Xuất khẩu gạo: Thua đau ở Philippines
Nhiều thương nhân Philippines là những người không có năng lực tài chính
Hội đồng Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) vừa cho biết, năm 2012 vẫn giữ nguyên kế hoạch nhập khẩu gạo là 500.000 tấn. Lượng gạo này sẽ giao hoàn toàn cho khu vực tư nhân.
Theo NFA, 500.000 tấn gạo nhập khẩu trong năm tới sẽ có khoảng 75% có thể nhập khẩu từ Việt Nam, thời gian được đưa ra đấu thầu sớm nhất là vào tháng 1/2012.
Tuy nhiên, việc Chính phủ Philippines quyết định giao toàn bộ lượng gạo nhập khẩu năm 2012 cho khu vực tư nhân, đồng thời công bố Việt Nam sẽ là ứng cử viên có khả năng được các thương nhân Philippines chọn mua tới 75% trong tổng số 500.000 tấn gạo, khiến chúng ta nhớ lại quá trình giao dịch thương mại gạo với các thương nhân Philippines trong năm 2011.
Ôn cố tri tân
Năm 2011 Manila đã nhận 850.000 tấn gạo của Việt Nam, thấp hơn rất nhiều so với con số 1,47 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái và chủ yếu mua theo dạng hợp đồng chính phủ. Đây là lần đầu tiên, Chính phủ Philippines cho phép khu vực tư nhân chiếm ưu thế trong việc nhập khẩu gạo (650.000 tấn), còn Chính phủ chỉ mua khoảng 200.000 tấn.
Trước việc thay đổi hình thức nhập khẩu gạo của Chính phủ Philippines, phía Việt Nam mà cụ thể là Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đưa ra biện pháp nhằm quản lý tốt các thương mại gạo với thương nhân Philippines. VFA đề nghị giao cho 4 doanh nghiệp lớn của Việt Nam gồm: một công ty ở Tiền Giang, ATC Kiên Giang, Docimexco (Đồng Tháp) và Angimex (An Giang) đứng ra đàm phán bán gạo với thương nhân Philippines, số lượng gạo trong các hợp đồng ký được sẽ được chia đều cho các đơn vị khác.
Tuy nhiên, 4 doanh nghiệp này chỉ đàm phán bán được một số lượng không đáng kể.
Sau khi đàm phán không thành công với các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân Philippines tiến hành mua gạo với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có số lượng từ 2.000 - 3.000 tấn gạo/lần, và mua được với giá khá thấp.
Kết quả là, trong các hợp đồng thương mại gạo với các thương nhân Philippines, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã lỗ rất nặng, do lỡ ký bán giá thấp trong khi giá lúa gạo nội địa liên tục tăng cao. Do vậy, có một số doanh nghiệp sau khi ký bán xong thấy lỗ nặng đã hủy hợp đồng.
Trước tình hình này, VFA thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trong nước tự do đàm phán với thương nhân Philippines, ai ký bán được gạo phải báo cáo lại với VFA để VFA có kế hoạch phân bổ lại cho các đơn vị khác.
Khi các thương nhân Philippines bị hủy hợp đồng, họ chuyển qua mua gạo với các doanh nghiệp Việt Nam khác có giá mua được đẩy lên cao hơn, vì giá gạo nội địa lúc này đang tăng. Vào thời điểm đầu năm 2011 các doanh nghiệp ký bán gạo 25% tấm giá 400 USD/tấn (FOB), nhưng sau giá gạo 25% tấm trên thị trường nội địa tăng lên 500 USD/tấn họ cũng phải mua.
Những bài học
Sau những lần bán gạo cho các thương nhân Philippines trong năm 2011, các doanh nghiệp Việt đã rút ra được những bài học sâu sắc. Nhiều thương nhân Philippines là những người không có năng lực tài chính, cho nên không ngân hàng nào chấp nhận mở L/C cho họ. Họ chỉ có khả năng thanh toán được từ 3.000 - 5.000 tấn gạo.
Ngoài ra, một thương nhân Philippines khi nhận quota của Chính phủ Philippines giao nhập khẩu 30.000 tấn gạo tại một cảng nào đó, khi nhập khẩu vào cảng quy định đến chuyến hàng sau họ lại nhập khẩu gạo đến một các cảng khác và quay vòng quota rất nhiều lần.
Trên thực tế, Chính phủ Philippines chỉ giao cho khu vực tư nhân nhập khẩu khoảng 650.000 tấn gạo nhưng có thông tin chỉ trong 10 tháng năm 2011, các thương nhân Philippines đã nhập khẩu tới 720.000 tấn gạo từ Việt Nam.
Trong khi Việt Nam không kiểm soát được thì Chính phủ Philippines thì hình như cũng làm ngơ trước động thái này của thương nhân. Vì một khi thị trường Philippines có nhiều gạo được nhập khẩu ắt sẽ kéo giảm giá lương thực trong nước xuống và thực tế là như vậy.
