“Bão giá” vẫn khó dừng?
Giá lương thực, thực phẩm tại các chợ liên tục tăng, khiến không ít người lo ngại rằng mặt bằng giá mới sẽ ngày càng cao
Giá lương thực, thực phẩm tại các chợ liên tục tăng, khiến không ít người lo ngại rằng mặt bằng giá mới sẽ ngày càng cao.
Mỗi ngày một giá
Sáng 10/11, giá của một số mặt hàng thực phẩm tại các chợ Hà Nội lại tiếp tục tăng so với mức giá của những ngày trước đó. Chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), dưa chuột được bán với giá 12.000 đồng/kg, cà chua 20.000 đồng/kg, tăng thêm từ 2.000- 5.000 đồng/kg...
Thịt các loại mức giá cũng khá “chót vót”, thịt bò 165.000 đồng/kg, thịt lợn ba chỉ 70.000 đồng/kg, sườn lợn 70.000 đồng/kg. Các thực phẩm tươi sống như tôm, cá cũng đã tăng thêm khoảng 10%.
Tại một số chợ như Thành Công, Đoàn Thị Điểm, Kim Liên, giá bán của các mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, thịt bò đều tăng đáng kể.
Thời điểm này, các thương lái đã không còn lấy lý do mưa lũ, gây khan hiếm hàng hóa để giải thích cho sự tăng giá mạnh của nhiều mặt hàng. Chị Ngà, một tiểu thương bán thịt bò tại chợ Đoàn Thị Điểm, cho rằng “cuối năm bao giờ giá cả chẳng tăng”.
Tuy đồng tình với ý kiến trên, nhưng chị Hòa, một người bán hàng rau bên cạnh cũng không khỏi “bức xúc”, khi giá cả của các hàng hoá đồng loạt tăng lên như hiện nay. “Đến rau mà mỗi ngày tôi còn phải nhập theo một giá”.
Còn tại một quầy bán cá, khi khách hàng mặc cả vì thấy giá quá chênh lệch so với trước đó, người bán hàng lý giải: “Cô không thấy vàng đang mỗi giờ một giá đó sao, thực phẩm tăng theo cũng là chuyện thường”.
Tại Tp.HCM, triều cường cộng với sự biến động của tỷ giá USD so với VND trên thị trường đã giá cả của nhiều mặt cũng đang “nhảy cóc”, đặc biệt là gạo.
Các mặt hàng khác như gia vị, đường, dầu ăn... cũng đã tăng giá. Dầu ăn thiết lập mức giá mới khi tăng thêm từ 3.000 - 6.000 đồng lên mức 35.000 - 37.000 đồng/lít. Giá đường cũng đã tăng 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Giá sẽ tiếp tục đứng ở mức cao?
Mặc dù theo quy luật, bước sang quý 4 khi nhu cầu đối với các loại hàng hoá đều tăng thì giá bán cũng sẽ “tăng tốc”, nhưng không ít bà nội chợ đã khá “sửng sốt” trước sự biến động của giá cả gần đây. “Trước 50.000 đồng đi chợ đã có thể lo được một bữa ăn tươm tất cho 4 người, nay ít nhất phải là 70.000 đồng”, chị Hà, một khách mua hàng than thở.
Thực trạng này, theo đại diện Bộ Công Thương, không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp và tiểu thương đang “té nước theo mưa” để hưởng lợi.
Bộ này cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả thị trường cuối năm như kiểm soát chặt thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu, không để thiếu hàng sốt giá… cũng như xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mạị …để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnEconomy, nhiều người dân hiện khá “thấp thỏm” vì sự “nhảy múa” đến chóng mặt của giá cả trên thị trường. Nhiều ý kiến còn cho rằng giá của các mặt hàng tăng thì dễ, còn khả năng giảm là rất nhỏ.
Chị Mơ, nhà ở đường Tôn Đức Thắng, lo ngại khi giá của một mặt hàng nếu đã tăng, nếu bình ổn tốt thì có thể xuống nhẹ hoặc đứng yên, chứ không có chuyện quay về mức cũ. "Như giá vàng, cách đây mấy hôm ở mức 35 triệu đồng/lượng, sau vài ngày tăng lên hơn 38 triệu đồng/lượng. Hôm nay giảm vẫn ở mức trên 36 triệu đồng/lượng chứ đâu có quay về mức 35 triệu đồng/lượng".
