ADB hạ dự báo tăng trưởng 2011 của Việt Nam
Theo ADB, Nghị quyết 11 có thể khôi phục sự ổn định vĩ mô cho nền kinh tế, tuy nhiên tăng trưởng sẽ giảm tốc trong năm nay
Tiếp sau Ngân hàng Thế giới (WB), một tổ chức tài chính có uy tín khác - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - vừa hạ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 của Việt Nam từ 7% xuống còn 6,1%.
Báo cáo về triển vọng phát triển châu Á 2011 của cơ quan này công bố sáng 6/4 cho rằng, chính sách thắt chặt thể hiện tại Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam ban hành hôm 24/2 vừa qua có thể khôi phục sự ổn định vĩ mô cho nền kinh tế, tuy nhiên tăng trưởng sẽ giảm tốc trong năm nay.
2010: Xáo trộn vì chính sách
Điểm lại những nguyên nhân dẫn đến động thái chính sách mạnh tay vừa qua, ADB lưu ý rằng, cuối năm 2010, mức tín dụng tăng lên 32,4%, cao hơn so với mục tiêu chính thức đặt ra là 25%. Do tổng cầu tăng mạnh, lạm phát đến cuối năm 2010 đã ở mức gần 12%.
“Việc thiếu định hướng rõ ràng trong chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến niềm tin”, báo cáo của ADB nhấn mạnh điểm này. Đây cũng là nguyên nhân được xem là gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ trong giai đoạn cuối năm 2010, đầu năm 2011.
Thể hiện ra bên ngoài, những lo ngại của dân chúng về việc mất sức mua, cùng với đà trượt giá của VND đã đẩy mạnh nhu cầu mua vàng và USD. ADB dẫn chứng rằng, số tiền gửi bằng ngoại tệ đã leo lên mức 21% trong năm 2010. Tỷ giá trên thị trường chợ đen và tỷ giá công bố chính thức một số thời điểm chênh lêch 10%.
Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký chỉ ở mức 18,6 tỷ USD vào năm 2010, thấp hơn so với năm 2009, phản ánh sự thiếu chắc chắn của nhà đầu tư đối với định hướng về chính sách.
Dù vậy, các chỉ tiêu vĩ mô lại tỏ ra bớt xấu hơn năm trước. Theo ADB, thâm hụt vãng lai đã giảm hơn năm 2009 mà nguyên nhân là do thâm hụt thương mại lui về mức 7,1 tỷ USD, do sự khởi sắc của xuất khẩu. Đồng thời, kiều hối và doanh thu du lịch cũng giúp thâm hụt tài khoản vãng lai thu hẹp hơn, ở mức khoảng 4,3 tỷ USD tương đương 4% GDP, mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Trong tính toán của ADB, tổng thâm hụt cán cân thanh toán năm 2010 của Việt Nam chỉ còn khoảng 1,8 tỷ USD, thấp hơn khoảng 7 tỷ USD so với năm trước đó và thu hẹp hơn so với nhiều lần ước tính khoảng 4 tỷ USD của các cơ quan phía Việt Nam.
Liên quan đến các chỉ tiêu tài khóa, thâm hụt ngân sách vào cuối năm 2010 đã thu hẹp ở mức khoảng 8% GDP so với mức xấp xỉ 10% của năm trước đó. Tuy nhiên, các quan sát của ADB cho thấy, chi tiêu ngân sách gần như không giảm, trong khi thu tăng khoảng 10%. Điều này được lưu ý là do mức thu thuế từ các nguồn phi dầu mỏ đã tăng lên.
Nợ công và nợ do nhà nước bảo lãnh (bao gồm cả nợ của công ty quốc doanh), theo ước tính của ADB đã giảm khoảng một điểm phần trăm, xuống mức 51,5% GDP vào cuối năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của Chính phủ đặt ra ở mức 50%.
2011: Tăng trưởng giảm, lạm phát còn cao
Để ổn định vĩ mô sẽ không thể không phải trả giá, và cái giá đánh đổi là tăng trưởng, Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi nói tại lễ công bố báo cáo sáng nay.
Sau Tết Nguyên đán, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết 11 với mục tiêu tối thượng là kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Những thay đổi lớn xuất phát từ đây đã được cân nhắc trong báo cáo của ADB, thể hiện ở những điều chỉnh mạnh về mức tăng trưởng GDP và lạm phát.
Theo đó, GDP được dự báo tăng trưởng ở mức 6,1%, thấp hơn so với mức 7% cũng được tổ chức này đưa ra vào khoảng tháng 10/2010.
Và mặc dù đánh giá cao tính hiệu lực và hiệu quả của Nghị quyết 11 đối với kiềm chế lạm phát trong năm nay, ADB cho rằng khả năng tác động đến chỉ tiêu này có thể mạnh hơn vào năm 2012, nếu các biện pháp nêu trong nghị quyết được tiếp tục kéo dài.
