Bất động sản ế ẩm, khách hàng vẫn thất thế
Tình trạng khách hàng thất thế trong các hợp đồng mua bán bất động sản vẫn diễn ra dù thị trường đang lâm cảnh khó khăn
Trong khi rất nhiều chủ đầu tư bất động sản đã phải “hạ mình” để mong cải thiện thanh khoản, tăng tốc độ bán hàng cho dự án thì vẫn có không ít dự án, khách hàng luôn bị thất thế trong các thỏa thuận với chủ đầu tư.
Trường hợp điển hình nhất mới đây là không ít khách hàng mua căn hộ tại dự án của Lilama ở 52 Lĩnh Nam (Hà Nội) "bỗng nhiên" bị chủ đầu tư yêu cầu phải mua thêm từ 5 - 25m2 diện tích căn hộ so với hợp đồng ký ban đầu.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù là việc ép khách hàng này không có trong các điều khoản của hợp đồng mua bán đã ký trước đó với chủ đầu tư, song có đến gần 90% khách hàng đã đóng tiền theo tiến độ tại dự án này vẫn chấp nhận đóng thêm tiền cho chủ đầu tư dù số tiền đóng thêm đó không hề nhỏ, dao động từ hơn 100 - 500 triệu đồng, tùy diện tích.
Chỉ có khoảng 10% số khách hàng phản đối việc phải mua thêm diện tích của chủ đầu tư. Số này không đồng ý nộp thêm tiền và cũng không cần thêm diện tích nhà, bởi đơn giản nhu cầu của họ chỉ ngần đấy, nhưng quan trọng hơn là với số tiền hàng trăm triệu đồng không phải gia đình nào cũng có thể xoay xở được.
Thế nhưng, với số người phản đối này, chủ đầu tư đã ra thông báo rằng, nếu không nộp thêm số tiền cho phần diện tích phát sinh trên, chủ đầu tư sẽ tính lãi cho đến khi khách hàng chịu nộp thì thôi.
Một trường hợp khác tương tự cũng xảy ra đối với khách hàng mua nhà, đất tại dự án Xuân Phương do Tổng công ty Vigalcera làm chủ đầu tư. Hầu hết các khách hàng mua nhà tại dự án này đã được chủ đầu tư thông báo giá bán mới hơn 43 triệu đồng/m2 (bao gồm cả xây thô), thay vì mức giá hơn 11,5 triệu đồng như đã “hứa” với cán bộ, công nhân viên trong công ty vào năm 2007.
Trên thực tế, số khách hàng mua nhà tại dự án Xuân Phương hiện nay phần lớn là nhà đầu tư thứ cấp, tức là họ đã mua lại từ cán bộ, nhân viên của Viglacera từ mấy năm trước với tiền chênh lệch từ 1 - 3 tỷ đồng/căn, vì thấy sự hấp dẫn lạ kỳ trong báo giá của Công ty chỉ 8 triệu tiền đất và 4 triệu xây thô. Hơn nữa, tại thời điểm đó, thị trường bất động sản đang sốt nóng, việc chi ra vài tỷ tiền chênh để mua một suất biệt thự là chuyện bình thường trên thị trường bất động sản. Ngay cả khi bán lại, nếu gặp khách, nhà đầu tư đó vẫn có thể bỏ túi vài tỷ đồng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lê Ngọc Ước, Giám đốc Công ty Hạ tầng và Đô thị Viglacera (đơn vị trực tiếp thực hiện dự án) khẳng định, các khách hàng hiện nay không đồng ý với mức giá mới cũng chỉ chưa đầy 10%, còn hơn 90% đã ký hợp đồng mua bán và nộp tiền theo tiến độ của dự án.
Hơn nữa, theo ông Ước, các khách hàng hiện nay đều là nhà đầu tư thứ cấp, mà đã là nhà đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro. Còn phía công ty cũng không muốn làm khó khách hàng bởi thực tế, tiền sử dụng đất đối với dự án này cũng đã được UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh tăng 5,1 lần, từ 3 triệu đồng/m2 lên hơn 15 triệu đồng/m2.
