Giải quyết kiến nghị của cử tri: Thiếu hồi âm, khó đánh giá
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5
“Nợ” 299 kiến nghị từ kỳ họp thứ tư, song đến nay ngay cả với những kiến nghị đã được giải quyết, các bộ, ngành cũng không gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đây là một trong nhiều hạn chế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2013) vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Việc thiếu hồi âm như trên đã gây khó khăn cho quá trình xem xét, đánh giá kết quả giải quyết và công tác tổng hợp báo cáo Quốc hộị, báo cáo nhìn nhận.
Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng ghi nhận nhiều kết quả, nỗ lực của các cơ quan chức năng, cho dù, việc trả lời của các bộ, ngành vẫn còn chung chung, chưa gắn với trách nhiệm cụ thể, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị.
Báo cáo giám sát cho biết, từ kỳ họp thứ 5 đến nay, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết, trả lời 2.007/2.007 kiến nghị của cử tri.
Trong đó, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan tổ chức khác ở Trung đã trả lời 1.746/1.746 kiến nghị của cử tri. Có 914 kiến nghị, chiếm 52,35%, đã được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết. Còn 339 kiến nghị, chiếm 19,42%, đang được nghiên cứu, tiếp thu, 98 kiến nghị, chiếm 5,61%, đã được ghi nhận, sẽ tiếp tục nghiên cứu. 353 kiến nghị, chiếm 20,22%, đã được giải trình, cung cấp thông tin với cử tri. Có 42 kiến nghị, chiếm 2,4%, mà việc giải quyết cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương với chính quyền địa phương.
Liên quan đến các nội dung cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong nhiều kỳ họp gần đây, cử tri cả nước quan tâm kiến nghị về vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tiếp thu ý kiến trong lĩnh vực này, thời gian qua, Thủ tướng đã phê duyệt 17/21 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đối với 3 tập đoàn, chuyển đổi tương ứng thành các tổng công ty. Các bộ cũng đã hoàn thành phê duyệt 31 đề án tái cơ cấu các tổng công ty trực thuộc.
Với tái cấu trúc ngân hàng, xử lý nợ xấu, Chính phủ, Thủ tướng đã tăng cường chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại.
Đến nay, Thủ tướng đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Trong đó, 3 ngân hàng đã hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 1 ngân hàng sẽ được hợp nhất với tổ chức tín dụng khác, 3 ngân hàng còn lại đang thực hiện phương án tái cơ cấu, báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu được khái quát là mới đạt kết quả bước đầu, chưa bền vững. Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa giải quyết được căn bản.
Quản lý thị trường vàng cũng là vấn đề được cử tri nêu nhiều kiến nghị. Báo cáo giám sát cho biết, để khắc phục tình trạng “cơn sốt vàng” mỗi khi giá vàng thế giới biến động mạnh, gây ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá, làm gia tăng lạm phát và gây bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Ngân hành Nhà nước được đánh giá đã tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, với các giải pháp phù hợp. Đến nay, thị trường vàng miếng đã có chuyển biến tích cực, không để xảy ra hiện tượng “sốt vàng”. Tuy vậy, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới còn cao.
Liên quan đến những kiến nghị về đảo đảm an toàn đập thủy điện, kết quả giám sát nhấn mạnh, đây là nội dung được cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần qua các kỳ họp. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành địa phương tăng cường kiểm tra, đề ra nhiều giải pháp trữ nước và vận hành xả nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, vừa bảo đảm an toàn các đập thuỷ lợi, thuỷ điện trong mùa mưa lũ.
Tuy nhiên, cơ quan giám sát cũng chỉ ra tồn tại hạn chế như công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực tế chưa được thường xuyên, một số nơi việc thực hiện các quy định để bảo đảm an toàn đập còn hình thức, chiếu lệ. Chưa có cơ quan điều phối chung giữa các chủ đập đối với các hồ chứa trên cùng lưu vực khi tham gia xả lũ.