Do tác động từ nhiều đợt điều chỉnh giá điện, xăng dầu gần đây, cùng với hiệu ứng của việc giai đoạn tháng 4-9/2010 lạm phát theo tháng tăng khá thấp ảnh hưởng đến mức tăng so với cùng kỳ của giai đoạn từ nay đến tháng 9/2011, ADB dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức khoảng 16% trong quý 3/2011, trước khi giảm dần và đến cuối năm sẽ đạt mức trung bình năm tăng 13,3%.
Về giao thương quốc tế, ADB cho rằng thương mại toàn cầu năm nay sẽ giảm tốc so với năm 2010. Tác động từ chính sách thắt chặt đối với nhập khẩu cũng sẽ làm giảm tăng trưởng ngoại thương trong năm nay của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế ổn định hơn sẽ kéo dòng vốn FDI chảy vào, ADB dự báo rằng cán cân thanh toán tổng thể sẽ được cải thiện.
Cân đối với dòng kiều hối, thu nhập từ du lịch, khả năng cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ còn thâm hụt 3,8% GDP trong năm nay và 3,6% trong năm kế tiếp.
Rủi ro vẫn còn
Tuy nhiên, không phải nền kinh tế sẽ phát triển dễ dàng trong năm nay và năm tới. Các chuyên gia từ ADB cũng nhấn mạnh đến một số rủi ro nhất định trong, trong đó các lưu ý đáng kể cũng liên quan đến các điều chỉnh chính sách từ Nghị quyết 11.
“Việc thắt chặt chính sách không tốt hoặc thả lỏng quá sớm, hoặc lầm tưởng thả lỏng, sẽ duy trì lạm phát ở mức cao lâu hơn và có thể dẫn đến việc mất giá trị các tài khoản bên ngoài. Một kết quả như vậy có thể phải cần tiếp một gói chính sách thắt chặt mới trong vòng 1-2 năm.
Đặc biệt là chính sách kiểm soát kinh doanh vàng đưa ra từ Nghị quyết 11, theo ADB có thể dẫn tới buôn lậu, bóp méo thị trường. Ngoài ra, “nhân tố” Vinashin và thảm họa tại Nhật Bản cũng được xem là có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế trong giai đoạn tới…
Trong khi đó, việc tăng mạnh trái phiếu tín dụng trong nước, khoảng 100 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2010, trong tình hình thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay đã làm tăng những lo ngại về chất lượng tài sản ngân hàng, cũng như khả năng rủi ro các khoản vay của ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản và đối với doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù vậy, đánh giá của ADB về trung hạn là khá tích cực, với điều kiện ổn định vĩ mô được khôi phục và duy trì. Mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2012 được cơ quan này đưa ra là 6,7%.
“Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để hưởng lợi từ sự phát triển ở Trung Quốc. Chi phí lao động tăng cao tại Trung Quốc sẽ chuyển hướng một số dòng vốn FDI sang nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á và nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc tăng sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu”, báo cáo của ADB nhìn nhận.
Báo cáo về triển vọng phát triển châu Á 2011 của cơ quan này công bố sáng 6/4 cho rằng, chính sách thắt chặt thể hiện tại Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam ban hành hôm 24/2 vừa qua có thể khôi phục sự ổn định vĩ mô cho nền kinh tế, tuy nhiên tăng trưởng sẽ giảm tốc trong năm nay.
2010: Xáo trộn vì chính sách
Điểm lại những nguyên nhân dẫn đến động thái chính sách mạnh tay vừa qua, ADB lưu ý rằng, cuối năm 2010, mức tín dụng tăng lên 32,4%, cao hơn so với mục tiêu chính thức đặt ra là 25%. Do tổng cầu tăng mạnh, lạm phát đến cuối năm 2010 đã ở mức gần 12%.
“Việc thiếu định hướng rõ ràng trong chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến niềm tin”, báo cáo của ADB nhấn mạnh điểm này. Đây cũng là nguyên nhân được xem là gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ trong giai đoạn cuối năm 2010, đầu năm 2011.
Thể hiện ra bên ngoài, những lo ngại của dân chúng về việc mất sức mua, cùng với đà trượt giá của VND đã đẩy mạnh nhu cầu mua vàng và USD. ADB dẫn chứng rằng, số tiền gửi bằng ngoại tệ đã leo lên mức 21% trong năm 2010. Tỷ giá trên thị trường chợ đen và tỷ giá công bố chính thức một số thời điểm chênh lêch 10%.
Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký chỉ ở mức 18,6 tỷ USD vào năm 2010, thấp hơn so với năm 2009, phản ánh sự thiếu chắc chắn của nhà đầu tư đối với định hướng về chính sách.
Dù vậy, các chỉ tiêu vĩ mô lại tỏ ra bớt xấu hơn năm trước. Theo ADB, thâm hụt vãng lai đã giảm hơn năm 2009 mà nguyên nhân là do thâm hụt thương mại lui về mức 7,1 tỷ USD, do sự khởi sắc của xuất khẩu. Đồng thời, kiều hối và doanh thu du lịch cũng giúp thâm hụt tài khoản vãng lai thu hẹp hơn, ở mức khoảng 4,3 tỷ USD tương đương 4% GDP, mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Trong tính toán của ADB, tổng thâm hụt cán cân thanh toán năm 2010 của Việt Nam chỉ còn khoảng 1,8 tỷ USD, thấp hơn khoảng 7 tỷ USD so với năm trước đó và thu hẹp hơn so với nhiều lần ước tính khoảng 4 tỷ USD của các cơ quan phía Việt Nam.
