Những điều đã biết và chưa biết về chuyến bay mất tích
Cho tới sáng 11/3, các đội tìm kiếm dù đã nỗ lực hết sức vẫn chưa phát hiện được dấu vết nào liên quan tới chuyến bay MH370
Vào ngày 8/3, chuyến bay MH370 trên chiếc Boeing hiện đại của hãng hàng không Malaysia Airlines mang theo hơn 200 người đã biến mất bí ẩn khi đang bay qua biển Đông, trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Cho tới sáng 11/3, các đội tìm kiếm từ nhiều quốc gia dù đã nỗ lực hết sức vẫn chưa phát hiện được dấu vết nào liên quan tới chuyến bay mất tích. Người thân của các hành khách trên chuyến bay vẫn mòn mỏi chờ tin, trong khi giới chức đã cảnh báo về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Có nhiều giả thiết được đặt ra cho sự biến mất của MH370, nhưng mọi chuyện chưa thể trở nên rõ ràng hơn ít nhất cho tới khi nào dấu vết của chiếc máy bay được tìm thấy. Dưới đây là một số điều đã biết và chưa biết về chuyến bay mất tích mà trang CNN điểm lại.
Về đường đi của chuyến bay
Đã biết: Chiếc máy bay Boeing 777-200 cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysai vào lúc 0h41 sáng ngày thứ Bảy theo giờ địa phương. Theo dự kiến, máy bay sẽ hạ cánh tại Bắc Kinh lúc 6h30 phút sáng cùng ngày, sau hành trình dài 3.700 km. Tuy nhiên, vào lúc khoảng 1h30, các nhà kiểm soát không lưu ở Subang, gần Kuala Lumpur, đã mất liên lạc khi máy bay đang đi qua vùng biển giữa Malaysia và Việt Nam.
Chưa biết: Điều gì đã xảy ra tiếp theo? Phi công của chuyến bay không thông báo cho kiểm soát không lưu về bất cứ vấn đề gì xảy ra, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được thực hiện. Giới chức quân sự Malaysia dẫn các dữ liệu radar cho thấy, chiếc máy bay có thể đã nỗ lực thay đổi hướng bay và quay trở lại Kuala Lumpur trước khi biến mất. Tuy nhiên, các phi công không hề báo với kiểm soát không lưu về việc quay lại. Tại thời điểm này, không ai biết tại sao chiếc máy bay lại tìm cách quay lại, nếu điều đó đã xảy ra.
Các hành khách
Đã biết: Có tất cả 239 người trên chuyến bay, bao gồm 227 hành khách và 12 người trong phi hành đoàn. 5 hành khách dưới 5 tuổi. Trong số các hành khách có một số họa sỹ và nhà thư pháp nổi tiếng, cùng các nhân viên của một công ty chất bán dẫn Mỹ.
Theo Malaysia Airlines, hành khách trên chuyến bay thuộc hơn 10 quốc tịch khác nhau, trải rộng từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tới châu Âu và Bắc Mỹ. Trong đó, đông nhất là người Trung Quốc đại lục và Đài Loan, với tổng số là 154 người, và 38 khách Malaysia. Có 5 hành khách đăng ký đi chuyến bay này nhưng rốt cục không lên máy bay. Hành lý của họ đã được bỏ xuống và không có trên máy bay khi chuyến bay mất tích - theo nhà chức trách.
Chưa biết: Danh tính thực sự của một số hành khách. Các nhà chức trách cho hay, có hai người lên máy bay bằng hộ chiếu đánh cắp của một người Italy và một người Áo. Hiện giới chức đang tiến hành điều tra về khả năng có những người khác lên máy bay bằng hộ chiếu giả.
