Hợp đồng xuất khẩu gạo cho 2012 giảm mạnh
Những năm trước, hợp đồng xuất khẩu gạo ký vào cuối năm và sẽ giao vào đầu năm sau thường đạt từ 1 - 3 triệu tấn
Hiện lượng gạo các doanh nghiệp Việt Nam đã ký và sẽ giao hàng vào đầu năm 2012 chỉ ở mức 220.000 tấn. Trong khi, vào thời điểm này các năm trước, hợp đồng đã được ký kết thường đạt từ 1 - 3 triệu tấn.
Thông tin trên đã được bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cho biết tại hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương mới đây.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lượng gạo xuất khẩu Việt Nam ký được giảm theo bà Hoa là do giá gạo của Việt Nam đang cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với các nước xuất khẩu khác là Ấn Độ, Pakistan, Myanmar. Vì vậy, các nước châu Phi và một số nước Trung Đông đã quay sang mua gạo của các nước khác thay vì mua của Việt Nam như trước đây.
Không riêng gì Việt Nam, Thái Lan cũng đang gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong năm tới. Nước này cũng chỉ xuất khẩu được gạo Thơm - là mặt hàng các nước khác không có.
Trước thực tế này, bà Hoa cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tính toán xem giá xuất khẩu gạo là bao nhiêu là có thể bán chứ nên “cố” để đuổi kịp giá xuất khẩu của Thái Lan như hiện nay.
Hợp đồng xuất khẩu gạo gối đầu sang năm 2012 ở mức rất thấp như hiện nay có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục duy trì xuất khẩu gạo trong năm tới nên Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khuyến cáo người dân không nên tăng diện tích gieo trồng các loại lúa có phẩm cấp thấp để giữ uy tín cho sản phẩm gạo của Việt Nam.
Tính đến hết tháng 11, các doanh nghiệp trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã xuất khẩu được 6,73 triệu tấn gạo, thu về 3,4 tỷ USD. Trong tháng 12, dự kiến các đơn vị sẽ xuất khẩu thêm 400.000 tấn. Như vậy, năm nay cơ bản đạt chỉ tiêu xuất khẩu trên 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,7 tỷ USD.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, 2011 là năm đạt kết quả tương đối toàn diện về sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Lợi nhuận của người nông dân tại nhiều thời điểm đạt tới 50%. Trong nước, cân đối cung cầu, không có hiện tượng sốt giá, khan hàng.
Thông tin trên đã được bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cho biết tại hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương mới đây.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lượng gạo xuất khẩu Việt Nam ký được giảm theo bà Hoa là do giá gạo của Việt Nam đang cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với các nước xuất khẩu khác là Ấn Độ, Pakistan, Myanmar. Vì vậy, các nước châu Phi và một số nước Trung Đông đã quay sang mua gạo của các nước khác thay vì mua của Việt Nam như trước đây.
Không riêng gì Việt Nam, Thái Lan cũng đang gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong năm tới. Nước này cũng chỉ xuất khẩu được gạo Thơm - là mặt hàng các nước khác không có.
Trước thực tế này, bà Hoa cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tính toán xem giá xuất khẩu gạo là bao nhiêu là có thể bán chứ nên “cố” để đuổi kịp giá xuất khẩu của Thái Lan như hiện nay.
Hợp đồng xuất khẩu gạo gối đầu sang năm 2012 ở mức rất thấp như hiện nay có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục duy trì xuất khẩu gạo trong năm tới nên Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khuyến cáo người dân không nên tăng diện tích gieo trồng các loại lúa có phẩm cấp thấp để giữ uy tín cho sản phẩm gạo của Việt Nam.
Tính đến hết tháng 11, các doanh nghiệp trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã xuất khẩu được 6,73 triệu tấn gạo, thu về 3,4 tỷ USD. Trong tháng 12, dự kiến các đơn vị sẽ xuất khẩu thêm 400.000 tấn. Như vậy, năm nay cơ bản đạt chỉ tiêu xuất khẩu trên 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,7 tỷ USD.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, 2011 là năm đạt kết quả tương đối toàn diện về sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Lợi nhuận của người nông dân tại nhiều thời điểm đạt tới 50%. Trong nước, cân đối cung cầu, không có hiện tượng sốt giá, khan hàng.