“Tại sao khi thị trường lên cao, giá tăng vùn vụt thì không thấy ai có ý kiến gì, giờ thị trường sụt giảm thì lại kiện cáo, cho rằng giá quá cao. Nếu chúng tôi tính đúng, đủ so với các dự án lân cận như khu Bộ Ngoại Giao, Coma6... thì phải gần 60 triệu đồng/m2”, ông Ước nói.
Nhưng điều đáng nói ở đây, khi tiếp xúc với một số khách hàng nằm trong số phản đối giá bán tại dự án Xuân Phương, không ít người đã tỏ ra thoái thác với quyết định của chủ đầu tư. Họ cho biết, sau hơn nửa năm trời khiếu kiện (từ tháng 11/2011), phản đối những vẫn không có kết quả, nhiều khả năng trong tuần tới họ sẽ phải tìm đến chủ đầu tư để ký hợp đồng theo thông báo.
Anh Nguyễn Văn Thuyên, một khách hàng mua nhà tại dự án nói “chúng tôi cũng đã thuê luật sư, gửi đơn kiện lên tòa án Từ Liêm nhưng xem ra không ăn thua gì vì “thế” của chủ đầu tư quá mạnh. Chi bằng ngậm đắng nuốt cay nộp nốt tiền còn có cái nhà, không thì mất cả chì lẫn chài”.
Về phía chủ đầu tư, ông Lê Ngọc Ước cũng khẳng định, mọi vấn đề về giá công ty đưa ra trước đây chỉ là dự kiến, không phải là hợp đồng mua bán gì, đó chỉ là những vấn đề mang tính hành chính. Nếu khách hàng có kiện ra tòa, công ty sẵn sàng hầu tòa. Còn sắp tới, nếu khách hàng nào không chịu đến ký hợp đồng, công ty sẽ bán suất đó cho người khác.
Cũng trong tuần qua, VnEconomy cũng nhận được phản hồi của một số khách hàng mua nhà tại một dự án ở An Khánh, bị chủ đầu tư thông báo phải nộp tiền cho phần hoàn thiện, trong khi trong hợp đồng ghi rõ, khách hàng có quyền lựa chọn tự hoàn thiện theo ý thích và khả năng tài chính của mình.
Tuy nhiên, cũng như các khách hàng mua dự án Xuân Phương, số khách hàng nói trên cho biết, họ đang rối bời, không biết phải làm gì vì chủ đầu tư liên tục “ép” phải nộp tiền thêm, nếu không sẽ không bàn giao nhà.
Trường hợp điển hình nhất mới đây là không ít khách hàng mua căn hộ tại dự án của Lilama ở 52 Lĩnh Nam (Hà Nội) "bỗng nhiên" bị chủ đầu tư yêu cầu phải mua thêm từ 5 - 25m2 diện tích căn hộ so với hợp đồng ký ban đầu.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù là việc ép khách hàng này không có trong các điều khoản của hợp đồng mua bán đã ký trước đó với chủ đầu tư, song có đến gần 90% khách hàng đã đóng tiền theo tiến độ tại dự án này vẫn chấp nhận đóng thêm tiền cho chủ đầu tư dù số tiền đóng thêm đó không hề nhỏ, dao động từ hơn 100 - 500 triệu đồng, tùy diện tích.
Chỉ có khoảng 10% số khách hàng phản đối việc phải mua thêm diện tích của chủ đầu tư. Số này không đồng ý nộp thêm tiền và cũng không cần thêm diện tích nhà, bởi đơn giản nhu cầu của họ chỉ ngần đấy, nhưng quan trọng hơn là với số tiền hàng trăm triệu đồng không phải gia đình nào cũng có thể xoay xở được.
Thế nhưng, với số người phản đối này, chủ đầu tư đã ra thông báo rằng, nếu không nộp thêm số tiền cho phần diện tích phát sinh trên, chủ đầu tư sẽ tính lãi cho đến khi khách hàng chịu nộp thì thôi.
Một trường hợp khác tương tự cũng xảy ra đối với khách hàng mua nhà, đất tại dự án Xuân Phương do Tổng công ty Vigalcera làm chủ đầu tư. Hầu hết các khách hàng mua nhà tại dự án này đã được chủ đầu tư thông báo giá bán mới hơn 43 triệu đồng/m2 (bao gồm cả xây thô), thay vì mức giá hơn 11,5 triệu đồng như đã “hứa” với cán bộ, công nhân viên trong công ty vào năm 2007.