Bí ẩn hộ chiếu
Đã biết: Dữ liệu phòng vé cho thấy, vé của hai hành khách sử dụng hộ chiếu giả đã được mua ở Thái Lan hôm thứ Năm tuần trước. Cả hai chiếc vé này đều là vé một chiều và có hành trình tiếp tục từ Bắc Kinh tới Amsterdam, Hà Lan. Đích đến cuối cùng của một trong hai vé là Franfurt, Đức; của chiếc còn lại là Copenhagen, Đan Mạch. Chủ nhân thực sự của những cuốn hộ chiếu bị đánh cắp không có trên máy bay mất tích, nhà chức trách cho biết. Cả hai đều đã bị mất hộ chiếu ở Thái Lan, trong đó công dân Áo mất hộ chiếu vào năm ngoái, còn công dân Italy bị mất giấy tờ này vào năm 2012.
Chưa biết: Những người dùng hộ chiếu giả là ai, và liệu họ có liên quan gì tới sự biến mất của chuyến bay. Ông Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân sự Malaysia, ngày 10/3 phát biểu rằng, những khách đi chuyến MH370 bằng hộ chiếu giả “không có vẻ ngoài của người châu Á”, dựa trên hình ảnh ghi lại bởi camera an ninh ở sân bay. Tuy nhiên, các nhà chức trách đến nay vẫn chưa tiết lộ thêm thông tin nào về cuộc điều tra nhận dạng của hai hành khách này.
Những cuốn hộ chiếu giả đã làm dấy lên lo ngại về những hành vi nguy hiểm có thể nằm sau sự biến mất của chuyến bay. Giới chức không loại trừ khả năng nào ở thời điểm hiện tại, bao gồm cả khả năng chuyến bay là mục tiêu của một vụ bắt cóc, nhưng vẫn chưa tìm thấy sự liên hệ nào với chủ nghĩa khủng bố. Một giải thích khác được đưa ra cho những cuốn hộ chiếu bị lấy cắp là hai người sử dụng đang tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp vào châu Âu. Khu vực Đông Nam Á, nhất là Thái Lan, vốn là một thị trường hộ chiếu lấy cắp phát triển rầm rộ.
Kiểm soát an ninh
Đã biết: Cảnh sát quốc tế (Interpol) nói rằng, hai cuốn hộ chiếu bị đánh cắp đã có trong cơ sở dữ liệu của tổ chức này. Tuy nhiên, cả hai đều không được kiểm tra trong khoảng thời gian kể từ khi được lưu vào cơ sở dữ liệu cho tới khi chuyến bay MH370 khởi hành. Tổng thư ký Interpol, ông Ronald K. Noble nói rằng, “rõ ràng là một mối lo lớn” khi hành khách có thể lên một chuyến bay quốc tế bằng hộ chiếu có trong danh sách hộ chiếu bị đánh cắp của Interpol.
Chưa biết: Liệu những cuốn hộ chiếu bị đánh cắp này đã được sử dụng để đi lại trước đây. Theo Interpol, do chưa ai từng kiểm tra về hai hộ chiếu này nên không thể xác định là hai cuốn hộ chiếu đã được sử dụng bao nhiêu lần để lên máy bay hay đi qua biên giới. Các nhà chức trách Malaysia đang điều tra quy trình an ninh cho phép hai hành khách dùng hộ chiếu giả lên máy bay. Tuy nhiên, giới chức khẳng định rằng, sân bay mà MH370 cất cánh tuân thủ đầy đủ các chuẩn quốc tế.
Phi hành đoàn
Đã biết: Toàn bộ phi hành đoàn của MH370 là người Malaysia. Phi công của chuyến bay mất tích là Zaharie Ahmad Shad, 53 tuổi, với kinh nghiệm 18.365 giờ bay. Ông gia nhập Malaysia Airlines vào năm 1981. Cơ phó của chuyến bay là Fariq Ab Hamid, 27 tuổi, có kinh nghiệm 2.763 giờ bay, vào hãng từ năm 2007. Trước đây, Fariq bay trên một chiếc máy bay khác và được chuyển sang chiếc Boeing 777-200 sau khi hoàn thành một khóa đào tạo phù hợp.
