5 giả thiết cho sự biến mất của MH370
Trong lúc những nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 chưa có kết quả, nhiều giả thuyết tiếp tục được đặt ra
Tính đến hôm nay (13/3) đã 6 ngày trôi qua kể từ khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines biến mất bí ẩn trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Trong lúc những nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200 này chưa có kết quả, nhiều giả thuyết tiếp tục được đặt ra quanh vụ mất tích này.
Theo thông tin sáng nay, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hình ảnh của ba vật thể lạ nổi trên mặt biển khu vực hợp lưu giữa biển Đông và Vịnh Thái Lan, bị nghi là mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích. Bức ảnh được chụp vào 9/3 nhưng tới cuối ngày hôm qua mới được công bố.
Đây là những vật thể có kích thước lớn, trong đó vật thể lớn nhất có kích thước khoảng 22-24m. Tuy nhiên, theo ông Li Jiaxiang, Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc nói rằng, hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh đó là mảnh vỡ của máy bay mất tích. “Vệ tinh của Trung Quốc đã phát hiện thấy khói và những vật thể nổi… Hiện tại, chúng tôi chưa thể xác nhận những vật này có liên quan tới máy bay mất tích”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Li.
Theo dự kiến, các nỗ lực điều tra sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong ngày hôm nay nhằm xác minh những hình ảnh mà vệ tinh Trung Quốc đã chụp được thực ra là gì.
Dưới đây là một số giả thiết về sự biến mất của MH370 mà hãng tin AFP đặt ra:
Giả thiết 1: Nổ trong khoang máy bay
Vì sao: Theo nhà chức trách Malaysia, khi mất liên lạc và mất tích mà không có cuộc gọi khẩn cấp nào, chiếc máy bay đang di chuyển ở độ cao khoảng 11km trên mực nước biển. Điều này cho thấy khả năng xảy ra một thảm họa bất ngờ trên máy bay.
Sự hiện diện của hai hành khách khả nghi mang hộ chiếu bị đánh cắp đã dẫn tới những lo ngại về một vụ tấn công khủng bố. Theo thông tin công bố hôm 11/3, hai người này có thể chỉ là người Iran nhập cư. Tuy vậy, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan vẫn không loại trừ khả năng hai người này có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố.
Trong giả thiết này, một số khả năng khác được đạt ra bao gồm máy bay mất tích đã bị tấn công bởi một tên lửa hoặc một máy bay quân sự.
Quan điểm chuyên gia: “Tôi không tin vụ biến mất có liên quan gì tới vấn đề bảo trì hay thiết kế của chiếc máy bay”, ông Neil Hansford, Chủ tịch công ty tư vấn hàng không hàng đầu của Australia Strategic Aviation Solutions, phát biểu.
“Tôi cho rằng có ba kịch bản có thể xảy ra. Có bom trong khoang máy bay, máy bay bị máy quân sự hoặc tên lửa tấn công, hoặc cửa buồng lái bị khóa trái khiến cơ trưởng không vào được”, ông Hansford nhận định.
Giả thiết 2: Sự cố kỹ thuật
Vì sao: Sự biến mất đột ngột của MH370 cũng có thể xuất phát từ vấn đề kỹ thuật khiến máy bay hạ độ cao nhanh chóng. Các báo cáo từ nhà chức trách Malaysia về việc chiếc máy bay có thể chuyển hướng sang phía Tây trước khi mất liên lạc cho thấy, phi công có thể đã cố gắng khắc phục một vấn đề kỹ thuật nào đó xảy ra. Những phỏng đoán này càng củng cố giả thiết về sự cố kỹ thuật trên MH370.
Quan điểm chuyên gia: “Theo quan điểm của tôi, việc máy bay chuyển hướng cho thấy máy bay có thể bị khựng lại”, bà Mary Schiavo, cựu Giám đốc điều tra của Bộ Giao thông Mỹ, đánh giá.
“Điều này không có nghĩa là máy bay bị hỏng động cơ, mà máy bay có thể bị mất dòng không khí ở cánh. Khi đó, dòng không khí không còn đủ tốc độ để giữ máy bay trong không trung, và máy bay sẽ bị giảm độ cao với tốc độ thực sự mạnh”, bà Schiavo nói trên kênh ABC của Australia.
Bà Schiavo so sánh kịch bản này với số phận của chuyến bay 447 của hãng AirFrance. Chuyến bay đó đã rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 2009 sau khi bộ cảm ứng tốc độ bị hỏng.
