Zimbabwe mất ít nhất 1 tỷ USD mỗi năm vì tham nhũng
Tham nhũng ở Zimbabwe chủ yếu là hành vi của công chức đòi tiền hối lộ cho những dịch vụ cơ bản
Zimbabwe đang mất mỗi năm 1 tỷ USD vì tham nhũng, trong đó cảnh sát và quan chức Chính phủ là đối tượng tham nhũng nhiều nhất - hãng tin Reuters dẫn báo cáo mới nhất từ tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho biết.
Các nhóm trên mạng xã hội như #ThisFlag và #Tajamuka đã viện dẫn nạn tham nhũng trong Chính phủ của Tổng thống Robert Mugabe và việc cảnh sát chặn đường “vòi” tiền lái xe ở Zimbabwe là vài trong số những lý do chính dẫn tới những cuộc biểu tình làm rung chuyển quốc gia Nam Phi này trong mấy tháng gần đây.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Zimbabwe (TIZ) cho biết cảnh sát, các hội đồng địa phương, và cơ quan thanh tra phương tiện giao thông, cấp bằng lái, cùng các cơ quan giáo dục là những tổ chức tham nhũng nhiều nhất ở nước này.
“Tình trạng tham nhũng có hệ thống trong lĩnh vực chính trị và kinh tế ở Zimbabwe là rất rộng lớn”, TIZ đánh giá. “Thật khó tin nếu giá trị tài sản bị tham nhũng hàng năm dưới mức 1 tỷ USD”.
Các nhà phê bình và phe đối lập cáo buộc Tổng thống Mugabe không dẹp được tình trạng tham nhũng trong hàng ngũ các quan chức cấp cao, cho rằng nạn tham nhũng là một lý do khiến các công ty nước ngoài không muốn đầu tư vào Zimbabwe.
Đã có lúc ông Mugabe thừa nhận việc các bộ trưởng trong nội các của ông tham nhũng, nhưng ông cũng nói cảnh sát thiếu bằng chứng để truy tố.
“Có thể là có tham nhũng thật, nhưng chúng tôi không thấy có ai sẵn sàng đưa ra bằng chứng”, Bộ trưởng Bộ Thông tin Zimbabwe Christopher Mushohwe phát biểu. “Hãy cho chúng tôi bằng chứng và luật pháp sẽ vào cuộc”.
Năm ngoái, Zimbabwe xếp thứ 150/168 quốc gia trong chỉ số tham nhũng của TI. Trong xếp hạng này, các quốc gia có xếp hạng càng thấp thì mức độ tham nhũng càng lớn.
Tham nhũng ở Zimbabwe chủ yếu là hành vi của công chức đòi tiền hối lộ cho những dịch vụ cơ bản như lắp công-tơ điện, cấp phép từ xây nhà cho tới đầu tư.
Hồi tháng 5 năm nay, cơ quan thuế Zimbabwe đã cách chức người đứng đầu cùng 5 nhà quản lý có liên quan đến vụ mua xe sang với giá “hời” từ một công ty kinh doanh ô tô. Đây là một trong số rất ít những vụ tham nhũng cấp cao bị phanh phui ở Zimbabwe trong những năm gần đây.
Các nhóm trên mạng xã hội như #ThisFlag và #Tajamuka đã viện dẫn nạn tham nhũng trong Chính phủ của Tổng thống Robert Mugabe và việc cảnh sát chặn đường “vòi” tiền lái xe ở Zimbabwe là vài trong số những lý do chính dẫn tới những cuộc biểu tình làm rung chuyển quốc gia Nam Phi này trong mấy tháng gần đây.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Zimbabwe (TIZ) cho biết cảnh sát, các hội đồng địa phương, và cơ quan thanh tra phương tiện giao thông, cấp bằng lái, cùng các cơ quan giáo dục là những tổ chức tham nhũng nhiều nhất ở nước này.
“Tình trạng tham nhũng có hệ thống trong lĩnh vực chính trị và kinh tế ở Zimbabwe là rất rộng lớn”, TIZ đánh giá. “Thật khó tin nếu giá trị tài sản bị tham nhũng hàng năm dưới mức 1 tỷ USD”.
Các nhà phê bình và phe đối lập cáo buộc Tổng thống Mugabe không dẹp được tình trạng tham nhũng trong hàng ngũ các quan chức cấp cao, cho rằng nạn tham nhũng là một lý do khiến các công ty nước ngoài không muốn đầu tư vào Zimbabwe.
Đã có lúc ông Mugabe thừa nhận việc các bộ trưởng trong nội các của ông tham nhũng, nhưng ông cũng nói cảnh sát thiếu bằng chứng để truy tố.
“Có thể là có tham nhũng thật, nhưng chúng tôi không thấy có ai sẵn sàng đưa ra bằng chứng”, Bộ trưởng Bộ Thông tin Zimbabwe Christopher Mushohwe phát biểu. “Hãy cho chúng tôi bằng chứng và luật pháp sẽ vào cuộc”.
Năm ngoái, Zimbabwe xếp thứ 150/168 quốc gia trong chỉ số tham nhũng của TI. Trong xếp hạng này, các quốc gia có xếp hạng càng thấp thì mức độ tham nhũng càng lớn.
Tham nhũng ở Zimbabwe chủ yếu là hành vi của công chức đòi tiền hối lộ cho những dịch vụ cơ bản như lắp công-tơ điện, cấp phép từ xây nhà cho tới đầu tư.
Hồi tháng 5 năm nay, cơ quan thuế Zimbabwe đã cách chức người đứng đầu cùng 5 nhà quản lý có liên quan đến vụ mua xe sang với giá “hời” từ một công ty kinh doanh ô tô. Đây là một trong số rất ít những vụ tham nhũng cấp cao bị phanh phui ở Zimbabwe trong những năm gần đây.