An toàn thực phẩm: Cần rõ trách nhiệm quản lý
Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật An toàn thực phẩm, chiều 23/11
Cần xác định trách nhiệm cao nhất, toàn diện nhất trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm là Bộ Y tế. Đây là đề nghị của nhiều đại biểu khi thảo luận tại tổ về dự án Luật An toàn thực phẩm, chiều 23/11.
Điều 52 dự luật quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm thực phẩm đối với sức khỏe nhân dân.
Các bộ trưởng bộ quản lý chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo sự phân công của Chính phủ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình theo các quy định của pháp luật...
Theo đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Chính phủ quản lý thống nhất nhưng phải nói rõ trách nhiệm của Bộ Y tế. “Khi có việc xảy ra phải có người giải trình, báo cáo chứ không thể chung chung như trước đây”, bà Mai nói.
Đại biểu Bùi Thị Lệ Phi cho rằng, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến cả một chuỗi, là quá trình rất dài từ trang trại đến bàn ăn. Hiện nay dù đã có nhiều bộ cùng quản lý nhưng hình như bộ nào biết bộ đó. Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm chính, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Đại biểu Trần Thị Dung đề nghị luật phải làm rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để quản lý có hiệu quả, luật phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm. Cơ quan quản lý Nhà nước thì quy định rõ Bộ Y tế phải làm gì và chịu trách nhiệm gì, Bộ Công Thương làm gì và chịu trách nhiệm gì…đại biểu Nguyễn Văn Thuận góp ý.
Khác với nhiều ý kiến, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phân tích công việc chính của Bộ Y tế là khám chữa, bệnh, nên đầu mối quản lý về an toàn thực phẩm có thể giao cho bộ khác, như Bộ Khoa học và Công nghệ.
Một số đại biểu cũng đề nghị đưa sản phẩm khai thác tự nhiên vào phạm vi điều chỉnh của luật này vì thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc do sản phẩm tự nhiên.
Còn theo đại biểu Trần Văn, dự luật cần chặt chẽ để khi được triển khai sẽ góp phần xóa đi định kiến về chất lượng thực phẩm của Việt Nam. “Làm sao để không chỉ người dân của ta, mà cả thế giới thấy rằng, nói đến thực phẩm xuất xứ từ Việt Nam là nói đến thực phẩm xanh, sạch, an toàn”.
Điều 52 dự luật quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm thực phẩm đối với sức khỏe nhân dân.
Các bộ trưởng bộ quản lý chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo sự phân công của Chính phủ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình theo các quy định của pháp luật...
Theo đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Chính phủ quản lý thống nhất nhưng phải nói rõ trách nhiệm của Bộ Y tế. “Khi có việc xảy ra phải có người giải trình, báo cáo chứ không thể chung chung như trước đây”, bà Mai nói.
Đại biểu Bùi Thị Lệ Phi cho rằng, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến cả một chuỗi, là quá trình rất dài từ trang trại đến bàn ăn. Hiện nay dù đã có nhiều bộ cùng quản lý nhưng hình như bộ nào biết bộ đó. Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm chính, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Đại biểu Trần Thị Dung đề nghị luật phải làm rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để quản lý có hiệu quả, luật phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm. Cơ quan quản lý Nhà nước thì quy định rõ Bộ Y tế phải làm gì và chịu trách nhiệm gì, Bộ Công Thương làm gì và chịu trách nhiệm gì…đại biểu Nguyễn Văn Thuận góp ý.
Khác với nhiều ý kiến, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phân tích công việc chính của Bộ Y tế là khám chữa, bệnh, nên đầu mối quản lý về an toàn thực phẩm có thể giao cho bộ khác, như Bộ Khoa học và Công nghệ.
Một số đại biểu cũng đề nghị đưa sản phẩm khai thác tự nhiên vào phạm vi điều chỉnh của luật này vì thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc do sản phẩm tự nhiên.
Còn theo đại biểu Trần Văn, dự luật cần chặt chẽ để khi được triển khai sẽ góp phần xóa đi định kiến về chất lượng thực phẩm của Việt Nam. “Làm sao để không chỉ người dân của ta, mà cả thế giới thấy rằng, nói đến thực phẩm xuất xứ từ Việt Nam là nói đến thực phẩm xanh, sạch, an toàn”.