200 triệu người Trung Quốc trưởng thành sống độc thân
Lối sống độc thân đang mở ra những trào lưu mới ở Trung Quốc
Trung Quốc đang trở thành một “quốc gia của những người độc thân”, tờ Wall Street Journal cho biết.
Theo dữ liệu từ Bộ Dân chính Trung Quốc, hiện có gần 200 triệu người trưởng thành ở nước này sống độc thân, chiếm 14,6% tổng dân số. Vào năm 1990, tỷ lệ này chỉ là 6%.
Các chuyên gia dân số cho biết, tỷ lệ người độc thân của Trung Quốc tăng mạnh là kết quả của tỷ lệ ly hôn tăng cao và xu hướng trì hoãn lập gia đình hoặc lựa chọn cả đời không kết hôn. Những người trì hoãn kết hôn có thể sống riêng hoặc sống cùng với gia đình, phát triển lối sống độc thân vui vẻ mà họ không muốn từ bỏ.
Tuy vậy, tỷ lệ độc thân ở Trung Quốc còn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia khác. Số liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố năm 2014 cho thấy tỷ lệ dân số độc thân của nước này là 50,2%. Còn theo báo có thống kê dân số Anh, vào năm 2011, tỷ lệ dân số độc thân của nước này là 51%.
Một lý do khiến tỷ lệ dân số độc thân của Trung Quốc thấp hơn những nước này là nhiều người Trung Quốc chịu áp lực từ gia đình buộc họ phải kết hôn.
Những thế hệ lớn tuổi của Trung Quốc thường có xu hướng tôn trọng truyền thống và đề cao cuộc sống gia đình, không muốn con cháu mình lựa chọn cuộc sống độc thân. Bởi vậy, không ít người trẻ không muốn kết hôn của Trung Quốc đã tìm cách tránh về quê trong các dịp nghỉ lễ để không phải đối mặt với sức ép từ người thân.
Thậm chí, Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng áp lực kết hôn lên giới trẻ ở nước này bằng cách liệt những phụ nữ trên tuổi 27 chưa kết hôn là “phụ nữ ế”.
Chính sách một con của Trung Quốc mà nước này từ bỏ mới đây được cho là góp phần gây ra tỷ lệ độc thân gia tăng bởi tạo ra sự mất cân bằng giới tính và dân số lão hóa.
Xét tới quy mô dân số lớn của Trung Quốc, tỷ lệ độc thân 14,6% có ảnh hưởng không hề nhỏ. Con số này được đưa ra trong bối cảnh các nhà dân số học cảnh báo Trung Quốc về tỷ lệ sinh suy giảm. Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu lao động ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ sớm xuất hiện.
Lối sống độc thân đang mở ra những trào lưu mới ở Trung Quốc, bao gồm trào lưu có tên “nền kinh tế độc thân” - trong đó những người không kết hôn và có thu nhập cao tiêu xài thoải mái. Nhiều phụ nữ độc thân Trung Quốc chọn cách giữ trứng của mình đông lạnh ở nước ngoài và trở thành mẹ đơn thân. Vào Ngày Độc thân 11/11/2015, lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới được tập đoàn Alibaba tổ chức ở Trung Quốc đem về doanh thu hơn 14 tỷ USD
Theo truyền thống của Khổng giáo cũng như các quy định pháp luật, xã hội Trung Quốc thường ủng hộ các cặp đôi kết hôn. Điều này đã dẫn tới việc nhiều người độc thân lập hội trên mạng để phản đối lại việc họ bị xã hội “săm soi”, cho rằng làm như vậy là không công bằng với họ.
Một số thành phố của Trung Quốc như Thượng Hải và Quảng Châu đã có quy định cấm người độc thân mua nhà. Báo chí địa phương cũng cho hay một số công ty thường ưu ái những người có gia đình mỗi khi xét thăng chức và tăng lương.
Theo dữ liệu từ Bộ Dân chính Trung Quốc, hiện có gần 200 triệu người trưởng thành ở nước này sống độc thân, chiếm 14,6% tổng dân số. Vào năm 1990, tỷ lệ này chỉ là 6%.
Các chuyên gia dân số cho biết, tỷ lệ người độc thân của Trung Quốc tăng mạnh là kết quả của tỷ lệ ly hôn tăng cao và xu hướng trì hoãn lập gia đình hoặc lựa chọn cả đời không kết hôn. Những người trì hoãn kết hôn có thể sống riêng hoặc sống cùng với gia đình, phát triển lối sống độc thân vui vẻ mà họ không muốn từ bỏ.
Tuy vậy, tỷ lệ độc thân ở Trung Quốc còn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia khác. Số liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố năm 2014 cho thấy tỷ lệ dân số độc thân của nước này là 50,2%. Còn theo báo có thống kê dân số Anh, vào năm 2011, tỷ lệ dân số độc thân của nước này là 51%.
Một lý do khiến tỷ lệ dân số độc thân của Trung Quốc thấp hơn những nước này là nhiều người Trung Quốc chịu áp lực từ gia đình buộc họ phải kết hôn.
Những thế hệ lớn tuổi của Trung Quốc thường có xu hướng tôn trọng truyền thống và đề cao cuộc sống gia đình, không muốn con cháu mình lựa chọn cuộc sống độc thân. Bởi vậy, không ít người trẻ không muốn kết hôn của Trung Quốc đã tìm cách tránh về quê trong các dịp nghỉ lễ để không phải đối mặt với sức ép từ người thân.
Thậm chí, Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng áp lực kết hôn lên giới trẻ ở nước này bằng cách liệt những phụ nữ trên tuổi 27 chưa kết hôn là “phụ nữ ế”.
Chính sách một con của Trung Quốc mà nước này từ bỏ mới đây được cho là góp phần gây ra tỷ lệ độc thân gia tăng bởi tạo ra sự mất cân bằng giới tính và dân số lão hóa.
Xét tới quy mô dân số lớn của Trung Quốc, tỷ lệ độc thân 14,6% có ảnh hưởng không hề nhỏ. Con số này được đưa ra trong bối cảnh các nhà dân số học cảnh báo Trung Quốc về tỷ lệ sinh suy giảm. Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu lao động ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ sớm xuất hiện.
Lối sống độc thân đang mở ra những trào lưu mới ở Trung Quốc, bao gồm trào lưu có tên “nền kinh tế độc thân” - trong đó những người không kết hôn và có thu nhập cao tiêu xài thoải mái. Nhiều phụ nữ độc thân Trung Quốc chọn cách giữ trứng của mình đông lạnh ở nước ngoài và trở thành mẹ đơn thân. Vào Ngày Độc thân 11/11/2015, lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới được tập đoàn Alibaba tổ chức ở Trung Quốc đem về doanh thu hơn 14 tỷ USD
Theo truyền thống của Khổng giáo cũng như các quy định pháp luật, xã hội Trung Quốc thường ủng hộ các cặp đôi kết hôn. Điều này đã dẫn tới việc nhiều người độc thân lập hội trên mạng để phản đối lại việc họ bị xã hội “săm soi”, cho rằng làm như vậy là không công bằng với họ.
Một số thành phố của Trung Quốc như Thượng Hải và Quảng Châu đã có quy định cấm người độc thân mua nhà. Báo chí địa phương cũng cho hay một số công ty thường ưu ái những người có gia đình mỗi khi xét thăng chức và tăng lương.