7 điểm nhấn của dự án Luật Đầu tư công
Giới thiệu 7 nội dung quan trọng được đưa vào dự thảo Luật Đầu tư công
Báo cáo tại hội nghị lấy ý kiến về dự án Luật Đầu tư công tổ chức tại Hà Nội hôm 12/3, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay dự án luật này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sắp tới.
Dự thảo luật này được xây dựng để thống nhất một số văn bản liên quan đến việc quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước hiện nay, bao gồm Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư; và các Nghị định, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Theo nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), về thực hiện tái cơ cấu đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công, việc ban hành Luật Đầu tư công là hết sức cần thiết nhằm tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để hướng tới thực hiện mục tiêu đột phá xây dựng hạ tầng đồng bộ trong thời gian tới.
Vẫn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 7 nội dung quan trọng được đưa vào dự thảo Luật Đầu tư công.
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh luật bao quát được việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công, bao gồm các nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước ngoài.
Riêng về đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được chế định trong Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp thứ bảy tới.
Thứ hai, đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất của Luật Đầu tư công. Từ điều 17 đến điều 37 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; điều kiện và trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với từng chương trình, dự án quan trọng quốc gia và các chương trình, dự án khác.
Thứ ba, tăng cường và đổi mới công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn, coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
Thứ tư, dự án Luật Đầu tư công được ban hành sẽ bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình quản lý chương trình, dự án Đầu tư công; từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án, đến khâu cuối là đánh giá hiệu quả, quản lý chương trình, dự án sau đầu tư.
Thứ năm, đổi mới mạnh mẽ công tác lập kế hoạch đầu tư; chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Đây là điểm đổi mới lớn thứ hai trong quản lý đầu tư công.
Thứ sáu, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Đây cũng là lần đầu tiên công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư và các chương trình, dự án đầu tư công được quy định trong Luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cuối cùng, dự thảo luật tiếp tục đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp.
Theo đó, dự thảo luật quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về đầu tư công. Dự thảo luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, cũng như người đứng đầu các tổ chức, cơ quan có liên quan đến quản lý đầu tư công.
Dự thảo luật này được xây dựng để thống nhất một số văn bản liên quan đến việc quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước hiện nay, bao gồm Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư; và các Nghị định, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Theo nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), về thực hiện tái cơ cấu đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công, việc ban hành Luật Đầu tư công là hết sức cần thiết nhằm tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để hướng tới thực hiện mục tiêu đột phá xây dựng hạ tầng đồng bộ trong thời gian tới.
Vẫn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 7 nội dung quan trọng được đưa vào dự thảo Luật Đầu tư công.
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh luật bao quát được việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công, bao gồm các nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước ngoài.
Riêng về đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được chế định trong Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp thứ bảy tới.
Thứ hai, đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất của Luật Đầu tư công. Từ điều 17 đến điều 37 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; điều kiện và trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với từng chương trình, dự án quan trọng quốc gia và các chương trình, dự án khác.
Thứ ba, tăng cường và đổi mới công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn, coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
Thứ tư, dự án Luật Đầu tư công được ban hành sẽ bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình quản lý chương trình, dự án Đầu tư công; từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án, đến khâu cuối là đánh giá hiệu quả, quản lý chương trình, dự án sau đầu tư.
Thứ năm, đổi mới mạnh mẽ công tác lập kế hoạch đầu tư; chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Đây là điểm đổi mới lớn thứ hai trong quản lý đầu tư công.
Thứ sáu, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Đây cũng là lần đầu tiên công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư và các chương trình, dự án đầu tư công được quy định trong Luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cuối cùng, dự thảo luật tiếp tục đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp.
Theo đó, dự thảo luật quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về đầu tư công. Dự thảo luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, cũng như người đứng đầu các tổ chức, cơ quan có liên quan đến quản lý đầu tư công.