Chưa biết: Điều gì đã xảy ra trong khoang lái vào khoảng thời gian chiếc máy bay mất liên lạc với kiểm soát không lưu. Khi xảy ra mất tích, chiếc máy bay được cho là đang ở trong giai đoạn an toàn nhất của một chuyến bay - phần di chuyển đường trường (cruise). Thời tiết lúc đó cũng được cho là tốt. Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nói rằng, rất khó hiểu khi các phi công không thông báo bất kỳ điều gì trước khi mất liên lạc.
Cuộc tìm kiếm
Đã biết: 34 máy bay, 40 tàu, và các đội tìm kiếm từ hơn 10 quốc gia đã tìm kiếm trên khu vực rộng lớn của biển Đông gần nơi chiếc máy bay có liên lạc lần cuối cùng. Những vật thể tìm thấy trong khu vực đều không phải từ chiếc máy bay. “Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ thứ gì liên quan tới máy bay, chứ chưa nói gì tới cả máy bay”, ông Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân sự Malaysia nói ngày 10/3. Tương tự, vết dầu loang phát hiện trong khu vực cũng đã được xác định là dầu của tàu chở hàng, không phải từ máy bay.
Chưa biết: Liệu cuộc tìm kiếm có đang tập trung đúng hướng hay không. Ban đầu, các nhà chức trách tập trung vào một khu vực trải rộng trên biển xung quanh cửa Vịnh Thái Lan, gần nơi chiếc máy bay có liên lạc lần cuối. Sau đó, việc tìm kiếm được mở rộng sang phía Tây, bờ phía bên kia của bán đảo Malaysia, và lên phía Bắc về hướng biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương. Thời gian trôi qua, các dòng chảy đại dương sẽ khiến mọi thứ di chuyển, càng khiến các nỗ lực tìm kiếm trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân thảm họa
Đã biết: Trung thực mà nói, chưa ai có thể kết luận điều gì. “Đối với chiếc máy bay biến mất như thế này, chúng tôi thực sự rất băn khoăn”, ông Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân sự Thái Lan nói ngày 10/3. Boeing 777-200 vẫn được xem là loại máy bay có lịch sử an toàn tuyệt vời.
Chưa biết: Cho tới khi các nhà tìm kiếm phát hiện thấy máy bay và hộp đen, sẽ rất khó để xác định điều gì đã xảy ra. Nhà phân tích về an ninh quốc gia Peter Bergen thuộc CNN nói rằng, những giả thiết về nguyên nhân phía sau sự biến mất của chiếc máy bay có thể chia thành ba nhóm, bao gồm sự cố kỹ thuật, hành động của phi công, và chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, cho tới khi có thêm thông tin, cả ba giả thiết này đều có khả năng như nhau.
Tiền lệ
Đã biết: Rất hiếm khi một máy bay thương mại lớn biến mất trong quá trình bay. Nhưng điều này không phải là không có tiền lệ. Vào tháng 6/2009, chuyến bay 447 trên chiếc Airbus A330 của hãng Air France trên đường từ Rio de Janeiro tới Paris cũng đã bị mất liên lạc đột ngột. Khi đó, chiếc máy bay hiện đại này mang theo 228 người. Phải mất gần 2 năm tìm kiếm, người ta mới tìm thấy chiếc máy bay và phần lớn trong số thi thể của các nạn nhân tại một dãy núi nằm sâu dưới Đại Tây Dương. Phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới xác định được nguyên nhân của thảm họa.
Chưa biết: Liệu số phận thực sự của MH370 cũng tương tự như số phận của chuyến 447 nói trên. Các nhà điều tra đã kết luận nguyên nhân gặp thảm họa của chuyến 447 là một loạt lỗi của phi công và thất bại khi phản ứng trước sự cố kỹ thuật. Trong trường hợp không có ai sống sót trên MH370, thì chuyến bay này sẽ trở thành thảm họa hàng không tồi tệ nhất kể từ ngày 12/11/2001 khi chuyến bay 578 của American Airlines đâm thẳng xuống New York, khiến 260 người trên máy bay và 5 người dưới mặt đất thiệt mạng.
