2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm một nửa tỉ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày
Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày và giảm một nửa tỷ lệ người thiếu đói trong giai đoạn 1990-2015.
Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào thành công này.
Phó giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam, ông Chistophe Bahuet cho rằng mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 10-11% vào năm 2010 là hoàn toàn khả thi.
Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng nhưng việc đánh giá các chương trình thực hiện nó lại không hề đơn giản, liệu chúng ta có cơ sở để đánh giá một cách khách quan vấn đề này không, thưa ông?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng cơ quan Liên hợp quốc (UN) đã tổ chức hội thảo trình bày báo cáo đánh giá giữa kỳ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (NTPPR). Đây là một phần của đánh giá chung cho hai chương trình giảm nghèo quốc gia của Việt Nam là NTPPR và 135-2, là kết quả làm việc tích cực của nhiều bên liên quan như các cơ quan quốc gia, nhiều cơ quan cấp địa phương, các nhà nghiên cứu và những người hưởng lợi dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hỗ trợ của UNDP và UN ở Việt Nam.
Báo cáo đánh giá giữa kỳ cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đảm bảo tính khách quan vì dữ liệu được lấy từ những cơ sở thực tế đang diễn ra. Các dữ liệu được phân tích bởi nhiều nhóm nghiên cứu, với mục đích là đưa ra một bức tranh chính xác về tình trạng thực hiện chương trình quốc gia nhằm khắc phục đói nghèo.
Các phát hiện và khuyến nghị từ báo cáo đã phản ánh quan điểm khách quan của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia. Ngoài ra còn có sự đánh giá của các cơ quan Chính phủ, càng làm tăng ý nghĩa cho báo cáo này.
Theo ông, mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 10-11% vào năm 2010 có khả thi và những năm tiếp theo Việt Nam nên làm gì cho mục tiêu giảm nghèo?
Mục tiêu chung của Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo là mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước khoảng 2%, đưa tổng số hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% vào năm 2010. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chỉ còn hơn 13%, như vậy tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đã đạt 2,6%, cao hơn mục tiêu đề ra. Cho nên, việc đạt được chỉ tiêu trên vào năm 2010 là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, muốn duy trì bền vững và phù hợp cho những năm sau, theo tôi, Chính phủ cần chú ý tới 5 khuyến nghị chính. Bao gồm chương trình phải được thiết kế để có thể hỗ trợ cho các đối tượng cần giảm nghèo nhiều phương diện. Cần thay đổi cách tiếp cận truyền thống để giải quyết vấn đề nghèo đói hiện nay.
Thứ hai là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra; thứ ba là hiệu quả và tính kinh tế; thứ tư là hiệu quả xác định đối tượng, chỗ này cần hiểu rằng một số người nghèo vẫn chưa tiếp cận đến dịch vụ của chương trình trong lúc một số chưa nghèo lại hưởng lợi từ chương trình; thứ năm là chất lượng cung cấp dịch vụ; đặc biệt chú trọng tới sự tham gia của người dân.
Tất nhiên trong ngắn hạn, trung hạn cần chú ý tới quy trình lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách, cải tiến hợp phần hỗ trợ sản xuất cho phù hợp và dễ tiếp cận hơn... Còn trong dài hạn cần chú ý đến việc đơn giản hóa và hài hòa các chính sách giảm ghèo; làm rõ mối quan hệ giữa hỗ trợ với lồng ghép các chính sách; tiếp tục nâng cao hiệu quả các phương pháp xác định đối tượng; xây dựng một chiến lược an sinh xã hội tổng thể toàn diện...
Chúng tôi biết rằng với quy mô giảm nghèo lớn nhưng đã được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn là thành quả gắn với sự phát triển của thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Chương trình giảm nghèo đã mang lại hiệu quả phát triển về kinh tế, đó là điều không thể hoài nghi và đó cũng là kết quả trực tiếp của các chính sách quốc gia về chương trình chống đói nghèo.
Tuy nhiên một số chính sách hỗn hợp hỗ trợ xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo và các dự án chồng chéo nhau nên việc phối hợp với nhau cực kỳ khó khăn thậm chí còn gây cản trở đến hiệu quả thực hiện. Do đó cần có sự lãnh đạo và chia sẻ nhằm thiết kế một chương trình tổng thể đạt hiệu quả cao hơn.
Ngày Quốc tế xoá đói nghèo năm nay (17/10) có chủ đề "Trẻ em nói chống lại đói nghèo". Cách tiếp cận khái niệm “đói, nghèo” có gì khác không thưa ông?
Đúng, 17/10 là ngày Quốc tế xoá đói nghèo với chủ đề "Trẻ em nói chống lại đói nghèo" . Điều này gợi cho chúng ta nhớ lại định nghĩa về "người nghèo".
Đói nghèo, và đặc biệt là trẻ em nghèo, không thể chỉ dựa vào mức thu nhập. Một cách tiếp cận đa chiều về khái niệm đói nghèo cần được xem xét trong tương lai nhằm mục tiêu hoá, đưa ra kế hoạch, cũng như định lượng hoặc giám sát mức nghèo.
Tức là cần tiếp cận cái nghèo ở nhiều góc độ khác nhau như giáo dục, y tế để từ đó đưa ra cách giải quyết mới, mô hình mới... có thể giúp đỡ trọn gói cho người nghèo hay trọn gói cho từng địa phương.
Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào thành công này.
Phó giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam, ông Chistophe Bahuet cho rằng mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 10-11% vào năm 2010 là hoàn toàn khả thi.
Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng nhưng việc đánh giá các chương trình thực hiện nó lại không hề đơn giản, liệu chúng ta có cơ sở để đánh giá một cách khách quan vấn đề này không, thưa ông?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng cơ quan Liên hợp quốc (UN) đã tổ chức hội thảo trình bày báo cáo đánh giá giữa kỳ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (NTPPR). Đây là một phần của đánh giá chung cho hai chương trình giảm nghèo quốc gia của Việt Nam là NTPPR và 135-2, là kết quả làm việc tích cực của nhiều bên liên quan như các cơ quan quốc gia, nhiều cơ quan cấp địa phương, các nhà nghiên cứu và những người hưởng lợi dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hỗ trợ của UNDP và UN ở Việt Nam.
Báo cáo đánh giá giữa kỳ cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đảm bảo tính khách quan vì dữ liệu được lấy từ những cơ sở thực tế đang diễn ra. Các dữ liệu được phân tích bởi nhiều nhóm nghiên cứu, với mục đích là đưa ra một bức tranh chính xác về tình trạng thực hiện chương trình quốc gia nhằm khắc phục đói nghèo.
Các phát hiện và khuyến nghị từ báo cáo đã phản ánh quan điểm khách quan của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia. Ngoài ra còn có sự đánh giá của các cơ quan Chính phủ, càng làm tăng ý nghĩa cho báo cáo này.
Theo ông, mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 10-11% vào năm 2010 có khả thi và những năm tiếp theo Việt Nam nên làm gì cho mục tiêu giảm nghèo?
Mục tiêu chung của Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo là mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước khoảng 2%, đưa tổng số hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% vào năm 2010. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chỉ còn hơn 13%, như vậy tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đã đạt 2,6%, cao hơn mục tiêu đề ra. Cho nên, việc đạt được chỉ tiêu trên vào năm 2010 là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, muốn duy trì bền vững và phù hợp cho những năm sau, theo tôi, Chính phủ cần chú ý tới 5 khuyến nghị chính. Bao gồm chương trình phải được thiết kế để có thể hỗ trợ cho các đối tượng cần giảm nghèo nhiều phương diện. Cần thay đổi cách tiếp cận truyền thống để giải quyết vấn đề nghèo đói hiện nay.
Thứ hai là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra; thứ ba là hiệu quả và tính kinh tế; thứ tư là hiệu quả xác định đối tượng, chỗ này cần hiểu rằng một số người nghèo vẫn chưa tiếp cận đến dịch vụ của chương trình trong lúc một số chưa nghèo lại hưởng lợi từ chương trình; thứ năm là chất lượng cung cấp dịch vụ; đặc biệt chú trọng tới sự tham gia của người dân.
Tất nhiên trong ngắn hạn, trung hạn cần chú ý tới quy trình lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách, cải tiến hợp phần hỗ trợ sản xuất cho phù hợp và dễ tiếp cận hơn... Còn trong dài hạn cần chú ý đến việc đơn giản hóa và hài hòa các chính sách giảm ghèo; làm rõ mối quan hệ giữa hỗ trợ với lồng ghép các chính sách; tiếp tục nâng cao hiệu quả các phương pháp xác định đối tượng; xây dựng một chiến lược an sinh xã hội tổng thể toàn diện...
Chúng tôi biết rằng với quy mô giảm nghèo lớn nhưng đã được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn là thành quả gắn với sự phát triển của thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Chương trình giảm nghèo đã mang lại hiệu quả phát triển về kinh tế, đó là điều không thể hoài nghi và đó cũng là kết quả trực tiếp của các chính sách quốc gia về chương trình chống đói nghèo.
Tuy nhiên một số chính sách hỗn hợp hỗ trợ xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo và các dự án chồng chéo nhau nên việc phối hợp với nhau cực kỳ khó khăn thậm chí còn gây cản trở đến hiệu quả thực hiện. Do đó cần có sự lãnh đạo và chia sẻ nhằm thiết kế một chương trình tổng thể đạt hiệu quả cao hơn.
Ngày Quốc tế xoá đói nghèo năm nay (17/10) có chủ đề "Trẻ em nói chống lại đói nghèo". Cách tiếp cận khái niệm “đói, nghèo” có gì khác không thưa ông?
Đúng, 17/10 là ngày Quốc tế xoá đói nghèo với chủ đề "Trẻ em nói chống lại đói nghèo" . Điều này gợi cho chúng ta nhớ lại định nghĩa về "người nghèo".
Đói nghèo, và đặc biệt là trẻ em nghèo, không thể chỉ dựa vào mức thu nhập. Một cách tiếp cận đa chiều về khái niệm đói nghèo cần được xem xét trong tương lai nhằm mục tiêu hoá, đưa ra kế hoạch, cũng như định lượng hoặc giám sát mức nghèo.
Tức là cần tiếp cận cái nghèo ở nhiều góc độ khác nhau như giáo dục, y tế để từ đó đưa ra cách giải quyết mới, mô hình mới... có thể giúp đỡ trọn gói cho người nghèo hay trọn gói cho từng địa phương.