5 thách thức lớn đợi CEO mới của Nokia
Sự sa sút của Nokia trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh không phải là khó khăn duy nhất chờ vị CEO mới của hãng
Cuối tuần trước, hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia tuyên bố đưa ông Stephen Elop, một cựu lãnh đạo của Microsoft, vào ghế Giám đốc điều hành (CEO) kể từ ngày 21/9, thay cho đương kim CEO Olli-Pekka Kallasvuo.
Hãng tin Reuters đã liệt kê 5 thách thức không dễ giải quyết mà ông Elop sắp tiếp quản từ người tiền nhiệm.
1. Mảng điện thoại thông minh yếu kém
Sự phụ thuộc lâu năm của Nokia vào hệ điều hành Symbian trong những chiếc điện thoại thông minh của hãng đã khiến tập đoàn Phần Lan này “chịu trận”, kể từ khi đối thủ Apple tung ra chiếc iPhone vào năm 2007. Sức mạnh của Nokia trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh đã sa sút, bất chấp việc sản xuất khối lượng lớn vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hãng.
Mặc dù Nokia hiện vẫn là đối thủ dẫn đầu thị trường điện thoại di động toàn cầu, nhờ sự hiện diện rộng khắp ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, nhưng yếu điểm của hãng trong lĩnh vực điện thoại thông minh đã góp phần đưa Apple trở thành hãng sản xuất điện thoại cầm tay có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Sự chậm chân của Nokia trong cuộc cạnh tranh với Apple ở công nghệ màn hình cảm ứng, cộng với việc hãng “lề mề” khi tận dụng một số lượng lớn những nhà phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, khiến người tiêu dùng kém mặn mà với những chiếc điện thoại gắn mác Nokia. Trong khi đó, cả Apple và Google - tác giả của hệ điều hành mã nguồn mở Android dành cho điện thoại di động - đều đã rất đề cao việc phát triển ứng dụng.
Hồi tháng 4, CEO Kallasvuo của Nokia khiến giới đầu tư thất vọng khi cho biết, việc tung ra phần mềm Symbian mới nhất - vũ khí chủ chốt của Nokia trong cuộc chiến với Apple - sẽ bị trì hoãn tới cuối năm 2010 và việc nâng cấp sẽ được chuyển sang năm 2011.
Từ khi chiếc N95 được đưa ra thị trường vào năm 2006 tới nay, Nokia hầu như không tung ra được một chiếc điện thoại cao cấp nào thực sự gây ấn tượng. Điều đáng nói là, sự chậm trễ này của Nokia xảy ra đúng lúc những đối thủ mạnh nhất về thiết kế công nghệ và quảng bá sản phẩm như Apple bắt đầu bước chân vào thị trường điện thoại thông minh.
2. Tình trạng xuống dốc ở thị trường Mỹ
Vào cuối thập niên 1990, khi Nokia vượt qua Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, một yếu tố quan trọng tạo ra thành công này chính là sự thống trị của Nokia tại thị trường Mỹ cả về phương diện lợi nhuận và sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Nhưng đến nay, sức hấp dẫn đó đã không còn nữa. Giờ Nokia chỉ chiếm thị phần chưa đầy 10% tại Mỹ, bị bỏ xa bởi các đối thủ nặng ký như Apple, Samsung và LG. Nokia đang thiếu sức sống ở thị trường công nghệ hàng đầu thế giới đúng lúc hãng cần tới sức mạnh đó nhất.
Khi nhậm chức CEO Nokia vào năm 2006, ông Kallasvuo đã “mạnh miệng” hứa là sẽ tập trung vào giải quyết những khó khăn ở thị trường Mỹ, rằng ông sẽ dành mỗi tháng 1 tuần cho vấn đề này. Nhưng từ đó tới nay, tình hình chẳng có chuyển biến gì.
Một rào cản lớn đối với Nokia tại thị trường Mỹ là sự thống trị của các nhà mạng lớn như AT&T và Verizon cộng với sự “ngạo mạn” của hãng khi không chịu thiết kế và bán điện thoại qua các nhà mạng này.
3. Ban lãnh đạo “cũ kỹ” của Nokia
Việc bổ nhiệm Elop được xem là một bước tiến mới của Nokia, vì từ rất lâu, hãng này không đưa những gương mặt mới vào thay thế cho những nhân vật cũ, chủ yếu là người Phần Lan - vốn là những người có công đưa Nokia từ một doanh nghiệp kinh doanh gỗ và giấy thành “đế chế” điện thoại di động.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia là ông Jorma Ollila và CEO Kallasvuo đã làm việc cùng nhau từ thập niên 1980, khi Nokia bắt đầu tăng đầu tư vào lĩnh vực điện thoại di động và loại bỏ dần những mảng kinh doanh như màn hình máy tính, TV, lốp xe, dây cáp…
Việc bổ nhiệm ông Elop vào ghế CEO của Nokia làm gia tăng sự hiện diện của người nước ngoài trong ban lãnh đạo hãng. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia hiện là bà Marjorie Scardino, một người Mỹ. Hai thành viên nước ngoài khác trong Hội đồng quản trị Nokia là ông Alberto Torres, một người Venezuela, và bà Mary McDowell người Mỹ.