Cho tới sáng 11/3, các đội tìm kiếm từ nhiều quốc gia dù đã nỗ lực hết sức vẫn chưa phát hiện được dấu vết nào liên quan tới chuyến bay mất tích. Người thân của các hành khách trên chuyến bay vẫn mòn mỏi chờ tin, trong khi giới chức đã cảnh báo về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Có nhiều giả thiết được đặt ra cho sự biến mất của MH370, nhưng mọi chuyện chưa thể trở nên rõ ràng hơn ít nhất cho tới khi nào dấu vết của chiếc máy bay được tìm thấy. Dưới đây là một số điều đã biết và chưa biết về chuyến bay mất tích mà trang CNN điểm lại.
Về đường đi của chuyến bay
Đã biết: Chiếc máy bay Boeing 777-200 cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysai vào lúc 0h41 sáng ngày thứ Bảy theo giờ địa phương. Theo dự kiến, máy bay sẽ hạ cánh tại Bắc Kinh lúc 6h30 phút sáng cùng ngày, sau hành trình dài 3.700 km. Tuy nhiên, vào lúc khoảng 1h30, các nhà kiểm soát không lưu ở Subang, gần Kuala Lumpur, đã mất liên lạc khi máy bay đang đi qua vùng biển giữa Malaysia và Việt Nam.
Chưa biết: Điều gì đã xảy ra tiếp theo? Phi công của chuyến bay không thông báo cho kiểm soát không lưu về bất cứ vấn đề gì xảy ra, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được thực hiện. Giới chức quân sự Malaysia dẫn các dữ liệu radar cho thấy, chiếc máy bay có thể đã nỗ lực thay đổi hướng bay và quay trở lại Kuala Lumpur trước khi biến mất. Tuy nhiên, các phi công không hề báo với kiểm soát không lưu về việc quay lại. Tại thời điểm này, không ai biết tại sao chiếc máy bay lại tìm cách quay lại, nếu điều đó đã xảy ra.
Các hành khách
Đã biết: Có tất cả 239 người trên chuyến bay, bao gồm 227 hành khách và 12 người trong phi hành đoàn. 5 hành khách dưới 5 tuổi. Trong số các hành khách có một số họa sỹ và nhà thư pháp nổi tiếng, cùng các nhân viên của một công ty chất bán dẫn Mỹ.
Theo Malaysia Airlines, hành khách trên chuyến bay thuộc hơn 10 quốc tịch khác nhau, trải rộng từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tới châu Âu và Bắc Mỹ. Trong đó, đông nhất là người Trung Quốc đại lục và Đài Loan, với tổng số là 154 người, và 38 khách Malaysia. Có 5 hành khách đăng ký đi chuyến bay này nhưng rốt cục không lên máy bay. Hành lý của họ đã được bỏ xuống và không có trên máy bay khi chuyến bay mất tích - theo nhà chức trách.
Chưa biết: Danh tính thực sự của một số hành khách. Các nhà chức trách cho hay, có hai người lên máy bay bằng hộ chiếu đánh cắp của một người Italy và một người Áo. Hiện giới chức đang tiến hành điều tra về khả năng có những người khác lên máy bay bằng hộ chiếu giả.
Bí ẩn hộ chiếu
Đã biết: Dữ liệu phòng vé cho thấy, vé của hai hành khách sử dụng hộ chiếu giả đã được mua ở Thái Lan hôm thứ Năm tuần trước. Cả hai chiếc vé này đều là vé một chiều và có hành trình tiếp tục từ Bắc Kinh tới Amsterdam, Hà Lan. Đích đến cuối cùng của một trong hai vé là Franfurt, Đức; của chiếc còn lại là Copenhagen, Đan Mạch. Chủ nhân thực sự của những cuốn hộ chiếu bị đánh cắp không có trên máy bay mất tích, nhà chức trách cho biết. Cả hai đều đã bị mất hộ chiếu ở Thái Lan, trong đó công dân Áo mất hộ chiếu vào năm ngoái, còn công dân Italy bị mất giấy tờ này vào năm 2012.
