Băn khoăn số thu từ dầu khí
Số lợi nhuận thực tế để lại cho ngành dầu khí vẫn chưa được hạch toán và thể hiện trong quyết toán
Toàn bộ số lợi nhuận thực tế sau thuế để lại cho ngành dầu khí đầu tư phải được thể hiện trong tổng thu, tổng chi cân đối ngân sách nhà nước.
Đó là kiến nghị của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội khóa XI, trong quá trình xem xét báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004.
Chính phủ đã tiếp thu kiến nghị này khi quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004. Nhưng đến năm 2005, số lợi nhuận thực tế để lại cho ngành dầu khí vẫn chưa được hạch toán và thể hiện trong quyết toán.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, mặc dù vẫn có ý kiến cho rằng, phần lợi nhuận sau thuế của ngành dầu khí do ngành dầu khí quyết định, sử dụng để đầu tư, nên không cần phải phản ánh qua cân đối ngân sách nhà nước, nhưng đa số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì có quan điểm ngược lại.
“Phần để lại tái đầu tư cho ngành dầu khí năm 2005 (5.025 tỷ đồng) về bản chất là khoản lợi nhuận được chia cho nước chủ nhà (Việt Nam) trong hợp tác khai thác mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là đơn vị tiếp nhận (3.174 tỷ đồng) và khoản thu chênh lệch giá các sản phẩm khí (1.851 tỷ đồng). Năm 2004, số thu từ dầu khí đã được trong cân đối ngân sách nhà nước, do đó, năm 2005 cũng phải thực hiện như năm 2004”, ông Hiển nêu quan điểm.
Theo đa số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, việc hạch toán thêm khoản lợi nhuận của Petro Vietnam kể trên vào tổng thu, tổng chi cân đối ngân sách năm 2005 (và cả những năm sau này) là hợp lý, vì đây là phần lợi nhuận được chia cho nước chủ nhà Việt Nam là khoản thu của ngân sách.
Hơn nữa, việc tách bạch giữa lợi nhuận do cơ chế và lợi nhuận của ngành dầu khí do hiệu quả kinh doanh đem lại mới xác định rõ thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài nguyên này. Không những thế, việc hạch toán phần lợi nhuận của ngành dầu khí vào cân đối ngân sách không chỉ phản ánh đúng thực chất số thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm, mà còn bảo đảm quản lý, sử dụng nguồn thu này theo đúng quy định của pháp luật.
TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM đồng ý với quan điểm trên, nhưng ông muốn Bộ Tài chính phải làm rõ nguồn thu từ dầu khí là hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp hay là việc bán tài nguyên quốc gia.
“Theo tôi, đây là nguồn thu ngân sách từ bán tài nguyên chiến lược quốc gia, không phải là kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tính cả khoản thu này vào GDP thì chẳng khác nào hành vi che đậy hiệu quả thực sự của kinh tế”, ông Lịch nhấn mạnh.
Cũng theo kiến nghị của ông Lịch, nếu ngân sách cấp vốn cho Petro Vietnam từ khoản lãi do dầu khí đem lại (5.025 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế) thì phải ghi tăng vốn điều lệ cho Petro Vietnam.
“Ghi tăng vốn điều lệ mới có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của tập đoàn kinh tế đặc biệt quan trọng này, đồng thời cũng minh bạch được hiệu quả phát triển của GDP”, ông Lịch giải thích.
Đó là kiến nghị của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội khóa XI, trong quá trình xem xét báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004.
Chính phủ đã tiếp thu kiến nghị này khi quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004. Nhưng đến năm 2005, số lợi nhuận thực tế để lại cho ngành dầu khí vẫn chưa được hạch toán và thể hiện trong quyết toán.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, mặc dù vẫn có ý kiến cho rằng, phần lợi nhuận sau thuế của ngành dầu khí do ngành dầu khí quyết định, sử dụng để đầu tư, nên không cần phải phản ánh qua cân đối ngân sách nhà nước, nhưng đa số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì có quan điểm ngược lại.
“Phần để lại tái đầu tư cho ngành dầu khí năm 2005 (5.025 tỷ đồng) về bản chất là khoản lợi nhuận được chia cho nước chủ nhà (Việt Nam) trong hợp tác khai thác mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là đơn vị tiếp nhận (3.174 tỷ đồng) và khoản thu chênh lệch giá các sản phẩm khí (1.851 tỷ đồng). Năm 2004, số thu từ dầu khí đã được trong cân đối ngân sách nhà nước, do đó, năm 2005 cũng phải thực hiện như năm 2004”, ông Hiển nêu quan điểm.
Theo đa số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, việc hạch toán thêm khoản lợi nhuận của Petro Vietnam kể trên vào tổng thu, tổng chi cân đối ngân sách năm 2005 (và cả những năm sau này) là hợp lý, vì đây là phần lợi nhuận được chia cho nước chủ nhà Việt Nam là khoản thu của ngân sách.
Hơn nữa, việc tách bạch giữa lợi nhuận do cơ chế và lợi nhuận của ngành dầu khí do hiệu quả kinh doanh đem lại mới xác định rõ thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài nguyên này. Không những thế, việc hạch toán phần lợi nhuận của ngành dầu khí vào cân đối ngân sách không chỉ phản ánh đúng thực chất số thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm, mà còn bảo đảm quản lý, sử dụng nguồn thu này theo đúng quy định của pháp luật.
TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM đồng ý với quan điểm trên, nhưng ông muốn Bộ Tài chính phải làm rõ nguồn thu từ dầu khí là hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp hay là việc bán tài nguyên quốc gia.
“Theo tôi, đây là nguồn thu ngân sách từ bán tài nguyên chiến lược quốc gia, không phải là kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tính cả khoản thu này vào GDP thì chẳng khác nào hành vi che đậy hiệu quả thực sự của kinh tế”, ông Lịch nhấn mạnh.
Cũng theo kiến nghị của ông Lịch, nếu ngân sách cấp vốn cho Petro Vietnam từ khoản lãi do dầu khí đem lại (5.025 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế) thì phải ghi tăng vốn điều lệ cho Petro Vietnam.
“Ghi tăng vốn điều lệ mới có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của tập đoàn kinh tế đặc biệt quan trọng này, đồng thời cũng minh bạch được hiệu quả phát triển của GDP”, ông Lịch giải thích.