An toàn giao thông: “Cần mỗi người hy sinh một chút”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói về giải pháp cho "tình trạng khẩn cấp" của an toàn giao thông
Hơn lúc nào hết, Chính phủ lúc này cần Quốc hội, bởi những khó khăn từ sự thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội về những giải pháp mới và mạnh rất cần có tiếng nói của Quốc hội.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trao đổi với báo chí ngay sau khi đề xuất đưa việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2012, tại phiên họp sáng 31/10.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội cuối tuần qua, bà có nói tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông đã trở nên quá nghiêm trọng, hậu quả đã tương đương với tiêu chí cần thiết phải ban hành tình trạng khẩn cấp. Vậy đây là đánh giá hay đề nghị, thưa bà?
Tôi không đề nghị ban hành tình trạng khẩn cấp nhưng khi đánh giá về giao thông, tôi căn cứ theo những tiêu chí ban hành tình trạng khẩn cấp của pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp để nói giải pháp đề ra phải tương ứng.
Vì hậu quả đã tương đương tình trạng đó thì giải pháp cũng phải tương ứng, đặc biệt là giải pháp hành chính mạnh. Bởi nếu tình trạng khẩn cấp được ban hành thì phải dùng một số biện pháp hạn chế quyền của một số bộ phận, đơn vị chẳng hạn.
Như vậy, theo bà các giải pháp hiện nay vẫn chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ?
Về cơ bản, các giải pháp đặt ra trong các nghị quyết của Chính phủ từ 2002 đến nay là những giải pháp đúng và đồng bộ nhưng vấn đề thực hiện như nào. Tôi đơn cử một ví dụ, giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân đã được Chính phủ đặt ra rất lâu rồi, từ 2002 nhưng thực tế hiện nay nhiều phương tiện ta vẫn không hạn chế được.
Tất nhiên liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân thì phải tổ chức được cho người dân có thể đi lại được bình thường bằng cách phát triển phương tiện công cộng. Nhưng hiện tại cả 2 đều cùng phát triển trong khi hạ tầng, các con đường đều chỉ như vậy thôi.
Nếu các hướng đều cũng triển khai, cả phương tiện công cộng, taxi cùng phát triển, mà các hãng taxi tôi thấy phát triển rất rầm rộ, thì lấy đâu đường mà đi. Chưa có sáng kiến gì mới về việc hạn chế phương tiện cá nhân ở các thành phố lớn. Đây không phải giải pháp sáng tạo gì mới mà Chính phủ đã tính đến từ rất lâu rồi.
Bà có nói theo tình trạng khẩn cấp thì phải dùng một số biện pháp hạn chế quyền của một số bộ phận, đơn vị. Cụ thể là thế nào, thưa bà?
Ví dụ như người dân có quyền đi lại, có quyền mua tài sản là các phương tiện giao thông nhưng trong một giai đoạn nào đó, vì lợi ích chung, nhà nước phải hạn chế. Như vậy nghĩa là quyền của người ta được quy định theo luật nhưng buộc phải hạn chế. Mà hạn chế như vậy, theo tôi, cần có quyết định của Quốc hội vì nó liên quan đến các quyền được luật định.
Hoặc một số vấn đề khác, tuy không phải là quyền nhưng là lợi ích, như hiện nay người dân buôn bán trên vỉa hè. Đây là việc làm không đúng. Tuy nhiên một bộ phận đặc biệt là người già neo đơn không nơi nương tựa, rất khó khăn, vẫn có thể bán chè chén trên vỉa hè.
Nếu ta làm quyết liệt, đồng bộ, rõ ràng sẽ ảnh hưởng một bộ phận dân cư sống bằng vỉa hè. Nếu nói về mặt pháp luật thì những người dân này không đúng nhưng về mặt thực tế họ không có một phương thức sinh sống nào ngoài ấm chè đó. Những trường hợp đặc biệt này nhà nước phải hỗ trợ. Tức là nếu làm quyết liệt, mạnh mẽ, triệt để thì một bộ phận sẽ ảnh hưởng.