4. Nỗ lực bất thành ở mảng dịch vụ
Một trong những sáng kiến hàng đầu của CEO Kallasvuo là thúc đẩy mảng kinh doanh Internet lợi nhuận cao, nhằm bù đắp cho sự sa sút của tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phần cứng có thể nói đã thất bại trên nhiều phương diện.
Công cụ chủ lực của Nokia trong mảng dịch vụ là trang dịch vụ Ovi không thể thu hút được số lượng người sử dụng đông đảo như ở gian hàng ứng dụng App Store của Apple. Trang chia sẻ hình ảnh và video “Share on Ovi” của Nokia mở cửa vào năm 2008 đã phải ngưng hoạt động vào năm 2009. Dịch vụ trò chơi N-Gage cũng sẽ giải thể vào năm nay. Tháng trước, Nokia cho biết, một dịch vụ khác là Ovi Files sẽ “đội nón ra đi” từ ngày 1/10 tới đây.
Vào năm 2007, Nokia chi 8,1 tỷ USD để mua hãng sản xuất bản đồ kỹ thuật số Navted, đánh dấu bước đi tốn kém nhất vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng tới nay, vẫn chưa được hưởng thành quả nào từ vụ mua lại này. Tháng 1 năm nay, Nokia tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ chỉ đường miễn phí trên điện thoại của hãng nhằm nỗ lực tăng doanh số và giá bán điện thoại.
5. Sự tham gia tốn kém vào thị trường thiết bị viễn thông
Nokia vẫn cho rằng, việc tham gia vào thị trường hạ tầng viễn thông, đầu tiên là qua công ty Nokia Networks và tiếp đó là qua liên doanh Nokia Siemens Networks, giúp ích cho hãng trong việc thiết kế điện thoại. Điều này có thể là thật, nhưng chi phí cho sự hiện diện của Nokia trong lĩnh vực trên không phải là nhỏ.
Nokia Siemens Networks đã chật vật suốt nhiều năm nay do ảnh hưởng từ xu hướng giảm đầu tư của các nhà mạng và sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ như Huawei và ZTE của Trung Quốc.
Hãng tin Reuters đã liệt kê 5 thách thức không dễ giải quyết mà ông Elop sắp tiếp quản từ người tiền nhiệm.
1. Mảng điện thoại thông minh yếu kém
Sự phụ thuộc lâu năm của Nokia vào hệ điều hành Symbian trong những chiếc điện thoại thông minh của hãng đã khiến tập đoàn Phần Lan này “chịu trận”, kể từ khi đối thủ Apple tung ra chiếc iPhone vào năm 2007. Sức mạnh của Nokia trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh đã sa sút, bất chấp việc sản xuất khối lượng lớn vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hãng.
Mặc dù Nokia hiện vẫn là đối thủ dẫn đầu thị trường điện thoại di động toàn cầu, nhờ sự hiện diện rộng khắp ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, nhưng yếu điểm của hãng trong lĩnh vực điện thoại thông minh đã góp phần đưa Apple trở thành hãng sản xuất điện thoại cầm tay có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Sự chậm chân của Nokia trong cuộc cạnh tranh với Apple ở công nghệ màn hình cảm ứng, cộng với việc hãng “lề mề” khi tận dụng một số lượng lớn những nhà phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, khiến người tiêu dùng kém mặn mà với những chiếc điện thoại gắn mác Nokia. Trong khi đó, cả Apple và Google - tác giả của hệ điều hành mã nguồn mở Android dành cho điện thoại di động - đều đã rất đề cao việc phát triển ứng dụng.
Hồi tháng 4, CEO Kallasvuo của Nokia khiến giới đầu tư thất vọng khi cho biết, việc tung ra phần mềm Symbian mới nhất - vũ khí chủ chốt của Nokia trong cuộc chiến với Apple - sẽ bị trì hoãn tới cuối năm 2010 và việc nâng cấp sẽ được chuyển sang năm 2011.
Từ khi chiếc N95 được đưa ra thị trường vào năm 2006 tới nay, Nokia hầu như không tung ra được một chiếc điện thoại cao cấp nào thực sự gây ấn tượng. Điều đáng nói là, sự chậm trễ này của Nokia xảy ra đúng lúc những đối thủ mạnh nhất về thiết kế công nghệ và quảng bá sản phẩm như Apple bắt đầu bước chân vào thị trường điện thoại thông minh.
