ cây lúa?
Thời gian qua, Việt Nam có khuynh hướng chú trọng chất lượng cao nên hy sinh sản lượng. Lúa ngon cơm năng suất vừa thấp, vừa không kháng rầy.
Về chất lượng, gạo Việt Nam cũng không thể và không nên cạnh tranh với Thái Lan do nước này chuyên sản xuất gạo ngon, năng suất chỉ 2-3 tấn/ha. Chúng ta chỉ cạnh tranh được với họ nhờ năng suất cao, 7-8 tấn/ha, và ngắn ngày (trong vòng 90-100 ngày).
Năng suất này và thời gian ngắn này họ không chạy theo được, từ đó chúng ta có sản lượng lớn để xuất khẩu và thu bù lại.
Mặt bằng giá gạo xuất khẩu nay đã thay đổi-tăng cao hơn trước, Nhà nước nên nâng giá lúa ở mức cao này. Khi được đẩy mạnh xuất khẩu gạo, người nông dân sẽ được giàu lên nhờ cây lúa là chuyện tất nhiên thôi!
Nhìn lại và rút ra những bài học từ câu chuyện này để chống thua thiệt cho người nông dân trong xuất khẩu gạo, GS. Võ Tòng Xuân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nông thủy sản Việt Phi (VAADCO-VN) nói:
- Từ đầu năm cho tới tháng 4/2008, cuộc khủng hoảng lương thực trở nên trầm trọng - có nguồn gốc sâu xa là Mỹ áp dụng chính sách năng lượng mới - khiến giá gạo từ từ tăng lên.
Nhưng tăng đột biến nhất khi mà Tổng thống Philippines đề nghị mua gạo của Việt Nam với giá 700 USD/tấn để có gạo ngay.
Việc này khiến ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện đầu cơ, tiếp đến là ngừng ký hợp đồng xuất khẩu. Do đó, Thái Lan trở thành nước xuất khẩu duy nhất, giá gạo từ đó tăng tới 1.100 - 1.200 USD/tấn.
Trong nước, vì Nhà nước lệnh ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong khi giá gạo thế giới tăng cao, nên các công ty lương thực lo ngại, hệ thống lưu thông bình thường bị xáo động, xảy ra đầu cơ tích trữ, thành ra thiếu gạo trên thị trường. Giá gạo bị đẩy lên 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Bà con nông dân rất hoang mang, họ chưa thấy khi nào gạo lại lên ngôi như thế nên hò nhau trồng lúa.
Nhưng cùng lúc đó, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan cũng dốc sức trồng như mình nên khối lượng thu hoạch rất lớn, nhu cầu nhập cảng giảm mạnh. Và bi kịch đã xảy ra: lúa được mùa nhưng bà con lại phải... khóc ròng!
Vào thời kỳ trước giải phóng, năm 1966, tại miền Nam cũng đã xảy ra tình trạng giá lương thực đột nhiên tăng vọt vì nạn đầu cơ, chính quyền khi đó đã lập ngay danh sách những kẻ đầu cơ, những nơi tích trữ gạo và... xử bắn một thương lái để làm gương! Thị trường lương thực bình ổn nhanh chóng!
Nếu chỉ có những chính sách chung chung thì không đủ sức răn đe và nếu Chính phủ không "ra tay" mạnh mẽ thì khó mà trấn áp được nạn đầu cơ!
Tôi nghĩ là lương thực cho 85 triệu dân không sợ thiếu, cái chính là chúng ta không nắm chắc được lượng gạo đã có mà chỉ "đoán mò" nên điều hành xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng, sau cùng là làm cho nông dân thua thiệt!
Theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp nào để người nông dân không bị thua thiệt như năm 2008?
Điều quan trọng là phải tính toán lượng gạo hiện nay chúng ta đã có trong nước - đây là cái yếu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi không có một hệ thống thống kê tốt để nắm được trong từng thời điểm, ở từng địa phương, từng doanh nghiệp còn bao nhiêu gạo.
Lẽ ra, việc làm này rất dễ trong thời đại tin học và hệ thống thông tin ở các tỉnh.
Nếu có được một "hệ thống thông tin lương thực" chúng ta có thể tính được tổng lượng gạo Việt Nam đang có ở bất cứ thời điểm nào để xác định ta có thể xuất khẩu được bao nhiêu sau khi trừ lượng dự trữ và an toàn lương thực.
Nếu ta cứ "đoán mò" rồi ra lệnh "cấm xuất khẩu" thì chỉ gây thiệt hại cho bà con nông dân và dẫn đến việc thị trường gạo rối loạn là điều khó tránh!
Theo tôi, cần cải tiến hệ thống an ninh lương thực quốc gia trên cả 3 phương diện: phương thức hoạt động, cơ chế thị trường và nhân sự phục vụ. Trong đó, chú ý đến việc ban hành chiến lược về nông nghiệp đúng thực chất.
Còn định hướng dài hơi hơn cho tương lai của gạo Việt Nam, nên chọn con đường nào để người nông dân có thể giầu được nhờ cây lúa?
Thời gian qua, Việt Nam có khuynh hướng chú trọng chất lượng cao nên hy sinh sản lượng. Lúa ngon cơm năng suất vừa thấp, vừa không kháng rầy.
Về chất lượng, gạo Việt Nam cũng không thể và không nên cạnh tranh với Thái Lan do nước này chuyên sản xuất gạo ngon, năng suất chỉ 2-3 tấn/ha. Chúng ta chỉ cạnh tranh được với họ nhờ năng suất cao, 7-8 tấn/ha, và ngắn ngày (trong vòng 90-100 ngày).
Năng suất này và thời gian ngắn này họ không chạy theo được, từ đó chúng ta có sản lượng lớn để xuất khẩu và thu bù lại.
Mặt bằng giá gạo xuất khẩu nay đã thay đổi-tăng cao hơn trước, Nhà nước nên nâng giá lúa ở mức cao này. Khi được đẩy mạnh xuất khẩu gạo, người nông dân sẽ được giàu lên nhờ cây lúa là chuyện tất nhiên thôi!