"Xuất khẩu tại chỗ" chưa được quan tâm đúng mức?
Mặc dù tăng trưởng cao trong một thời gian dài, năng lực cạnh tranh thấp vẫn là quan ngại lớn của ngành du lịch Việt Nam
“Tốc độ tăng trưởng thu nhập du lịch giai đoạn 2001-2009 đạt bình quân 16,6%/năm; thu nhập ngoại tệ từ hoạt động du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD, chiếm trên 55% trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ và đứng thứ 5 trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước”.
TS. Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) trích dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê nêu tóm tắt vai trò của ngành “công nghiệp không khói” trong nền kinh tế đất nước, tại cuộc hội thảo quốc gia về phát triển du lịch Việt Nam do báo Nhân dân và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 29/6.
Mục tiêu đưa Việt Nam xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực sau năm 2010, đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, cũng được nhắc lại tại hội thảo ngày hôm qua. Tuy nhiên, sự quan tâm phát triển ngành "xuất khẩu tại chỗ" này dường như chưa được thỏa đáng.
Ngành thu ngoại tệ hiệu quả nhất
Năm 2008, du lịch Việt Nam tiếp đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế. Tuy lượng khách đã giảm khoảng 10% trong năm 2009, nhưng thu nhập ngoại tệ trực tiếp từ du lịch vẫn vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương khoảng 1.000 USD/lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Bùi Xuân Nhật phân tích, thu nhập du lịch 4 tỷ USD mới tính thu trực tiếp, chi tiêu của khách du lịch còn có 3 mảng lớn là vận chuyển, ăn uống và mua sắm. Những khoản này nếu tính là nguồn thu do du lịch thì con số còn lớn hơn nhiều. Nhưng nếu tính ngay 4 tỷ USD thì thu nhập du lịch chỉ đứng sau dệt may, dầu thô, da giày và thủy sản.
Trong khi lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô đang có xu hướng giảm mạnh; các ngành dệt may, da giày chủ yếu là gia công, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu cao; thủy sản phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu lớn, ngược lại, phần giá trị gia tăng trong sản phẩm du lịch lại khá lớn.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, GS. Nguyễn Quang Thái tính toán, thu nhập du lịch trực tiếp khoảng 4 tỷ USD, nhưng nếu tính cả thu nhập mà ngành du lịch gián tiếp đem lại cho các ngành như vận tải, văn hóa, thương mại, bưu chính viễn thông, tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng… dự kiến lên tới trên 6 tỷ USD, tương đương 6,5-7% GDP.
Trên thực tế, tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam cũng đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. TS. Phạm Trung Lương cho biết, từ năm 2001 đến hết tháng 7/2008, cả nước có 250 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 4,466 tỷ USD, chiếm 3,96% về số dự án và 15% về vốn đăng ký trong tổng đầu tư FDI chung cả nước.
Sau giai đoạn này, vốn FDI vào lĩnh vực du lịch tăng mạnh. Riêng năm 2009, thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch đã đạt 8,8 tỷ USD trên tổng số 22,48 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, chiếm 41%, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn đưa thêm thông tin.
Cho đến năm 2009, ngành du lịch tạo ra khoảng 450 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. Phát triển du lịch cũng góp phần thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế liên quan như hàng không, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…
Đáng lưu ý, du lịch Việt Nam hoàn toàn có cơ hội duy trì tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự báo, sau khi thoát khỏi khủng hoảng, ngành “công nghiệp không khói” thế giới sẽ phục hồi mạnh trong năm 2010, tăng khoảng 3-4%, trong đó châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.
Cũng theo tổ chức này, đến hết quý 1/2010, khách du lịch quốc tế trên toàn cầu tăng 2% sau 14 tháng suy giảm, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh nhất, đạt 10%. Việt Nam nằm trong số 5 nước tăng trưởng khách du lịch đứng đầu thế giới, tăng 36%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ.
Năng lực cạnh tranh vẫn thấp
Mặc dù đạt được mức tăng trưởng cao trong một thời gian dài, năng lực cạnh tranh thấp vẫn là quan ngại lớn của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn các nước trong khu vực ngày càng quan tâm đưa ngành kinh tế này trở thành trụ cột chính cho tăng trưởng của mình.
