Ấn - Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng
An ninh trên biển là chủ đề chính trong chuyến công du nước ngoài kéo dài 11 ngày của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 3/6 công bố hai thỏa thuận quốc phòng với Chính phủ Ấn Độ. Giới chức Mỹ nói, những thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực của Washington và New Delhi nhằm thắt chặt mối quan hệ quốc phòng song phương.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Carter cho biết Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng phát triển một loại máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời dùng cho mặt trận và trang phục chống vũ khí sinh-hóa học dành cho các binh sỹ. Hai dự án sẽ cùng được khởi động trong mùa hè năm nay.
Tuy chỉ có quy mô khoảng 2 triệu USD, hai dự án này có ý nghĩa quan trọng lớn hơn nhiều so với giá trị tài chính. Mỹ đã hợp tác với nhiều quốc gia để cùng phát triển các công nghệ quốc phòng, nhưng theo giới chức Mỹ, sáng kiến với Ấn Độ có ý nghĩa lớn bởi “nỗ lực mang tính chiến lược và rộng lớn hơn” với New Delhi.
“Chúng tôi có những tham vọng lớn”, ông Carter phát biểu trước báo giới khi có mặt ở New Delhi. “Một số dự án mà chúng tôi sắp thực hiện chỉ là sự khởi đầu cho những kế hoạch lớn hơn trong tương lai”.
Các quan chức Mỹ cho biết hai nước còn đang hợp tác chế tạo một máy bay không người lái mini bên cạnh một loạt dự án khác. Theo Bộ trưởng Carter, hai bên hy vọng trong tương lai sẽ cùng phát triển động cơ máy bay phản lực và hàng không mẫu hạm.
Trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, ông Carter và người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar đã ký thỏa thuận khung 2015 về quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn. Thỏa thuận này tập trung vào các vấn đề an ninh trên biển và các sáng kiến khác, kéo dài mối quan hệ giữa quân đội hai nước thêm 1 thập kỷ.
An ninh trên biển là chủ đề chính trong chuyến công du nước ngoài kéo dài 11 ngày của Bộ trưởng Carter, trong đó có chuyến thăm tới Đông Nam Á bao gồm Việt Nam. Trong chuyến thăm, ông Carter nhấn mạnh vấn đề an ninh trên biển Đông, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc xây đảo nhân tạo trên vùng biển này.
Mỹ và các nước khác trong khu vực lo ngại các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông có thể dẫn tới bành trướng quân sự. Thỏa thuận mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đạt được trong chuyến thăm Ấn Độ phản ánh mong muốn của Washington về tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước châu Á, nhất là trong lĩnh vực an ninh trên biển.
Theo giới chức Mỹ, Ấn Độ bấy lâu nay vẫn xem mối quan hệ quốc phòng với Mỹ là mối quan hệ trao đổi, trong đó Mỹ luôn muốn nhận được điều gì đó để đổi lấy bất kỳ sáng kiến nào mà Lầu Năm Góc đưa ra. Tuy vậy, những thỏa thuận vừa được ký kết là một tín hiệu cho thấy cả hai quốc gia đã vượt qua lối suy nghĩ trước đây và công nhận giá trị chiến lược trong việc thắt chặt mối quan hệ quân sự song phương.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Carter cho biết Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng phát triển một loại máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời dùng cho mặt trận và trang phục chống vũ khí sinh-hóa học dành cho các binh sỹ. Hai dự án sẽ cùng được khởi động trong mùa hè năm nay.
Tuy chỉ có quy mô khoảng 2 triệu USD, hai dự án này có ý nghĩa quan trọng lớn hơn nhiều so với giá trị tài chính. Mỹ đã hợp tác với nhiều quốc gia để cùng phát triển các công nghệ quốc phòng, nhưng theo giới chức Mỹ, sáng kiến với Ấn Độ có ý nghĩa lớn bởi “nỗ lực mang tính chiến lược và rộng lớn hơn” với New Delhi.
“Chúng tôi có những tham vọng lớn”, ông Carter phát biểu trước báo giới khi có mặt ở New Delhi. “Một số dự án mà chúng tôi sắp thực hiện chỉ là sự khởi đầu cho những kế hoạch lớn hơn trong tương lai”.
Các quan chức Mỹ cho biết hai nước còn đang hợp tác chế tạo một máy bay không người lái mini bên cạnh một loạt dự án khác. Theo Bộ trưởng Carter, hai bên hy vọng trong tương lai sẽ cùng phát triển động cơ máy bay phản lực và hàng không mẫu hạm.
Trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, ông Carter và người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar đã ký thỏa thuận khung 2015 về quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn. Thỏa thuận này tập trung vào các vấn đề an ninh trên biển và các sáng kiến khác, kéo dài mối quan hệ giữa quân đội hai nước thêm 1 thập kỷ.
An ninh trên biển là chủ đề chính trong chuyến công du nước ngoài kéo dài 11 ngày của Bộ trưởng Carter, trong đó có chuyến thăm tới Đông Nam Á bao gồm Việt Nam. Trong chuyến thăm, ông Carter nhấn mạnh vấn đề an ninh trên biển Đông, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc xây đảo nhân tạo trên vùng biển này.
Mỹ và các nước khác trong khu vực lo ngại các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông có thể dẫn tới bành trướng quân sự. Thỏa thuận mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đạt được trong chuyến thăm Ấn Độ phản ánh mong muốn của Washington về tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước châu Á, nhất là trong lĩnh vực an ninh trên biển.
Theo giới chức Mỹ, Ấn Độ bấy lâu nay vẫn xem mối quan hệ quốc phòng với Mỹ là mối quan hệ trao đổi, trong đó Mỹ luôn muốn nhận được điều gì đó để đổi lấy bất kỳ sáng kiến nào mà Lầu Năm Góc đưa ra. Tuy vậy, những thỏa thuận vừa được ký kết là một tín hiệu cho thấy cả hai quốc gia đã vượt qua lối suy nghĩ trước đây và công nhận giá trị chiến lược trong việc thắt chặt mối quan hệ quân sự song phương.