Ngay chuyện thay đổi giờ làm việc cũng sẽ làm đảo lộn đời sống một bộ phận người dân. Theo tôi là đảo lộn lớn chứ không phải chuyện nhỏ. Hàng mấy chục năm nay người ta đã hoạt động với một khung giờ giấc như vậy, giờ nói phải thay đổi, sắp xếp lại.
Tuy nhiên, theo tôi cần tạo sự đồng thuận mạnh mẽ, giải thích tuyên truyền để những người dân đó đồng cảm với nhà nước.
Ngay bản thân chúng ta, việc thay đổi giờ giấc cũng sẽ tác động. Chúng ta phải xác định được rằng nếu đây là việc làm tốt, có lợi cho lợi ích chung, thì cần mỗi người hy sinh một chút. Nếu như bị áp đặt, chúng ta cũng buộc phải thực hiện nhưng tâm lý sẽ không thoải mái. Nhưng nếu có sự đồng thuận, được bàn bạc để nhận ra việc đó là cần thiết cho cái chung thì dần dần ta cũng sẽ quen với việc đi lại, di chuyển bằng phương tiện công cộng, quen với việc thay đổi giờ.
Đương nhiên, ở đây cần rất nhiều giải pháp chứ không thể nói một biện pháp riêng rẽ, cụ thể nào có thể thay đổi.
Đề xuất Quốc hội đưa việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông vào chương trình giám sát tối cao, bà kỳ vọng sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện và sự đồng thuận của người dân?
Chính phủ cũng có những khó khăn nhất định trong việc giải quyết khi thực tế đã đến mức này rồi. Do vậy cần một cuộc giám sát của Quốc hội.
Hơn lúc nào hết, Chính phủ lúc này cần Quốc hội, bởi những khó khăn từ sự thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội về những giải pháp mới và mạnh cần có tiếng nói của Quốc hội.
Thực ra năm 2008 đã có một cuộc giám sát khá chi tiết về vấn đề này, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị cả những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, khi chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan trong quy hoạch về giao thông, trong phát triển đô thị… Tôi cho rằng trong cuộc giám sát lần này cũng cần đánh giá lại vì sao chúng ta thực hiện chưa tốt những kiến nghị đó.
Ví dụ, các bạn có thể thấy nhiều nhà cao tầng vẫn mọc lên giữa đô thị đông đúc. Đó là những nhà chung cư kết hợp trung tâm thương mại, siêu thị buôn bán, văn phòng cho thuê. Như vậy lượng người dồn vào nội thành càng rất lớn. Rồi phát triển đô thị cần kèm theo hạ tầng cho giao thông thích ứng. Nếu chúng ta cho nhập khẩu, lưu thông rất nhiều phương tiện, trong đó có ô tô cá nhân như vậy trong khi không tính đến diện tích dành cho chỗ để xe thì việc xe để dưới lòng đường sẽ diễn ra. Mà rồi chính quyền cũng cho phép bằng hình thức kẻ vạch phân ra phần để xe ở lòng đường. Vỉa hè lấn chiếm cũng trở nên phổ biến, ai cũng nhìn thấy cả mà không sao dẹp được.
Bà có nói đến xử lý vi phạm và trách nhiệm cá nhân trong bảo đảm an toàn giao thông. Theo bà việc này nên được đổi mới như thế nào để có hiệu quả hơn?
Mỗi ngành đều có người đứng đầu, không thể nói ngành kia không xử lý mà ngành tôi cũng không xử lý theo được. Mỗi ngành đều cần có trách nhiệm của mình.