Theo TS. Phạm Trung Lương, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Mặc dù đạt đỉnh cao về lượng khách quốc tế và thu nhập du lịch trong năm 2008, nhưng cũng năm đó, Việt Nam xếp vị trí 97 trên tổng số 113 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng về du lịch, trong khi Singapore xếp thứ 7, Malaysia thứ 32, Thái Lan 42…
Việt Nam chưa có sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao song giá cả thiếu cạnh tranh; nhiều khu, điểm du lịch phát triển tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm; nhiều chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng thấp, ít hấp dẫn…, TS. Lương khái quát lại những điểm yếu cần khắc phục của du lịch Việt Nam.
Nhìn trên góc độ vĩ mô, TS. Trần Thị Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Tự nhiên) cho rằng các yếu tố như thuế, tỷ giá… của Việt Nam cũng là rào cản cho tăng trưởng lượng khách và thu nhập du lịch trong giai đoạn vừa qua.
So sánh biểu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng giữa Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, TS. Hòa cho rằng, mức thuế của cả hai sắc thuế này cao nhất ở Việt Nam và Indonesia.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, Thái Lan đã cho áp dụng hoàn thế giá trị gia tăng đối với du khách để hạ giá sản phẩm và khuyến khích các đối tượng này tăng chi tiêu. “Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hút khách du lịch, kích thích họ mua sắm và làm họ hài lòng”, TS. Hòa lưu ý.
Cũng theo bà Hòa, suốt nhiều năm qua, Việt Nam duy trì việc định giá VND cao hơn thực tế, khiến cho khách du lịch nước ngoài bị thiệt hơn. Cho nên, trong suốt giai đoạn vừa qua, khoảng cách về lượng khách quốc tế giữa Việt Nam với 4 nước dẫn đầu khu vực là Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia luôn trong khoảng từ 2-5 lần; khoảng cách về thu nhập du lịch cùng thời kỳ luôn nằm trong khoảng từ 1,5-4 lần.
“Nếu đối xử với du lịch đúng là ngành kinh tế mũi nhọn thì vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân chắc chắn sẽ đứng đầu”, ông Bùi Xuân Nhật chốt lại.
TS. Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) trích dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê nêu tóm tắt vai trò của ngành “công nghiệp không khói” trong nền kinh tế đất nước, tại cuộc hội thảo quốc gia về phát triển du lịch Việt Nam do báo Nhân dân và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 29/6.
Mục tiêu đưa Việt Nam xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực sau năm 2010, đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, cũng được nhắc lại tại hội thảo ngày hôm qua. Tuy nhiên, sự quan tâm phát triển ngành "xuất khẩu tại chỗ" này dường như chưa được thỏa đáng.
Ngành thu ngoại tệ hiệu quả nhất
Năm 2008, du lịch Việt Nam tiếp đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế. Tuy lượng khách đã giảm khoảng 10% trong năm 2009, nhưng thu nhập ngoại tệ trực tiếp từ du lịch vẫn vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương khoảng 1.000 USD/lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Bùi Xuân Nhật phân tích, thu nhập du lịch 4 tỷ USD mới tính thu trực tiếp, chi tiêu của khách du lịch còn có 3 mảng lớn là vận chuyển, ăn uống và mua sắm. Những khoản này nếu tính là nguồn thu do du lịch thì con số còn lớn hơn nhiều. Nhưng nếu tính ngay 4 tỷ USD thì thu nhập du lịch chỉ đứng sau dệt may, dầu thô, da giày và thủy sản.
Trong khi lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô đang có xu hướng giảm mạnh; các ngành dệt may, da giày chủ yếu là gia công, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu cao; thủy sản phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu lớn, ngược lại, phần giá trị gia tăng trong sản phẩm du lịch lại khá lớn.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, GS. Nguyễn Quang Thái tính toán, thu nhập du lịch trực tiếp khoảng 4 tỷ USD, nhưng nếu tính cả thu nhập mà ngành du lịch gián tiếp đem lại cho các ngành như vận tải, văn hóa, thương mại, bưu chính viễn thông, tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng… dự kiến lên tới trên 6 tỷ USD, tương đương 6,5-7% GDP.