Chưa biết: Những người dùng hộ chiếu giả là ai, và liệu họ có liên quan gì tới sự biến mất của chuyến bay. Ông Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân sự Malaysia, ngày 10/3 phát biểu rằng, những khách đi chuyến MH370 bằng hộ chiếu giả “không có vẻ ngoài của người châu Á”, dựa trên hình ảnh ghi lại bởi camera an ninh ở sân bay. Tuy nhiên, các nhà chức trách đến nay vẫn chưa tiết lộ thêm thông tin nào về cuộc điều tra nhận dạng của hai hành khách này.
Những cuốn hộ chiếu giả đã làm dấy lên lo ngại về những hành vi nguy hiểm có thể nằm sau sự biến mất của chuyến bay. Giới chức không loại trừ khả năng nào ở thời điểm hiện tại, bao gồm cả khả năng chuyến bay là mục tiêu của một vụ bắt cóc, nhưng vẫn chưa tìm thấy sự liên hệ nào với chủ nghĩa khủng bố. Một giải thích khác được đưa ra cho những cuốn hộ chiếu bị lấy cắp là hai người sử dụng đang tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp vào châu Âu. Khu vực Đông Nam Á, nhất là Thái Lan, vốn là một thị trường hộ chiếu lấy cắp phát triển rầm rộ.
Kiểm soát an ninh
Đã biết: Cảnh sát quốc tế (Interpol) nói rằng, hai cuốn hộ chiếu bị đánh cắp đã có trong cơ sở dữ liệu của tổ chức này. Tuy nhiên, cả hai đều không được kiểm tra trong khoảng thời gian kể từ khi được lưu vào cơ sở dữ liệu cho tới khi chuyến bay MH370 khởi hành. Tổng thư ký Interpol, ông Ronald K. Noble nói rằng, “rõ ràng là một mối lo lớn” khi hành khách có thể lên một chuyến bay quốc tế bằng hộ chiếu có trong danh sách hộ chiếu bị đánh cắp của Interpol.
Chưa biết: Liệu những cuốn hộ chiếu bị đánh cắp này đã được sử dụng để đi lại trước đây. Theo Interpol, do chưa ai từng kiểm tra về hai hộ chiếu này nên không thể xác định là hai cuốn hộ chiếu đã được sử dụng bao nhiêu lần để lên máy bay hay đi qua biên giới. Các nhà chức trách Malaysia đang điều tra quy trình an ninh cho phép hai hành khách dùng hộ chiếu giả lên máy bay. Tuy nhiên, giới chức khẳng định rằng, sân bay mà MH370 cất cánh tuân thủ đầy đủ các chuẩn quốc tế.
Phi hành đoàn
Đã biết: Toàn bộ phi hành đoàn của MH370 là người Malaysia. Phi công của chuyến bay mất tích là Zaharie Ahmad Shad, 53 tuổi, với kinh nghiệm 18.365 giờ bay. Ông gia nhập Malaysia Airlines vào năm 1981. Cơ phó của chuyến bay là Fariq Ab Hamid, 27 tuổi, có kinh nghiệm 2.763 giờ bay, vào hãng từ năm 2007. Trước đây, Fariq bay trên một chiếc máy bay khác và được chuyển sang chiếc Boeing 777-200 sau khi hoàn thành một khóa đào tạo phù hợp.