Tôi nghĩ rằng trách nhiệm cá nhân phải làm thật nghiêm túc. Ví dụ một ông bộ trưởng sẵn sàng có thể bị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm vì làm không tốt thì đương nhiên ông chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc sở sẽ buộc phải làm tốt. Cần phải ràng buộc, liên quan trong cơ chế trách nhiệm như vậy mới có thể giải quyết rốt ráo vấn đề.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trao đổi với báo chí ngay sau khi đề xuất đưa việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2012, tại phiên họp sáng 31/10.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội cuối tuần qua, bà có nói tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông đã trở nên quá nghiêm trọng, hậu quả đã tương đương với tiêu chí cần thiết phải ban hành tình trạng khẩn cấp. Vậy đây là đánh giá hay đề nghị, thưa bà?
Tôi không đề nghị ban hành tình trạng khẩn cấp nhưng khi đánh giá về giao thông, tôi căn cứ theo những tiêu chí ban hành tình trạng khẩn cấp của pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp để nói giải pháp đề ra phải tương ứng.
Vì hậu quả đã tương đương tình trạng đó thì giải pháp cũng phải tương ứng, đặc biệt là giải pháp hành chính mạnh. Bởi nếu tình trạng khẩn cấp được ban hành thì phải dùng một số biện pháp hạn chế quyền của một số bộ phận, đơn vị chẳng hạn.
Như vậy, theo bà các giải pháp hiện nay vẫn chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ?
Về cơ bản, các giải pháp đặt ra trong các nghị quyết của Chính phủ từ 2002 đến nay là những giải pháp đúng và đồng bộ nhưng vấn đề thực hiện như nào. Tôi đơn cử một ví dụ, giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân đã được Chính phủ đặt ra rất lâu rồi, từ 2002 nhưng thực tế hiện nay nhiều phương tiện ta vẫn không hạn chế được.
Tất nhiên liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân thì phải tổ chức được cho người dân có thể đi lại được bình thường bằng cách phát triển phương tiện công cộng. Nhưng hiện tại cả 2 đều cùng phát triển trong khi hạ tầng, các con đường đều chỉ như vậy thôi.
Nếu các hướng đều cũng triển khai, cả phương tiện công cộng, taxi cùng phát triển, mà các hãng taxi tôi thấy phát triển rất rầm rộ, thì lấy đâu đường mà đi. Chưa có sáng kiến gì mới về việc hạn chế phương tiện cá nhân ở các thành phố lớn. Đây không phải giải pháp sáng tạo gì mới mà Chính phủ đã tính đến từ rất lâu rồi.
Bà có nói theo tình trạng khẩn cấp thì phải dùng một số biện pháp hạn chế quyền của một số bộ phận, đơn vị. Cụ thể là thế nào, thưa bà?
Ví dụ như người dân có quyền đi lại, có quyền mua tài sản là các phương tiện giao thông nhưng trong một giai đoạn nào đó, vì lợi ích chung, nhà nước phải hạn chế. Như vậy nghĩa là quyền của người ta được quy định theo luật nhưng buộc phải hạn chế. Mà hạn chế như vậy, theo tôi, cần có quyết định của Quốc hội vì nó liên quan đến các quyền được luật định.
Hoặc một số vấn đề khác, tuy không phải là quyền nhưng là lợi ích, như hiện nay người dân buôn bán trên vỉa hè. Đây là việc làm không đúng. Tuy nhiên một bộ phận đặc biệt là người già neo đơn không nơi nương tựa, rất khó khăn, vẫn có thể bán chè chén trên vỉa hè.
Nếu ta làm quyết liệt, đồng bộ, rõ ràng sẽ ảnh hưởng một bộ phận dân cư sống bằng vỉa hè. Nếu nói về mặt pháp luật thì những người dân này không đúng nhưng về mặt thực tế họ không có một phương thức sinh sống nào ngoài ấm chè đó. Những trường hợp đặc biệt này nhà nước phải hỗ trợ. Tức là nếu làm quyết liệt, mạnh mẽ, triệt để thì một bộ phận sẽ ảnh hưởng.