Mỗi ngày một giá
Sáng 10/11, giá của một số mặt hàng thực phẩm tại các chợ Hà Nội lại tiếp tục tăng so với mức giá của những ngày trước đó. Chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), dưa chuột được bán với giá 12.000 đồng/kg, cà chua 20.000 đồng/kg, tăng thêm từ 2.000- 5.000 đồng/kg...
Thịt các loại mức giá cũng khá “chót vót”, thịt bò 165.000 đồng/kg, thịt lợn ba chỉ 70.000 đồng/kg, sườn lợn 70.000 đồng/kg. Các thực phẩm tươi sống như tôm, cá cũng đã tăng thêm khoảng 10%.
Tại một số chợ như Thành Công, Đoàn Thị Điểm, Kim Liên, giá bán của các mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, thịt bò đều tăng đáng kể.
Thời điểm này, các thương lái đã không còn lấy lý do mưa lũ, gây khan hiếm hàng hóa để giải thích cho sự tăng giá mạnh của nhiều mặt hàng. Chị Ngà, một tiểu thương bán thịt bò tại chợ Đoàn Thị Điểm, cho rằng “cuối năm bao giờ giá cả chẳng tăng”.
Tuy đồng tình với ý kiến trên, nhưng chị Hòa, một người bán hàng rau bên cạnh cũng không khỏi “bức xúc”, khi giá cả của các hàng hoá đồng loạt tăng lên như hiện nay. “Đến rau mà mỗi ngày tôi còn phải nhập theo một giá”.
Còn tại một quầy bán cá, khi khách hàng mặc cả vì thấy giá quá chênh lệch so với trước đó, người bán hàng lý giải: “Cô không thấy vàng đang mỗi giờ một giá đó sao, thực phẩm tăng theo cũng là chuyện thường”.
Tại Tp.HCM, triều cường cộng với sự biến động của tỷ giá USD so với VND trên thị trường đã giá cả của nhiều mặt cũng đang “nhảy cóc”, đặc biệt là gạo.
Các mặt hàng khác như gia vị, đường, dầu ăn... cũng đã tăng giá. Dầu ăn thiết lập mức giá mới khi tăng thêm từ 3.000 - 6.000 đồng lên mức 35.000 - 37.000 đồng/lít. Giá đường cũng đã tăng 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Giá sẽ tiếp tục đứng ở mức cao?
Mặc dù theo quy luật, bước sang quý 4 khi nhu cầu đối với các loại hàng hoá đều tăng thì giá bán cũng sẽ “tăng tốc”, nhưng không ít bà nội chợ đã khá “sửng sốt” trước sự biến động của giá cả gần đây. “Trước 50.000 đồng đi chợ đã có thể lo được một bữa ăn tươm tất cho 4 người, nay ít nhất phải là 70.000 đồng”, chị Hà, một khách mua hàng than thở.
Thực trạng này, theo đại diện Bộ Công Thương, không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp và tiểu thương đang “té nước theo mưa” để hưởng lợi.
Bộ này cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả thị trường cuối năm như kiểm soát chặt thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu, không để thiếu hàng sốt giá… cũng như xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mạị …để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnEconomy, nhiều người dân hiện khá “thấp thỏm” vì sự “nhảy múa” đến chóng mặt của giá cả trên thị trường. Nhiều ý kiến còn cho rằng giá của các mặt hàng tăng thì dễ, còn khả năng giảm là rất nhỏ.
Chị Mơ, nhà ở đường Tôn Đức Thắng, lo ngại khi giá của một mặt hàng nếu đã tăng, nếu bình ổn tốt thì có thể xuống nhẹ hoặc đứng yên, chứ không có chuyện quay về mức cũ. "Như giá vàng, cách đây mấy hôm ở mức 35 triệu đồng/lượng, sau vài ngày tăng lên hơn 38 triệu đồng/lượng. Hôm nay giảm vẫn ở mức trên 36 triệu đồng/lượng chứ đâu có quay về mức 35 triệu đồng/lượng".