Trên thực tế, số khách hàng mua nhà tại dự án Xuân Phương hiện nay phần lớn là nhà đầu tư thứ cấp, tức là họ đã mua lại từ cán bộ, nhân viên của Viglacera từ mấy năm trước với tiền chênh lệch từ 1 - 3 tỷ đồng/căn, vì thấy sự hấp dẫn lạ kỳ trong báo giá của Công ty chỉ 8 triệu tiền đất và 4 triệu xây thô. Hơn nữa, tại thời điểm đó, thị trường bất động sản đang sốt nóng, việc chi ra vài tỷ tiền chênh để mua một suất biệt thự là chuyện bình thường trên thị trường bất động sản. Ngay cả khi bán lại, nếu gặp khách, nhà đầu tư đó vẫn có thể bỏ túi vài tỷ đồng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lê Ngọc Ước, Giám đốc Công ty Hạ tầng và Đô thị Viglacera (đơn vị trực tiếp thực hiện dự án) khẳng định, các khách hàng hiện nay không đồng ý với mức giá mới cũng chỉ chưa đầy 10%, còn hơn 90% đã ký hợp đồng mua bán và nộp tiền theo tiến độ của dự án.
Hơn nữa, theo ông Ước, các khách hàng hiện nay đều là nhà đầu tư thứ cấp, mà đã là nhà đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro. Còn phía công ty cũng không muốn làm khó khách hàng bởi thực tế, tiền sử dụng đất đối với dự án này cũng đã được UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh tăng 5,1 lần, từ 3 triệu đồng/m2 lên hơn 15 triệu đồng/m2.
“Tại sao khi thị trường lên cao, giá tăng vùn vụt thì không thấy ai có ý kiến gì, giờ thị trường sụt giảm thì lại kiện cáo, cho rằng giá quá cao. Nếu chúng tôi tính đúng, đủ so với các dự án lân cận như khu Bộ Ngoại Giao, Coma6... thì phải gần 60 triệu đồng/m2”, ông Ước nói.
Nhưng điều đáng nói ở đây, khi tiếp xúc với một số khách hàng nằm trong số phản đối giá bán tại dự án Xuân Phương, không ít người đã tỏ ra thoái thác với quyết định của chủ đầu tư. Họ cho biết, sau hơn nửa năm trời khiếu kiện (từ tháng 11/2011), phản đối những vẫn không có kết quả, nhiều khả năng trong tuần tới họ sẽ phải tìm đến chủ đầu tư để ký hợp đồng theo thông báo.
Anh Nguyễn Văn Thuyên, một khách hàng mua nhà tại dự án nói “chúng tôi cũng đã thuê luật sư, gửi đơn kiện lên tòa án Từ Liêm nhưng xem ra không ăn thua gì vì “thế” của chủ đầu tư quá mạnh. Chi bằng ngậm đắng nuốt cay nộp nốt tiền còn có cái nhà, không thì mất cả chì lẫn chài”.
Về phía chủ đầu tư, ông Lê Ngọc Ước cũng khẳng định, mọi vấn đề về giá công ty đưa ra trước đây chỉ là dự kiến, không phải là hợp đồng mua bán gì, đó chỉ là những vấn đề mang tính hành chính. Nếu khách hàng có kiện ra tòa, công ty sẵn sàng hầu tòa. Còn sắp tới, nếu khách hàng nào không chịu đến ký hợp đồng, công ty sẽ bán suất đó cho người khác.
Cũng trong tuần qua, VnEconomy cũng nhận được phản hồi của một số khách hàng mua nhà tại một dự án ở An Khánh, bị chủ đầu tư thông báo phải nộp tiền cho phần hoàn thiện, trong khi trong hợp đồng ghi rõ, khách hàng có quyền lựa chọn tự hoàn thiện theo ý thích và khả năng tài chính của mình.
Tuy nhiên, cũng như các khách hàng mua dự án Xuân Phương, số khách hàng nói trên cho biết, họ đang rối bời, không biết phải làm gì vì chủ đầu tư liên tục “ép” phải nộp tiền thêm, nếu không sẽ không bàn giao nhà.