Tỷ lệ ủng hộ Hillary Clinton vào Nhà Trắng sụt mạnh
Từ ngày 4-9/10, tỷ lệ ủng hộ dành cho cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã giảm từ 51% xuống còn 41%
Tỷ lệ ủng hộ mà các cử tri Dân chủ dành cho bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã sụt 10 điểm phần trăm chỉ trong vòng chưa đầy một tuần.
Theo tin từ Reuters, từ ngày 4-9/10, tỷ lệ ủng hộ dành cho cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã giảm từ 51% xuống còn 41%.
Trái lại, hai đối thủ gần nhất của bà Hillary, gồm thượng nghị sỹ Bernie Sanders của bang Vermont và Phó tổng thống Joe Biden - người chưa quyết định có ra tranh cử hay không - đều chứng kiến tỷ lệ ủng hộ đi lên.
Tỷ lệ ủng hộ ông Sanders tăng từ trên 24% lên 28%, còn tỷ lệ ủng hộ ông Biden tăng từ 16% lên 20%.
Đây không phải là lần đầu tiên tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Clinton sụt chóng mặt. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ vẫn giữ được khoảng cách đáng kể trước đối thủ cùng đảng.
Khoảng cách tỷ lệ ủng hộ giữa bà Clinton với ông Sanders trong tháng 9 là 8 điểm phần trăm - với tỷ lệ ủng hộ dành cho hai nhân vật này tương ứng lần lượt là 39% và 31% - nhưng nay đã tăng lên 13 điểm phần trăm.
Mặc dù vậy, bà Clinton - ứng cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ cho ghế Tổng thống Mỹ - đang đối mặt với thách thức không nhỏ từ việc sử dụng e-mail cá nhân khi còn giữ cương vị người đứng đầu Bộ Ngoại giao.
Bà Clinton đã lên tiếng xin lỗi về vấn đề này và nói đã chuyển giao các email công việc trong thời gian bà làm Ngoại trưởng cho cơ quan chức năng để công khai.
Tuần này, bà Clinton chính thức tuyên bố không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo giới phân tích, việc bà Clinton phản đối TPP có thể giúp bà nhận được thêm sự ủng hộ của các tổ chức công đoàn và các thành viên Đảng Dân chủ theo đường lối tự do vốn lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm và làm suy yếu các quy định pháp luật về môi trường.
Tuyên bố phản đối TPP là động thái mới nhất trong một loạt bước đi của bà Clinton nhằm tách biệt bản thân ra khỏi những chính sách chủ chốt của chính quyền Obama. Chiến lược này của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ là nhằm đấu lại tốt hơn đối thủ cùng đảng Sanders, một người cánh tả.
Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy bà Clinton đang tích cực chuẩn bị cho khả năng có thêm đối thủ mới trong cuộc đua vào Nhà Trắng là Phó tổng thống Biden. Việc bà đưa ra quan điểm trái ngược với chính sách hiện tại của Nhà Trắng sẽ giúp bà tạo sự khác biệt với ông Biden trong trường hợp ông tranh cử.
Theo tin từ Reuters, từ ngày 4-9/10, tỷ lệ ủng hộ dành cho cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã giảm từ 51% xuống còn 41%.
Trái lại, hai đối thủ gần nhất của bà Hillary, gồm thượng nghị sỹ Bernie Sanders của bang Vermont và Phó tổng thống Joe Biden - người chưa quyết định có ra tranh cử hay không - đều chứng kiến tỷ lệ ủng hộ đi lên.
Tỷ lệ ủng hộ ông Sanders tăng từ trên 24% lên 28%, còn tỷ lệ ủng hộ ông Biden tăng từ 16% lên 20%.
Đây không phải là lần đầu tiên tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Clinton sụt chóng mặt. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ vẫn giữ được khoảng cách đáng kể trước đối thủ cùng đảng.
Khoảng cách tỷ lệ ủng hộ giữa bà Clinton với ông Sanders trong tháng 9 là 8 điểm phần trăm - với tỷ lệ ủng hộ dành cho hai nhân vật này tương ứng lần lượt là 39% và 31% - nhưng nay đã tăng lên 13 điểm phần trăm.
Mặc dù vậy, bà Clinton - ứng cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ cho ghế Tổng thống Mỹ - đang đối mặt với thách thức không nhỏ từ việc sử dụng e-mail cá nhân khi còn giữ cương vị người đứng đầu Bộ Ngoại giao.
Bà Clinton đã lên tiếng xin lỗi về vấn đề này và nói đã chuyển giao các email công việc trong thời gian bà làm Ngoại trưởng cho cơ quan chức năng để công khai.
Tuần này, bà Clinton chính thức tuyên bố không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo giới phân tích, việc bà Clinton phản đối TPP có thể giúp bà nhận được thêm sự ủng hộ của các tổ chức công đoàn và các thành viên Đảng Dân chủ theo đường lối tự do vốn lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm và làm suy yếu các quy định pháp luật về môi trường.
Tuyên bố phản đối TPP là động thái mới nhất trong một loạt bước đi của bà Clinton nhằm tách biệt bản thân ra khỏi những chính sách chủ chốt của chính quyền Obama. Chiến lược này của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ là nhằm đấu lại tốt hơn đối thủ cùng đảng Sanders, một người cánh tả.
Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy bà Clinton đang tích cực chuẩn bị cho khả năng có thêm đối thủ mới trong cuộc đua vào Nhà Trắng là Phó tổng thống Biden. Việc bà đưa ra quan điểm trái ngược với chính sách hiện tại của Nhà Trắng sẽ giúp bà tạo sự khác biệt với ông Biden trong trường hợp ông tranh cử.