2. Tình trạng xuống dốc ở thị trường Mỹ
Vào cuối thập niên 1990, khi Nokia vượt qua Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, một yếu tố quan trọng tạo ra thành công này chính là sự thống trị của Nokia tại thị trường Mỹ cả về phương diện lợi nhuận và sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Nhưng đến nay, sức hấp dẫn đó đã không còn nữa. Giờ Nokia chỉ chiếm thị phần chưa đầy 10% tại Mỹ, bị bỏ xa bởi các đối thủ nặng ký như Apple, Samsung và LG. Nokia đang thiếu sức sống ở thị trường công nghệ hàng đầu thế giới đúng lúc hãng cần tới sức mạnh đó nhất.
Khi nhậm chức CEO Nokia vào năm 2006, ông Kallasvuo đã “mạnh miệng” hứa là sẽ tập trung vào giải quyết những khó khăn ở thị trường Mỹ, rằng ông sẽ dành mỗi tháng 1 tuần cho vấn đề này. Nhưng từ đó tới nay, tình hình chẳng có chuyển biến gì.
Một rào cản lớn đối với Nokia tại thị trường Mỹ là sự thống trị của các nhà mạng lớn như AT&T và Verizon cộng với sự “ngạo mạn” của hãng khi không chịu thiết kế và bán điện thoại qua các nhà mạng này.
3. Ban lãnh đạo “cũ kỹ” của Nokia
Việc bổ nhiệm Elop được xem là một bước tiến mới của Nokia, vì từ rất lâu, hãng này không đưa những gương mặt mới vào thay thế cho những nhân vật cũ, chủ yếu là người Phần Lan - vốn là những người có công đưa Nokia từ một doanh nghiệp kinh doanh gỗ và giấy thành “đế chế” điện thoại di động.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia là ông Jorma Ollila và CEO Kallasvuo đã làm việc cùng nhau từ thập niên 1980, khi Nokia bắt đầu tăng đầu tư vào lĩnh vực điện thoại di động và loại bỏ dần những mảng kinh doanh như màn hình máy tính, TV, lốp xe, dây cáp…
Việc bổ nhiệm ông Elop vào ghế CEO của Nokia làm gia tăng sự hiện diện của người nước ngoài trong ban lãnh đạo hãng. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia hiện là bà Marjorie Scardino, một người Mỹ. Hai thành viên nước ngoài khác trong Hội đồng quản trị Nokia là ông Alberto Torres, một người Venezuela, và bà Mary McDowell người Mỹ.
4. Nỗ lực bất thành ở mảng dịch vụ
Một trong những sáng kiến hàng đầu của CEO Kallasvuo là thúc đẩy mảng kinh doanh Internet lợi nhuận cao, nhằm bù đắp cho sự sa sút của tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phần cứng có thể nói đã thất bại trên nhiều phương diện.
Công cụ chủ lực của Nokia trong mảng dịch vụ là trang dịch vụ Ovi không thể thu hút được số lượng người sử dụng đông đảo như ở gian hàng ứng dụng App Store của Apple. Trang chia sẻ hình ảnh và video “Share on Ovi” của Nokia mở cửa vào năm 2008 đã phải ngưng hoạt động vào năm 2009. Dịch vụ trò chơi N-Gage cũng sẽ giải thể vào năm nay. Tháng trước, Nokia cho biết, một dịch vụ khác là Ovi Files sẽ “đội nón ra đi” từ ngày 1/10 tới đây.
Vào năm 2007, Nokia chi 8,1 tỷ USD để mua hãng sản xuất bản đồ kỹ thuật số Navted, đánh dấu bước đi tốn kém nhất vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng tới nay, vẫn chưa được hưởng thành quả nào từ vụ mua lại này. Tháng 1 năm nay, Nokia tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ chỉ đường miễn phí trên điện thoại của hãng nhằm nỗ lực tăng doanh số và giá bán điện thoại.
5. Sự tham gia tốn kém vào thị trường thiết bị viễn thông
Nokia vẫn cho rằng, việc tham gia vào thị trường hạ tầng viễn thông, đầu tiên là qua công ty Nokia Networks và tiếp đó là qua liên doanh Nokia Siemens Networks, giúp ích cho hãng trong việc thiết kế điện thoại. Điều này có thể là thật, nhưng chi phí cho sự hiện diện của Nokia trong lĩnh vực trên không phải là nhỏ.
Nokia Siemens Networks đã chật vật suốt nhiều năm nay do ảnh hưởng từ xu hướng giảm đầu tư của các nhà mạng và sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ như Huawei và ZTE của Trung Quốc.