Bà Hillary Clinton mất uy tín vì “tiền hậu bất nhất” với TPP
Việc bà Clinton đưa ra một lập trường ngờ vực đối với TPP cho thấy chủ nghĩa cơ hội trần trụi - tờ Financial Times viết
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, bà Hillary Clinton có tiếng là thường xuyên có sự thay đổi lập trường mang tính chiến thuật, dưới “vỏ bọc” là những tuyên bố hùng hồn kiểu “lập lờ nước đôi” - tờ Financial Times nhận xét.
Tuần trước, bà Clinton - ứng cử viên sáng giá nhất của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 - bất ngờ quay lưng lại với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dù đã thận trọng không “nói toạc móng heo” phản đối TPP, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nói không ủng hộ những gì mà bà hiểu về TPP.
Lập trường này của bà Clinton khiến không ít người ngạc nhiên. Khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ, chính bà là người đã giữ vai trò tích cực thúc đẩy đàm phán TPP.
Sự thay đổi thái độ của bà Clinton đối với TPP cho thấy một vấn đề trong cuộc đua vào Nhà Trắng của bà: sự thiếu tin cậy khiến nhiều cử tri không dám chắc bà đang tin tưởng vào điều gì.
Không khó để có thể nhận ra những toan tính chính trị của bà Clinton với TPP. Bà đang bị đối thủ cùng đảng Bernie Sanders bám đuổi quyết liệt. Ông Sanders, một thượng nghị sỹ cánh tả từ bang Vermont, có cùng quan điểm chống thương mại tự do giống như nhiều thành viên khác của đảng Dân chủ và các tổ chức công đoàn - những nhóm cử tri mà bà Clinton đã phải nỗ lực nhiều để giành sự ủng hộ.
Tuy nhiên, việc bà Clinton đưa ra một lập trường ngờ vực đối với TPP cho thấy chủ nghĩa cơ hội trần trụi - tờ Financial Times viết.
Khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton gọi TPP là “tiêu chuẩn vàng” cho giao dịch thương mại. Khi đẩy mạnh chức năng kinh tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Clinton đã bổ nhiệm chuyên gia kinh tế trưởng đầu tiên của cơ quan này, đưa ra những lời “đao to búa lớn” về “tài quản lý kinh tế”, đồng thời liên tục đánh giá TPP là công cụ hàng đầu để Mỹ tăng cường quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực châu Á.
Giờ thì bà Clinton lại nói bà không vui với việc TPP thiếu vắng nhưng điều khoản bắt buộc chống lại hành vi thao túng tiền tệ và các quy định bảo hộ bằng sáng chế dược phẩm trong TPP có thể gây bất lợi cho người bệnh.
Cần phải nói thêm rằng, ngay từ đầu, các quy định về trả đũa hành vi thao túng tiền tệ - gần như chắc chắn mâu thuẫn với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - đã không có triển vọng trở thành hiện thực trong TPP. Và một trong những nhượng bộ giúp hoàn tất đàm phán TPP là việc Mỹ chấp nhận thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sinh dược ngắn hơn so với quy định trong luật của Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên bà Clinton tỏ ra “bất nhất” sau khi rời nhiệm sở so với những gì bà từng nói khi còn đương chức.
Khi chạy đua với ông Obama cho vị trí đại điện đảng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, bà nói sẽ đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) “để loại trừ khả năng các công ty nước ngoài có thể kiện chúng ta vì những gì chúng ta làm để bảo vệ người lao ddoongj Mỹ”.
Sau khi gia nhập chính quyền Obama vào năm 2009, bà Clinton thay đổi thái độ, tuyên bố ủng hộ các điều khoản về “giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư-chính phủ” trong TPP.
Cũng cần lưu ý rằng, đảng Dân chủ Mỹ nói chung có nhiều “vấn đề” với các thỏa thuận thương mại. Phu quân của bà Hillary Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton, khi còn đương chức đã bỏ ra một lượng lớn vốn liếng chính trị để thúc đẩy NAFTA qua Quốc hội Mỹ vào năm 1993. Khi đó, ông Clinton đưa ra những lời hứa “quá đà” về số lượng việc làm mà NAFTA sẽ tạo ra cho nước Mỹ.
Khi NAFTA gây thất vọng và tiền lương trung bình ở Mỹ tiếp tục trì trệ, phần lớn đảng Dân chủ quay sang chống lại toàn cầu hóa nói chung và các thỏa thuận thương mại nói riêng.
Hết ủng hộ lại quay sang chống các thỏa thuận thương mại, bà Clinton sẽ không thể xóa bỏ được sự hoài nghi và vỡ mộng của cử tri đối với đảng Dân chủ nói chung và cá nhân bà nói riêng trong vấn đề này.