Trên thực tế, tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam cũng đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. TS. Phạm Trung Lương cho biết, từ năm 2001 đến hết tháng 7/2008, cả nước có 250 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 4,466 tỷ USD, chiếm 3,96% về số dự án và 15% về vốn đăng ký trong tổng đầu tư FDI chung cả nước.
Sau giai đoạn này, vốn FDI vào lĩnh vực du lịch tăng mạnh. Riêng năm 2009, thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch đã đạt 8,8 tỷ USD trên tổng số 22,48 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, chiếm 41%, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn đưa thêm thông tin.
Cho đến năm 2009, ngành du lịch tạo ra khoảng 450 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. Phát triển du lịch cũng góp phần thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế liên quan như hàng không, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…
Đáng lưu ý, du lịch Việt Nam hoàn toàn có cơ hội duy trì tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự báo, sau khi thoát khỏi khủng hoảng, ngành “công nghiệp không khói” thế giới sẽ phục hồi mạnh trong năm 2010, tăng khoảng 3-4%, trong đó châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.
Cũng theo tổ chức này, đến hết quý 1/2010, khách du lịch quốc tế trên toàn cầu tăng 2% sau 14 tháng suy giảm, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh nhất, đạt 10%. Việt Nam nằm trong số 5 nước tăng trưởng khách du lịch đứng đầu thế giới, tăng 36%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ.
Năng lực cạnh tranh vẫn thấp
Mặc dù đạt được mức tăng trưởng cao trong một thời gian dài, năng lực cạnh tranh thấp vẫn là quan ngại lớn của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn các nước trong khu vực ngày càng quan tâm đưa ngành kinh tế này trở thành trụ cột chính cho tăng trưởng của mình.
Theo TS. Phạm Trung Lương, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Mặc dù đạt đỉnh cao về lượng khách quốc tế và thu nhập du lịch trong năm 2008, nhưng cũng năm đó, Việt Nam xếp vị trí 97 trên tổng số 113 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng về du lịch, trong khi Singapore xếp thứ 7, Malaysia thứ 32, Thái Lan 42…
Việt Nam chưa có sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao song giá cả thiếu cạnh tranh; nhiều khu, điểm du lịch phát triển tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm; nhiều chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng thấp, ít hấp dẫn…, TS. Lương khái quát lại những điểm yếu cần khắc phục của du lịch Việt Nam.
Nhìn trên góc độ vĩ mô, TS. Trần Thị Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Tự nhiên) cho rằng các yếu tố như thuế, tỷ giá… của Việt Nam cũng là rào cản cho tăng trưởng lượng khách và thu nhập du lịch trong giai đoạn vừa qua.
So sánh biểu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng giữa Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, TS. Hòa cho rằng, mức thuế của cả hai sắc thuế này cao nhất ở Việt Nam và Indonesia.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, Thái Lan đã cho áp dụng hoàn thế giá trị gia tăng đối với du khách để hạ giá sản phẩm và khuyến khích các đối tượng này tăng chi tiêu. “Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hút khách du lịch, kích thích họ mua sắm và làm họ hài lòng”, TS. Hòa lưu ý.
Cũng theo bà Hòa, suốt nhiều năm qua, Việt Nam duy trì việc định giá VND cao hơn thực tế, khiến cho khách du lịch nước ngoài bị thiệt hơn. Cho nên, trong suốt giai đoạn vừa qua, khoảng cách về lượng khách quốc tế giữa Việt Nam với 4 nước dẫn đầu khu vực là Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia luôn trong khoảng từ 2-5 lần; khoảng cách về thu nhập du lịch cùng thời kỳ luôn nằm trong khoảng từ 1,5-4 lần.
“Nếu đối xử với du lịch đúng là ngành kinh tế mũi nhọn thì vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân chắc chắn sẽ đứng đầu”, ông Bùi Xuân Nhật chốt lại.