Còn theo ông Ravi Madavaram, nhà tư vấn lĩnh vực hàng không-vũ trụ thuộc công ty Frost&Sullivan Asia Pacific, nếu máy bay thực sự rơi, sự kết hợp giữa sự cố kỹ thuật và lỗi phi công có thể là kịch bản đã xảy ra. “Thường thì không có một lỗi đơn lẻ nào dẫn tới việc máy bay rơi, mà phải là sự kết hợp giữa sự cố kỹ thuật và các quyết định của phi công. Mỗi sự cố và quyết định này nếu tách riêng ra thì vô hại và vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, khi những yếu tố này cùng lúc kết hợp thì kết quả sẽ là thảm họa”.
Giả thiết 3: Vỡ cấu trúc máy bay
Vì sao: Việc chưa tìm được mảnh vỡ hay tín hiệu hộp đen của máy bay đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng, chiếc máy bay đã bị vỡ cấu trúc giữa không trung.
Quan điểm chuyên gia: Vỡ cấu trúc từng là nguyên nhân dẫn tới một số vụ máy bay biến mất trước kia, gần đấy nhất là chuyến bay 611 của China Airlines bị vỡ khi đang di chuyển ở độ cao 11 km vào năm 2004. Chuyến bay này sử dụng máy bay Boeing 747 và máy bay bị vỡ do lỗi trong quá trình sửa chữa.
Tuy nhiên, theo ông Madavaram, những chiếc máy bay mới “sử dụng vật liệu, công nghệ và có lịch bảo trì tốt hơn”. Chuyên gia này cho biết, công nghệ sử dụng trên Boeing 747 cũ hơn so với công nghệ của Boeing 777 tới 20 năm.
Giả thiết 4: Máy bay bị bắt cóc
Vì sao: Do không tìm thấy mảnh vỡ của máy bay quanh khu vực đường bay, có khả năng chuyến bay đã quay đầu. Hôm qua, nhà chức trách Malaysia đã xác nhận việc quân độ nước này bắt được tín hiệu của MH370 ở eo biển Malacca, nghĩa là chuyến bay đã lệch khỏi đường bay tới Bắc Kinh như dự định. Điều này làm gia tăng đồn đoán về một vụ bắt cóc máy bay, và khả năng này đến nay vẫn chưa bị các nhà điều tra loại trừ.
Theo Malaysia Airlines, toàn bộ máy bay của hãng được trang bị hệ thống báo cáo và liên lạc máy bay ACARS. Hệ thống này thông báo về mặt đất các thông tin về địa điểm và tốc độ không khí nơi máy bay đi qua. Tuy nhiên, đến nay, Malaysia Airlines vẫn từ chối cung cấp những dữ liệu có được từ MH370.
Quan điểm chuyên gia: Theo ông Scott Hamilton, Giám đốc điều hành công ty tư vấn hàng không Leeham của Mỹ, việc máy bay quay trở lại càng đặt ra thêm nhiều câu hỏi. “Nếu khi đó máy bay đang ở gần bờ biển Việt Nam, thì việc gì phải quay đầu lại khi có thể có một sân bay gần hơn để hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp”, ông Hamilton viết trên website công ty.
Câu hỏi lớn hơn là liệu việc quay đầu của máy bay là có chủ đích “theo sự điều khiển của phi công (hoặc những kẻ bắt cóc)”, hay là do những nguyên nhân khác như vấn đề động cơ hoặc máy bay bị nổ.
Trong khi đó, chuyên gia Madavaram thuộc Frost & Sullivan cho rằng, có một số yếu tố loại trừ khả năng MH370 bị bắt cóc, bao gồm chưa có nhóm nào đưa ra lời nhận trách nhiệm đáng tin về vụ mất tích.
Giả thuyết 5: Phi công tự sát
Tại sao: Dù hiếm, nhưng đã có những vụ phi công cho máy bay rơi để tự kết liễu đời mình. Theo Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ, các vụ phi công tự vẫn chiếm chưa đầy 0,5% các tai nạn chết người trong lĩnh vực hàng không nói chung.
Quan điểm chuyên gia: Nỗ lực tự sát của phi công “là có thể xảy ra, và nếu điều đó là đúng, thì có thể sẽ không có nhiều mảnh vỡ của máy bay, vì máy bay sẽ rơi xuống trong tình trạng gần như nguyên vẹn về cấu trúc”, theo ông Terence Fan, chuyên gia về hàng không thuộc Đại học quản lý Singapore.