Trước thực tế nhiều doanh nghiệp Việt đã thua đau các thương nhân Philippines trên thị trường gạo trong năm 2011,VFA cho biết đã xây dựng đối sách hợp lý để ngăn việc cũ tái diễn.
Theo NFA, 500.000 tấn gạo nhập khẩu trong năm tới sẽ có khoảng 75% có thể nhập khẩu từ Việt Nam, thời gian được đưa ra đấu thầu sớm nhất là vào tháng 1/2012.
Tuy nhiên, việc Chính phủ Philippines quyết định giao toàn bộ lượng gạo nhập khẩu năm 2012 cho khu vực tư nhân, đồng thời công bố Việt Nam sẽ là ứng cử viên có khả năng được các thương nhân Philippines chọn mua tới 75% trong tổng số 500.000 tấn gạo, khiến chúng ta nhớ lại quá trình giao dịch thương mại gạo với các thương nhân Philippines trong năm 2011.
Ôn cố tri tân
Năm 2011 Manila đã nhận 850.000 tấn gạo của Việt Nam, thấp hơn rất nhiều so với con số 1,47 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái và chủ yếu mua theo dạng hợp đồng chính phủ. Đây là lần đầu tiên, Chính phủ Philippines cho phép khu vực tư nhân chiếm ưu thế trong việc nhập khẩu gạo (650.000 tấn), còn Chính phủ chỉ mua khoảng 200.000 tấn.
Trước việc thay đổi hình thức nhập khẩu gạo của Chính phủ Philippines, phía Việt Nam mà cụ thể là Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đưa ra biện pháp nhằm quản lý tốt các thương mại gạo với thương nhân Philippines. VFA đề nghị giao cho 4 doanh nghiệp lớn của Việt Nam gồm: một công ty ở Tiền Giang, ATC Kiên Giang, Docimexco (Đồng Tháp) và Angimex (An Giang) đứng ra đàm phán bán gạo với thương nhân Philippines, số lượng gạo trong các hợp đồng ký được sẽ được chia đều cho các đơn vị khác.
Tuy nhiên, 4 doanh nghiệp này chỉ đàm phán bán được một số lượng không đáng kể.
Sau khi đàm phán không thành công với các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân Philippines tiến hành mua gạo với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có số lượng từ 2.000 - 3.000 tấn gạo/lần, và mua được với giá khá thấp.
Kết quả là, trong các hợp đồng thương mại gạo với các thương nhân Philippines, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã lỗ rất nặng, do lỡ ký bán giá thấp trong khi giá lúa gạo nội địa liên tục tăng cao. Do vậy, có một số doanh nghiệp sau khi ký bán xong thấy lỗ nặng đã hủy hợp đồng.
Trước tình hình này, VFA thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trong nước tự do đàm phán với thương nhân Philippines, ai ký bán được gạo phải báo cáo lại với VFA để VFA có kế hoạch phân bổ lại cho các đơn vị khác.
Khi các thương nhân Philippines bị hủy hợp đồng, họ chuyển qua mua gạo với các doanh nghiệp Việt Nam khác có giá mua được đẩy lên cao hơn, vì giá gạo nội địa lúc này đang tăng. Vào thời điểm đầu năm 2011 các doanh nghiệp ký bán gạo 25% tấm giá 400 USD/tấn (FOB), nhưng sau giá gạo 25% tấm trên thị trường nội địa tăng lên 500 USD/tấn họ cũng phải mua.
Những bài học
Sau những lần bán gạo cho các thương nhân Philippines trong năm 2011, các doanh nghiệp Việt đã rút ra được những bài học sâu sắc. Nhiều thương nhân Philippines là những người không có năng lực tài chính, cho nên không ngân hàng nào chấp nhận mở L/C cho họ. Họ chỉ có khả năng thanh toán được từ 3.000 - 5.000 tấn gạo.
Ngoài ra, một thương nhân Philippines khi nhận quota của Chính phủ Philippines giao nhập khẩu 30.000 tấn gạo tại một cảng nào đó, khi nhập khẩu vào cảng quy định đến chuyến hàng sau họ lại nhập khẩu gạo đến một các cảng khác và quay vòng quota rất nhiều lần.
Trên thực tế, Chính phủ Philippines chỉ giao cho khu vực tư nhân nhập khẩu khoảng 650.000 tấn gạo nhưng có thông tin chỉ trong 10 tháng năm 2011, các thương nhân Philippines đã nhập khẩu tới 720.000 tấn gạo từ Việt Nam.
Trong khi Việt Nam không kiểm soát được thì Chính phủ Philippines thì hình như cũng làm ngơ trước động thái này của thương nhân. Vì một khi thị trường Philippines có nhiều gạo được nhập khẩu ắt sẽ kéo giảm giá lương thực trong nước xuống và thực tế là như vậy.
Trước thực tế nhiều doanh nghiệp Việt đã thua đau các thương nhân Philippines trên thị trường gạo trong năm 2011,VFA cho biết đã xây dựng đối sách hợp lý để ngăn việc cũ tái diễn.