Liên quan đến các chỉ tiêu tài khóa, thâm hụt ngân sách vào cuối năm 2010 đã thu hẹp ở mức khoảng 8% GDP so với mức xấp xỉ 10% của năm trước đó. Tuy nhiên, các quan sát của ADB cho thấy, chi tiêu ngân sách gần như không giảm, trong khi thu tăng khoảng 10%. Điều này được lưu ý là do mức thu thuế từ các nguồn phi dầu mỏ đã tăng lên.
Nợ công và nợ do nhà nước bảo lãnh (bao gồm cả nợ của công ty quốc doanh), theo ước tính của ADB đã giảm khoảng một điểm phần trăm, xuống mức 51,5% GDP vào cuối năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của Chính phủ đặt ra ở mức 50%.
2011: Tăng trưởng giảm, lạm phát còn cao
Để ổn định vĩ mô sẽ không thể không phải trả giá, và cái giá đánh đổi là tăng trưởng, Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi nói tại lễ công bố báo cáo sáng nay.
Sau Tết Nguyên đán, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết 11 với mục tiêu tối thượng là kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Những thay đổi lớn xuất phát từ đây đã được cân nhắc trong báo cáo của ADB, thể hiện ở những điều chỉnh mạnh về mức tăng trưởng GDP và lạm phát.
Theo đó, GDP được dự báo tăng trưởng ở mức 6,1%, thấp hơn so với mức 7% cũng được tổ chức này đưa ra vào khoảng tháng 10/2010.
Và mặc dù đánh giá cao tính hiệu lực và hiệu quả của Nghị quyết 11 đối với kiềm chế lạm phát trong năm nay, ADB cho rằng khả năng tác động đến chỉ tiêu này có thể mạnh hơn vào năm 2012, nếu các biện pháp nêu trong nghị quyết được tiếp tục kéo dài.
Do tác động từ nhiều đợt điều chỉnh giá điện, xăng dầu gần đây, cùng với hiệu ứng của việc giai đoạn tháng 4-9/2010 lạm phát theo tháng tăng khá thấp ảnh hưởng đến mức tăng so với cùng kỳ của giai đoạn từ nay đến tháng 9/2011, ADB dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức khoảng 16% trong quý 3/2011, trước khi giảm dần và đến cuối năm sẽ đạt mức trung bình năm tăng 13,3%.
Về giao thương quốc tế, ADB cho rằng thương mại toàn cầu năm nay sẽ giảm tốc so với năm 2010. Tác động từ chính sách thắt chặt đối với nhập khẩu cũng sẽ làm giảm tăng trưởng ngoại thương trong năm nay của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế ổn định hơn sẽ kéo dòng vốn FDI chảy vào, ADB dự báo rằng cán cân thanh toán tổng thể sẽ được cải thiện.
Cân đối với dòng kiều hối, thu nhập từ du lịch, khả năng cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ còn thâm hụt 3,8% GDP trong năm nay và 3,6% trong năm kế tiếp.
Rủi ro vẫn còn
Tuy nhiên, không phải nền kinh tế sẽ phát triển dễ dàng trong năm nay và năm tới. Các chuyên gia từ ADB cũng nhấn mạnh đến một số rủi ro nhất định trong, trong đó các lưu ý đáng kể cũng liên quan đến các điều chỉnh chính sách từ Nghị quyết 11.
“Việc thắt chặt chính sách không tốt hoặc thả lỏng quá sớm, hoặc lầm tưởng thả lỏng, sẽ duy trì lạm phát ở mức cao lâu hơn và có thể dẫn đến việc mất giá trị các tài khoản bên ngoài. Một kết quả như vậy có thể phải cần tiếp một gói chính sách thắt chặt mới trong vòng 1-2 năm.
Đặc biệt là chính sách kiểm soát kinh doanh vàng đưa ra từ Nghị quyết 11, theo ADB có thể dẫn tới buôn lậu, bóp méo thị trường. Ngoài ra, “nhân tố” Vinashin và thảm họa tại Nhật Bản cũng được xem là có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế trong giai đoạn tới…
Trong khi đó, việc tăng mạnh trái phiếu tín dụng trong nước, khoảng 100 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2010, trong tình hình thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay đã làm tăng những lo ngại về chất lượng tài sản ngân hàng, cũng như khả năng rủi ro các khoản vay của ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản và đối với doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù vậy, đánh giá của ADB về trung hạn là khá tích cực, với điều kiện ổn định vĩ mô được khôi phục và duy trì. Mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2012 được cơ quan này đưa ra là 6,7%.
“Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để hưởng lợi từ sự phát triển ở Trung Quốc. Chi phí lao động tăng cao tại Trung Quốc sẽ chuyển hướng một số dòng vốn FDI sang nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á và nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc tăng sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu”, báo cáo của ADB nhìn nhận.