Vì vậy, cơ quan giám sát đòi hỏi các bộ, ngành có liên quan tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, có phương án cụ thể phòng, chống lũ lụt, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra quy định về trình tự, thủ tục, nội dung lập, thẩm định và phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với các đập thuỷ lợi, thuỷ điện vào mùa mưa lũ.
Các nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế, ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, vấn đề giảm tải bệnh viện, quản lý giá thuốc, bảo hiểm y tế đã được Bộ Y tế quan tâm, triển khai thực hiện tích cực. Mạng lưới y tế cơ bản được bố trí phù hợp với với địa bàn dân cư. Chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao. Công tác quản lý giá thuốc đã được triển khai tích cực, thị trường thuốc cơ bản được ổn định...
Nhưng y đức trong một số bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh, theo nhận xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đang là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Cạnh đó, việc đấu thầu thuốc còn hạn chế, giá thuốc còn có sự chênh lệch giữa các địa phương, giữa các bệnh viện và giữa bệnh viện với thị trường bên ngoài, nhất là chưa quy định rõ tiêu chuẩn, độ tinh khiết của nguyên liệu sản xuất thuốc dẫn đến một số loại thuốc chất lượng không cao, nhưng giá rẻ đã trúng thầu.
Tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến Trung ương vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản do chính sách đầu tư, hỗ trợ các tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; chính sách thu hút y sỹ, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao về công tác tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hiệu quả, chưa phù hợp với thực tế. Công tác quản lý việc hành nghề y, dược tư nhân vẫn còn nhiều bất cập…
Đây là những vấn đề mà cơ quan giám sát yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế cần nghiên cứu, có giải pháp đồng bộ, nâng cao hơn nữa dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Đánh giá chung về việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cơ quan giám sát cho rằng, những tồn tại đã nêu tại các kỳ họp trước vẫn còn. Cụ thể, việc nghiên cứu, trả lời các kiến nghị của cử tri còn chậm, chưa kịp thời. Một số văn bản trả lời của các bộ, ngành vẫn còn chung chung, chưa gắn với trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, chính quyền địa phương, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị, chưa đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của cử tri nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Cá biệt có bộ còn nhầm lẫn giữa nội dung báo cáo về chất vấn và trả lời chất vấn với báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, báo cáo nêu rõ.
Đây là một trong nhiều hạn chế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2013) vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Việc thiếu hồi âm như trên đã gây khó khăn cho quá trình xem xét, đánh giá kết quả giải quyết và công tác tổng hợp báo cáo Quốc hộị, báo cáo nhìn nhận.
Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng ghi nhận nhiều kết quả, nỗ lực của các cơ quan chức năng, cho dù, việc trả lời của các bộ, ngành vẫn còn chung chung, chưa gắn với trách nhiệm cụ thể, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị.
Báo cáo giám sát cho biết, từ kỳ họp thứ 5 đến nay, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết, trả lời 2.007/2.007 kiến nghị của cử tri.
Trong đó, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan tổ chức khác ở Trung đã trả lời 1.746/1.746 kiến nghị của cử tri. Có 914 kiến nghị, chiếm 52,35%, đã được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết. Còn 339 kiến nghị, chiếm 19,42%, đang được nghiên cứu, tiếp thu, 98 kiến nghị, chiếm 5,61%, đã được ghi nhận, sẽ tiếp tục nghiên cứu. 353 kiến nghị, chiếm 20,22%, đã được giải trình, cung cấp thông tin với cử tri. Có 42 kiến nghị, chiếm 2,4%, mà việc giải quyết cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương với chính quyền địa phương.
Liên quan đến các nội dung cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong nhiều kỳ họp gần đây, cử tri cả nước quan tâm kiến nghị về vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tiếp thu ý kiến trong lĩnh vực này, thời gian qua, Thủ tướng đã phê duyệt 17/21 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đối với 3 tập đoàn, chuyển đổi tương ứng thành các tổng công ty. Các bộ cũng đã hoàn thành phê duyệt 31 đề án tái cơ cấu các tổng công ty trực thuộc.
Với tái cấu trúc ngân hàng, xử lý nợ xấu, Chính phủ, Thủ tướng đã tăng cường chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại.