Ngay chuyện thay đổi giờ làm việc cũng sẽ làm đảo lộn đời sống một bộ phận người dân. Theo tôi là đảo lộn lớn chứ không phải chuyện nhỏ. Hàng mấy chục năm nay người ta đã hoạt động với một khung giờ giấc như vậy, giờ nói phải thay đổi, sắp xếp lại.
Tuy nhiên, theo tôi cần tạo sự đồng thuận mạnh mẽ, giải thích tuyên truyền để những người dân đó đồng cảm với nhà nước.
Ngay bản thân chúng ta, việc thay đổi giờ giấc cũng sẽ tác động. Chúng ta phải xác định được rằng nếu đây là việc làm tốt, có lợi cho lợi ích chung, thì cần mỗi người hy sinh một chút. Nếu như bị áp đặt, chúng ta cũng buộc phải thực hiện nhưng tâm lý sẽ không thoải mái. Nhưng nếu có sự đồng thuận, được bàn bạc để nhận ra việc đó là cần thiết cho cái chung thì dần dần ta cũng sẽ quen với việc đi lại, di chuyển bằng phương tiện công cộng, quen với việc thay đổi giờ.
Đương nhiên, ở đây cần rất nhiều giải pháp chứ không thể nói một biện pháp riêng rẽ, cụ thể nào có thể thay đổi.
Đề xuất Quốc hội đưa việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông vào chương trình giám sát tối cao, bà kỳ vọng sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện và sự đồng thuận của người dân?
Chính phủ cũng có những khó khăn nhất định trong việc giải quyết khi thực tế đã đến mức này rồi. Do vậy cần một cuộc giám sát của Quốc hội.
Hơn lúc nào hết, Chính phủ lúc này cần Quốc hội, bởi những khó khăn từ sự thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội về những giải pháp mới và mạnh cần có tiếng nói của Quốc hội.
Thực ra năm 2008 đã có một cuộc giám sát khá chi tiết về vấn đề này, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị cả những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, khi chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan trong quy hoạch về giao thông, trong phát triển đô thị… Tôi cho rằng trong cuộc giám sát lần này cũng cần đánh giá lại vì sao chúng ta thực hiện chưa tốt những kiến nghị đó.
Ví dụ, các bạn có thể thấy nhiều nhà cao tầng vẫn mọc lên giữa đô thị đông đúc. Đó là những nhà chung cư kết hợp trung tâm thương mại, siêu thị buôn bán, văn phòng cho thuê. Như vậy lượng người dồn vào nội thành càng rất lớn. Rồi phát triển đô thị cần kèm theo hạ tầng cho giao thông thích ứng. Nếu chúng ta cho nhập khẩu, lưu thông rất nhiều phương tiện, trong đó có ô tô cá nhân như vậy trong khi không tính đến diện tích dành cho chỗ để xe thì việc xe để dưới lòng đường sẽ diễn ra. Mà rồi chính quyền cũng cho phép bằng hình thức kẻ vạch phân ra phần để xe ở lòng đường. Vỉa hè lấn chiếm cũng trở nên phổ biến, ai cũng nhìn thấy cả mà không sao dẹp được.
Bà có nói đến xử lý vi phạm và trách nhiệm cá nhân trong bảo đảm an toàn giao thông. Theo bà việc này nên được đổi mới như thế nào để có hiệu quả hơn?
Mỗi ngành đều có người đứng đầu, không thể nói ngành kia không xử lý mà ngành tôi cũng không xử lý theo được. Mỗi ngành đều cần có trách nhiệm của mình.
Tôi nghĩ rằng trách nhiệm cá nhân phải làm thật nghiêm túc. Ví dụ một ông bộ trưởng sẵn sàng có thể bị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm vì làm không tốt thì đương nhiên ông chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc sở sẽ buộc phải làm tốt. Cần phải ràng buộc, liên quan trong cơ chế trách nhiệm như vậy mới có thể giải quyết rốt ráo vấn đề.