“Máy bay không nổi được trên mặt nước, và nếu nó chìm xuống nước thì nước sẽ tràn vào trong bởi các cửa sổ của máy bay không ngăn được nước”, ông Fan nói.
Theo thông tin sáng nay, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hình ảnh của ba vật thể lạ nổi trên mặt biển khu vực hợp lưu giữa biển Đông và Vịnh Thái Lan, bị nghi là mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích. Bức ảnh được chụp vào 9/3 nhưng tới cuối ngày hôm qua mới được công bố.
Đây là những vật thể có kích thước lớn, trong đó vật thể lớn nhất có kích thước khoảng 22-24m. Tuy nhiên, theo ông Li Jiaxiang, Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc nói rằng, hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh đó là mảnh vỡ của máy bay mất tích. “Vệ tinh của Trung Quốc đã phát hiện thấy khói và những vật thể nổi… Hiện tại, chúng tôi chưa thể xác nhận những vật này có liên quan tới máy bay mất tích”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Li.
Theo dự kiến, các nỗ lực điều tra sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong ngày hôm nay nhằm xác minh những hình ảnh mà vệ tinh Trung Quốc đã chụp được thực ra là gì.
Dưới đây là một số giả thiết về sự biến mất của MH370 mà hãng tin AFP đặt ra:
Giả thiết 1: Nổ trong khoang máy bay
Vì sao: Theo nhà chức trách Malaysia, khi mất liên lạc và mất tích mà không có cuộc gọi khẩn cấp nào, chiếc máy bay đang di chuyển ở độ cao khoảng 11km trên mực nước biển. Điều này cho thấy khả năng xảy ra một thảm họa bất ngờ trên máy bay.
Sự hiện diện của hai hành khách khả nghi mang hộ chiếu bị đánh cắp đã dẫn tới những lo ngại về một vụ tấn công khủng bố. Theo thông tin công bố hôm 11/3, hai người này có thể chỉ là người Iran nhập cư. Tuy vậy, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan vẫn không loại trừ khả năng hai người này có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố.
Trong giả thiết này, một số khả năng khác được đạt ra bao gồm máy bay mất tích đã bị tấn công bởi một tên lửa hoặc một máy bay quân sự.
Quan điểm chuyên gia: “Tôi không tin vụ biến mất có liên quan gì tới vấn đề bảo trì hay thiết kế của chiếc máy bay”, ông Neil Hansford, Chủ tịch công ty tư vấn hàng không hàng đầu của Australia Strategic Aviation Solutions, phát biểu.
“Tôi cho rằng có ba kịch bản có thể xảy ra. Có bom trong khoang máy bay, máy bay bị máy quân sự hoặc tên lửa tấn công, hoặc cửa buồng lái bị khóa trái khiến cơ trưởng không vào được”, ông Hansford nhận định.
Giả thiết 2: Sự cố kỹ thuật
Vì sao: Sự biến mất đột ngột của MH370 cũng có thể xuất phát từ vấn đề kỹ thuật khiến máy bay hạ độ cao nhanh chóng. Các báo cáo từ nhà chức trách Malaysia về việc chiếc máy bay có thể chuyển hướng sang phía Tây trước khi mất liên lạc cho thấy, phi công có thể đã cố gắng khắc phục một vấn đề kỹ thuật nào đó xảy ra. Những phỏng đoán này càng củng cố giả thiết về sự cố kỹ thuật trên MH370.
Quan điểm chuyên gia: “Theo quan điểm của tôi, việc máy bay chuyển hướng cho thấy máy bay có thể bị khựng lại”, bà Mary Schiavo, cựu Giám đốc điều tra của Bộ Giao thông Mỹ, đánh giá.
“Điều này không có nghĩa là máy bay bị hỏng động cơ, mà máy bay có thể bị mất dòng không khí ở cánh. Khi đó, dòng không khí không còn đủ tốc độ để giữ máy bay trong không trung, và máy bay sẽ bị giảm độ cao với tốc độ thực sự mạnh”, bà Schiavo nói trên kênh ABC của Australia.
Bà Schiavo so sánh kịch bản này với số phận của chuyến bay 447 của hãng AirFrance. Chuyến bay đó đã rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 2009 sau khi bộ cảm ứng tốc độ bị hỏng.