Những tuyên bố mà bà Clinton đưa ra tuần trước về TPP cho thấy yếu tố chính trị đã vượt xa yếu tố nguyên tắc trong chiến dịch tranh cử của bà. Bà Clinton đang tạo thêm sự mơ hồ và nước đôi ở một lĩnh vực vốn đang rất cần sự rõ ràng và trung thực - Financial Times nhận xét.
Tuần trước, bà Clinton - ứng cử viên sáng giá nhất của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 - bất ngờ quay lưng lại với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dù đã thận trọng không “nói toạc móng heo” phản đối TPP, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nói không ủng hộ những gì mà bà hiểu về TPP.
Lập trường này của bà Clinton khiến không ít người ngạc nhiên. Khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ, chính bà là người đã giữ vai trò tích cực thúc đẩy đàm phán TPP.
Sự thay đổi thái độ của bà Clinton đối với TPP cho thấy một vấn đề trong cuộc đua vào Nhà Trắng của bà: sự thiếu tin cậy khiến nhiều cử tri không dám chắc bà đang tin tưởng vào điều gì.
Không khó để có thể nhận ra những toan tính chính trị của bà Clinton với TPP. Bà đang bị đối thủ cùng đảng Bernie Sanders bám đuổi quyết liệt. Ông Sanders, một thượng nghị sỹ cánh tả từ bang Vermont, có cùng quan điểm chống thương mại tự do giống như nhiều thành viên khác của đảng Dân chủ và các tổ chức công đoàn - những nhóm cử tri mà bà Clinton đã phải nỗ lực nhiều để giành sự ủng hộ.
Tuy nhiên, việc bà Clinton đưa ra một lập trường ngờ vực đối với TPP cho thấy chủ nghĩa cơ hội trần trụi - tờ Financial Times viết.
Khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton gọi TPP là “tiêu chuẩn vàng” cho giao dịch thương mại. Khi đẩy mạnh chức năng kinh tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Clinton đã bổ nhiệm chuyên gia kinh tế trưởng đầu tiên của cơ quan này, đưa ra những lời “đao to búa lớn” về “tài quản lý kinh tế”, đồng thời liên tục đánh giá TPP là công cụ hàng đầu để Mỹ tăng cường quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực châu Á.
Giờ thì bà Clinton lại nói bà không vui với việc TPP thiếu vắng nhưng điều khoản bắt buộc chống lại hành vi thao túng tiền tệ và các quy định bảo hộ bằng sáng chế dược phẩm trong TPP có thể gây bất lợi cho người bệnh.
Cần phải nói thêm rằng, ngay từ đầu, các quy định về trả đũa hành vi thao túng tiền tệ - gần như chắc chắn mâu thuẫn với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - đã không có triển vọng trở thành hiện thực trong TPP. Và một trong những nhượng bộ giúp hoàn tất đàm phán TPP là việc Mỹ chấp nhận thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sinh dược ngắn hơn so với quy định trong luật của Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên bà Clinton tỏ ra “bất nhất” sau khi rời nhiệm sở so với những gì bà từng nói khi còn đương chức.
Khi chạy đua với ông Obama cho vị trí đại điện đảng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, bà nói sẽ đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) “để loại trừ khả năng các công ty nước ngoài có thể kiện chúng ta vì những gì chúng ta làm để bảo vệ người lao ddoongj Mỹ”.
Sau khi gia nhập chính quyền Obama vào năm 2009, bà Clinton thay đổi thái độ, tuyên bố ủng hộ các điều khoản về “giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư-chính phủ” trong TPP.
Cũng cần lưu ý rằng, đảng Dân chủ Mỹ nói chung có nhiều “vấn đề” với các thỏa thuận thương mại. Phu quân của bà Hillary Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton, khi còn đương chức đã bỏ ra một lượng lớn vốn liếng chính trị để thúc đẩy NAFTA qua Quốc hội Mỹ vào năm 1993. Khi đó, ông Clinton đưa ra những lời hứa “quá đà” về số lượng việc làm mà NAFTA sẽ tạo ra cho nước Mỹ.
Khi NAFTA gây thất vọng và tiền lương trung bình ở Mỹ tiếp tục trì trệ, phần lớn đảng Dân chủ quay sang chống lại toàn cầu hóa nói chung và các thỏa thuận thương mại nói riêng.
Hết ủng hộ lại quay sang chống các thỏa thuận thương mại, bà Clinton sẽ không thể xóa bỏ được sự hoài nghi và vỡ mộng của cử tri đối với đảng Dân chủ nói chung và cá nhân bà nói riêng trong vấn đề này.
Những tuyên bố mà bà Clinton đưa ra tuần trước về TPP cho thấy yếu tố chính trị đã vượt xa yếu tố nguyên tắc trong chiến dịch tranh cử của bà. Bà Clinton đang tạo thêm sự mơ hồ và nước đôi ở một lĩnh vực vốn đang rất cần sự rõ ràng và trung thực - Financial Times nhận xét.