Báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán lĩnh vực ngân hàng
Sẽ kiểm toán nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2014
Sau khi tiếp thu ý kiến của nhiều cơ quan, báo cáo kết quả kiểm toán hoàn thành trong năm 2013 và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán nhà nước vừa được hoàn thiện, gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Với kết quả kiểm toán lĩnh vực ngân hàng, Kiểm toán nhà nước đánh giá, năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giữ vững ổn định tỷ giá.
Việc điều hành lãi suất được nhìn nhận là linh hoạt với nhiều lần điều chỉnh giảm, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 6,81% (thấp hơn so với mục tiêu là 7%-8%).
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 8,85% (mục tiêu là 15%-17%), tổng phương tiện thanh toán tăng cao 22,4% (mục tiêu là 14%-15%). Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu cao nhất kể từ năm 2008. Kết quả thanh tra, giám sát 59 tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2012 là 7,8% trong khi báo cáo của 120 tổ chức tín dụng chỉ là 4,08%, cơ quan kiểm toán nhấn mạnh.
Riêng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), cơ quan kiểm toán chỉ rõ, công tác huy động vốn còn chưa cân đối phù hợp giữa huy động và nhu cầu sử dụng dẫn đến tồn đọng vốn khá lớn, làm tăng cấp bù từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn một số tồn tại như: một số dự án hiệu quả kinh tế thấp, phát sinh lỗ lớn, không có khả năng trả nợ, phát sinh nợ xấu nhiều, tỷ lệ nợ xấu đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cao, xác định các chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý còn một số sai sót. Qua kiểm toán đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý 66,5 tỷ đồng, báo cáo nêu rõ.
Ở kế hoạch dự kiến cho năm 2014, Kiểm toán Nhà nước xác định sẽ tập trung kiểm toán để đánh giá tình hình tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính, đặc biệt là việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Qua đây sẽ hình thành kiến nghị đối với Chính phủ, Quốc hội trong chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, phục vụ hoạt động giám sát chuyên đề tái cơ cấu nền kinh tế hai lĩnh vực này trong năm 2014. Đồng thời đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ, biện pháp của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước, các tổ chức tài chính.
Cụ thể, năm 2014 sẽ thực hiện kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013, lồng ghép kiểm toán đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ và các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, trong đó tập trung đánh giá công cụ tái cấp vốn, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, hoạt động thị trường mở và thị trường ngân hàng, thực hiện chức năng thanh tra, giám sát.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ được kiểm toán báo cáo tài chính năm 2013, xác định nợ xấu đến 31/12/2013 và 30/6/2014 cùng việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Với kết quả kiểm toán lĩnh vực ngân hàng, Kiểm toán nhà nước đánh giá, năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giữ vững ổn định tỷ giá.
Việc điều hành lãi suất được nhìn nhận là linh hoạt với nhiều lần điều chỉnh giảm, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 6,81% (thấp hơn so với mục tiêu là 7%-8%).
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 8,85% (mục tiêu là 15%-17%), tổng phương tiện thanh toán tăng cao 22,4% (mục tiêu là 14%-15%). Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu cao nhất kể từ năm 2008. Kết quả thanh tra, giám sát 59 tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2012 là 7,8% trong khi báo cáo của 120 tổ chức tín dụng chỉ là 4,08%, cơ quan kiểm toán nhấn mạnh.
Riêng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), cơ quan kiểm toán chỉ rõ, công tác huy động vốn còn chưa cân đối phù hợp giữa huy động và nhu cầu sử dụng dẫn đến tồn đọng vốn khá lớn, làm tăng cấp bù từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn một số tồn tại như: một số dự án hiệu quả kinh tế thấp, phát sinh lỗ lớn, không có khả năng trả nợ, phát sinh nợ xấu nhiều, tỷ lệ nợ xấu đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cao, xác định các chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý còn một số sai sót. Qua kiểm toán đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý 66,5 tỷ đồng, báo cáo nêu rõ.
Ở kế hoạch dự kiến cho năm 2014, Kiểm toán Nhà nước xác định sẽ tập trung kiểm toán để đánh giá tình hình tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính, đặc biệt là việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Qua đây sẽ hình thành kiến nghị đối với Chính phủ, Quốc hội trong chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, phục vụ hoạt động giám sát chuyên đề tái cơ cấu nền kinh tế hai lĩnh vực này trong năm 2014. Đồng thời đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ, biện pháp của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước, các tổ chức tài chính.
Cụ thể, năm 2014 sẽ thực hiện kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013, lồng ghép kiểm toán đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ và các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, trong đó tập trung đánh giá công cụ tái cấp vốn, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, hoạt động thị trường mở và thị trường ngân hàng, thực hiện chức năng thanh tra, giám sát.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ được kiểm toán báo cáo tài chính năm 2013, xác định nợ xấu đến 31/12/2013 và 30/6/2014 cùng việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.