Còn theo ông Ravi Madavaram, nhà tư vấn lĩnh vực hàng không-vũ trụ thuộc công ty Frost&Sullivan Asia Pacific, nếu máy bay thực sự rơi, sự kết hợp giữa sự cố kỹ thuật và lỗi phi công có thể là kịch bản đã xảy ra. “Thường thì không có một lỗi đơn lẻ nào dẫn tới việc máy bay rơi, mà phải là sự kết hợp giữa sự cố kỹ thuật và các quyết định của phi công. Mỗi sự cố và quyết định này nếu tách riêng ra thì vô hại và vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, khi những yếu tố này cùng lúc kết hợp thì kết quả sẽ là thảm họa”.
Giả thiết 3: Vỡ cấu trúc máy bay
Vì sao: Việc chưa tìm được mảnh vỡ hay tín hiệu hộp đen của máy bay đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng, chiếc máy bay đã bị vỡ cấu trúc giữa không trung.
Quan điểm chuyên gia: Vỡ cấu trúc từng là nguyên nhân dẫn tới một số vụ máy bay biến mất trước kia, gần đấy nhất là chuyến bay 611 của China Airlines bị vỡ khi đang di chuyển ở độ cao 11 km vào năm 2004. Chuyến bay này sử dụng máy bay Boeing 747 và máy bay bị vỡ do lỗi trong quá trình sửa chữa.
Tuy nhiên, theo ông Madavaram, những chiếc máy bay mới “sử dụng vật liệu, công nghệ và có lịch bảo trì tốt hơn”. Chuyên gia này cho biết, công nghệ sử dụng trên Boeing 747 cũ hơn so với công nghệ của Boeing 777 tới 20 năm.
Giả thiết 4: Máy bay bị bắt cóc
Vì sao: Do không tìm thấy mảnh vỡ của máy bay quanh khu vực đường bay, có khả năng chuyến bay đã quay đầu. Hôm qua, nhà chức trách Malaysia đã xác nhận việc quân độ nước này bắt được tín hiệu của MH370 ở eo biển Malacca, nghĩa là chuyến bay đã lệch khỏi đường bay tới Bắc Kinh như dự định. Điều này làm gia tăng đồn đoán về một vụ bắt cóc máy bay, và khả năng này đến nay vẫn chưa bị các nhà điều tra loại trừ.
Theo Malaysia Airlines, toàn bộ máy bay của hãng được trang bị hệ thống báo cáo và liên lạc máy bay ACARS. Hệ thống này thông báo về mặt đất các thông tin về địa điểm và tốc độ không khí nơi máy bay đi qua. Tuy nhiên, đến nay, Malaysia Airlines vẫn từ chối cung cấp những dữ liệu có được từ MH370.
Quan điểm chuyên gia: Theo ông Scott Hamilton, Giám đốc điều hành công ty tư vấn hàng không Leeham của Mỹ, việc máy bay quay trở lại càng đặt ra thêm nhiều câu hỏi. “Nếu khi đó máy bay đang ở gần bờ biển Việt Nam, thì việc gì phải quay đầu lại khi có thể có một sân bay gần hơn để hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp”, ông Hamilton viết trên website công ty.
Câu hỏi lớn hơn là liệu việc quay đầu của máy bay là có chủ đích “theo sự điều khiển của phi công (hoặc những kẻ bắt cóc)”, hay là do những nguyên nhân khác như vấn đề động cơ hoặc máy bay bị nổ.
Trong khi đó, chuyên gia Madavaram thuộc Frost & Sullivan cho rằng, có một số yếu tố loại trừ khả năng MH370 bị bắt cóc, bao gồm chưa có nhóm nào đưa ra lời nhận trách nhiệm đáng tin về vụ mất tích.
Giả thuyết 5: Phi công tự sát
Tại sao: Dù hiếm, nhưng đã có những vụ phi công cho máy bay rơi để tự kết liễu đời mình. Theo Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ, các vụ phi công tự vẫn chiếm chưa đầy 0,5% các tai nạn chết người trong lĩnh vực hàng không nói chung.
Quan điểm chuyên gia: Nỗ lực tự sát của phi công “là có thể xảy ra, và nếu điều đó là đúng, thì có thể sẽ không có nhiều mảnh vỡ của máy bay, vì máy bay sẽ rơi xuống trong tình trạng gần như nguyên vẹn về cấu trúc”, theo ông Terence Fan, chuyên gia về hàng không thuộc Đại học quản lý Singapore.
“Máy bay không nổi được trên mặt nước, và nếu nó chìm xuống nước thì nước sẽ tràn vào trong bởi các cửa sổ của máy bay không ngăn được nước”, ông Fan nói.