Đến nay, Thủ tướng đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Trong đó, 3 ngân hàng đã hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 1 ngân hàng sẽ được hợp nhất với tổ chức tín dụng khác, 3 ngân hàng còn lại đang thực hiện phương án tái cơ cấu, báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu được khái quát là mới đạt kết quả bước đầu, chưa bền vững. Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa giải quyết được căn bản.
Quản lý thị trường vàng cũng là vấn đề được cử tri nêu nhiều kiến nghị. Báo cáo giám sát cho biết, để khắc phục tình trạng “cơn sốt vàng” mỗi khi giá vàng thế giới biến động mạnh, gây ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá, làm gia tăng lạm phát và gây bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Ngân hành Nhà nước được đánh giá đã tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, với các giải pháp phù hợp. Đến nay, thị trường vàng miếng đã có chuyển biến tích cực, không để xảy ra hiện tượng “sốt vàng”. Tuy vậy, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới còn cao.
Liên quan đến những kiến nghị về đảo đảm an toàn đập thủy điện, kết quả giám sát nhấn mạnh, đây là nội dung được cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần qua các kỳ họp. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành địa phương tăng cường kiểm tra, đề ra nhiều giải pháp trữ nước và vận hành xả nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, vừa bảo đảm an toàn các đập thuỷ lợi, thuỷ điện trong mùa mưa lũ.
Tuy nhiên, cơ quan giám sát cũng chỉ ra tồn tại hạn chế như công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực tế chưa được thường xuyên, một số nơi việc thực hiện các quy định để bảo đảm an toàn đập còn hình thức, chiếu lệ. Chưa có cơ quan điều phối chung giữa các chủ đập đối với các hồ chứa trên cùng lưu vực khi tham gia xả lũ.
Vì vậy, cơ quan giám sát đòi hỏi các bộ, ngành có liên quan tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, có phương án cụ thể phòng, chống lũ lụt, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra quy định về trình tự, thủ tục, nội dung lập, thẩm định và phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với các đập thuỷ lợi, thuỷ điện vào mùa mưa lũ.
Các nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế, ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, vấn đề giảm tải bệnh viện, quản lý giá thuốc, bảo hiểm y tế đã được Bộ Y tế quan tâm, triển khai thực hiện tích cực. Mạng lưới y tế cơ bản được bố trí phù hợp với với địa bàn dân cư. Chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao. Công tác quản lý giá thuốc đã được triển khai tích cực, thị trường thuốc cơ bản được ổn định...
Nhưng y đức trong một số bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh, theo nhận xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đang là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Cạnh đó, việc đấu thầu thuốc còn hạn chế, giá thuốc còn có sự chênh lệch giữa các địa phương, giữa các bệnh viện và giữa bệnh viện với thị trường bên ngoài, nhất là chưa quy định rõ tiêu chuẩn, độ tinh khiết của nguyên liệu sản xuất thuốc dẫn đến một số loại thuốc chất lượng không cao, nhưng giá rẻ đã trúng thầu.
Tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến Trung ương vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản do chính sách đầu tư, hỗ trợ các tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; chính sách thu hút y sỹ, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao về công tác tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hiệu quả, chưa phù hợp với thực tế. Công tác quản lý việc hành nghề y, dược tư nhân vẫn còn nhiều bất cập…
Đây là những vấn đề mà cơ quan giám sát yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế cần nghiên cứu, có giải pháp đồng bộ, nâng cao hơn nữa dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Đánh giá chung về việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cơ quan giám sát cho rằng, những tồn tại đã nêu tại các kỳ họp trước vẫn còn. Cụ thể, việc nghiên cứu, trả lời các kiến nghị của cử tri còn chậm, chưa kịp thời. Một số văn bản trả lời của các bộ, ngành vẫn còn chung chung, chưa gắn với trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, chính quyền địa phương, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị, chưa đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của cử tri nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Cá biệt có bộ còn nhầm lẫn giữa nội dung báo cáo về chất vấn và trả lời chất vấn với báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, báo cáo nêu rõ.