Chưa biết: Điều gì đã xảy ra trong khoang lái vào khoảng thời gian chiếc máy bay mất liên lạc với kiểm soát không lưu. Khi xảy ra mất tích, chiếc máy bay được cho là đang ở trong giai đoạn an toàn nhất của một chuyến bay - phần di chuyển đường trường (cruise). Thời tiết lúc đó cũng được cho là tốt. Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nói rằng, rất khó hiểu khi các phi công không thông báo bất kỳ điều gì trước khi mất liên lạc.
Cuộc tìm kiếm
Đã biết: 34 máy bay, 40 tàu, và các đội tìm kiếm từ hơn 10 quốc gia đã tìm kiếm trên khu vực rộng lớn của biển Đông gần nơi chiếc máy bay có liên lạc lần cuối cùng. Những vật thể tìm thấy trong khu vực đều không phải từ chiếc máy bay. “Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ thứ gì liên quan tới máy bay, chứ chưa nói gì tới cả máy bay”, ông Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân sự Malaysia nói ngày 10/3. Tương tự, vết dầu loang phát hiện trong khu vực cũng đã được xác định là dầu của tàu chở hàng, không phải từ máy bay.
Chưa biết: Liệu cuộc tìm kiếm có đang tập trung đúng hướng hay không. Ban đầu, các nhà chức trách tập trung vào một khu vực trải rộng trên biển xung quanh cửa Vịnh Thái Lan, gần nơi chiếc máy bay có liên lạc lần cuối. Sau đó, việc tìm kiếm được mở rộng sang phía Tây, bờ phía bên kia của bán đảo Malaysia, và lên phía Bắc về hướng biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương. Thời gian trôi qua, các dòng chảy đại dương sẽ khiến mọi thứ di chuyển, càng khiến các nỗ lực tìm kiếm trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân thảm họa
Đã biết: Trung thực mà nói, chưa ai có thể kết luận điều gì. “Đối với chiếc máy bay biến mất như thế này, chúng tôi thực sự rất băn khoăn”, ông Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân sự Thái Lan nói ngày 10/3. Boeing 777-200 vẫn được xem là loại máy bay có lịch sử an toàn tuyệt vời.
Chưa biết: Cho tới khi các nhà tìm kiếm phát hiện thấy máy bay và hộp đen, sẽ rất khó để xác định điều gì đã xảy ra. Nhà phân tích về an ninh quốc gia Peter Bergen thuộc CNN nói rằng, những giả thiết về nguyên nhân phía sau sự biến mất của chiếc máy bay có thể chia thành ba nhóm, bao gồm sự cố kỹ thuật, hành động của phi công, và chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, cho tới khi có thêm thông tin, cả ba giả thiết này đều có khả năng như nhau.
Tiền lệ
Đã biết: Rất hiếm khi một máy bay thương mại lớn biến mất trong quá trình bay. Nhưng điều này không phải là không có tiền lệ. Vào tháng 6/2009, chuyến bay 447 trên chiếc Airbus A330 của hãng Air France trên đường từ Rio de Janeiro tới Paris cũng đã bị mất liên lạc đột ngột. Khi đó, chiếc máy bay hiện đại này mang theo 228 người. Phải mất gần 2 năm tìm kiếm, người ta mới tìm thấy chiếc máy bay và phần lớn trong số thi thể của các nạn nhân tại một dãy núi nằm sâu dưới Đại Tây Dương. Phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới xác định được nguyên nhân của thảm họa.
Chưa biết: Liệu số phận thực sự của MH370 cũng tương tự như số phận của chuyến 447 nói trên. Các nhà điều tra đã kết luận nguyên nhân gặp thảm họa của chuyến 447 là một loạt lỗi của phi công và thất bại khi phản ứng trước sự cố kỹ thuật. Trong trường hợp không có ai sống sót trên MH370, thì chuyến bay này sẽ trở thành thảm họa hàng không tồi tệ nhất kể từ ngày 12/11/2001 khi chuyến bay 578 của American Airlines đâm thẳng xuống New York, khiến 260 người trên máy bay và 5 người dưới mặt đất thiệt mạng.