50% kiến nghị của cử tri được tiếp thu, giải quyết
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13.
Cơ quan này cho biết, tại kỳ họp thứ 6, cử tri cả nước đã gửi đến Quốc hội 2.195 kiến nghị, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động - thương binh và xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo; giao thông vận tải, nội vụ, tài chính, kế hoạch, đầu tư, công thương, tài nguyên và môi trường…
Từ sau kỳ họp thứ 6 đến nay, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương đã tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết, trả lời 1.924 kiến nghị của cử tri.
Trong đó, có 966/1.924 kiến nghị, chiếm 50,2% đã được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, như: điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; quản lý phân bón…
Có 297/1.924 kiến nghị, chiếm 15,4% đang được nghiên cứu, như: cơ chế chính sách đối với quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ; quản lý, khai thác gỗ tự nhiên; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kinh doanh xăng dầu; chế độ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp đối với người có công với cách mạng…;
Có 562/1.924 kiến nghị, chiếm 29,2% đã được giải trình, cung cấp thông tin với cử tri, như: kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; thu hồi diện tích đất đã cấp phép cho doanh nghiệp để triển khai dự án nhưng không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả...
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh những mặt tích cực, công tác trả lời và giải quyết các kiến nghị của cử tri vẫn còn một số hạn chế.
Cụ thể, vẫn còn có bộ, ngành trả lời cử tri còn chậm; văn bản trả lời còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị hoặc chưa giải trình, cung cấp đầy đủ thông tin để cử tri hiểu, chia sẻ nên chưa được cử tri đồng tình, tiếp tục kiến nghị.
Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri chưa nêu được đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả giải quyết; một số bộ, ngành còn lúng túng, chưa xác định rõ nội dung tiếp thu, sẽ giải quyết với việc giải trình, cung cấp thông tin đến cử tri nên không xác định được lộ trình giải quyết những vấn đề cử tri kiến nghị.
Bên cạnh đó, việc thực hiện kiến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dụng cụ thể vẫn còn chậm như: sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nghị định về kinh doanh xăng dầu; quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường, việc giải quyết khó khăn cho người dân bị thu hồi đất ở các khu tái định cư…
Đặc biệt là chưa có sự phối hợp tích cực để trả lời thấu đáo các kiến nghị của cử tri liên quan đến nhiều bộ, ngành; báo cáo của một số cơ quan về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri chất lượng chưa cao, chưa cụ thể; chưa xác định tiến độ giải quyết và trách nhiệm của ngành mình.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.
Cơ quan này cho biết, tại kỳ họp thứ 6, cử tri cả nước đã gửi đến Quốc hội 2.195 kiến nghị, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động - thương binh và xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo; giao thông vận tải, nội vụ, tài chính, kế hoạch, đầu tư, công thương, tài nguyên và môi trường…
Từ sau kỳ họp thứ 6 đến nay, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương đã tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết, trả lời 1.924 kiến nghị của cử tri.
Trong đó, có 966/1.924 kiến nghị, chiếm 50,2% đã được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, như: điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; quản lý phân bón…
Có 297/1.924 kiến nghị, chiếm 15,4% đang được nghiên cứu, như: cơ chế chính sách đối với quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ; quản lý, khai thác gỗ tự nhiên; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kinh doanh xăng dầu; chế độ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp đối với người có công với cách mạng…;
Có 562/1.924 kiến nghị, chiếm 29,2% đã được giải trình, cung cấp thông tin với cử tri, như: kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; thu hồi diện tích đất đã cấp phép cho doanh nghiệp để triển khai dự án nhưng không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả...
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh những mặt tích cực, công tác trả lời và giải quyết các kiến nghị của cử tri vẫn còn một số hạn chế.
Cụ thể, vẫn còn có bộ, ngành trả lời cử tri còn chậm; văn bản trả lời còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị hoặc chưa giải trình, cung cấp đầy đủ thông tin để cử tri hiểu, chia sẻ nên chưa được cử tri đồng tình, tiếp tục kiến nghị.
Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri chưa nêu được đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả giải quyết; một số bộ, ngành còn lúng túng, chưa xác định rõ nội dung tiếp thu, sẽ giải quyết với việc giải trình, cung cấp thông tin đến cử tri nên không xác định được lộ trình giải quyết những vấn đề cử tri kiến nghị.
Bên cạnh đó, việc thực hiện kiến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dụng cụ thể vẫn còn chậm như: sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nghị định về kinh doanh xăng dầu; quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường, việc giải quyết khó khăn cho người dân bị thu hồi đất ở các khu tái định cư…
Đặc biệt là chưa có sự phối hợp tích cực để trả lời thấu đáo các kiến nghị của cử tri liên quan đến nhiều bộ, ngành; báo cáo của một số cơ quan về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri chất lượng chưa cao, chưa cụ thể; chưa xác định tiến độ giải quyết và trách nhiệm của ngành mình.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.