Bị “tố” tự ý nâng giá bán nhà, Viglacera nói gì?
Hàng trăm khách hàng tại dự án Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) vừa tố cáo chủ đầu tư tự ý nâng giá bán nhà, đất tại dự án này
Hàng trăm khách hàng, nhà đầu tư tại dự án Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) vừa có đơn tố cáo chủ đầu tư tự ý nâng giá bán nhà, đất tại dự án, trái với thỏa thuận trước đó giữa hai bên.
Theo phản ánh của khách hàng, năm 2007, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) đã có văn bản 125/ TCT-TCKT cho phép cán bộ, công nhân viên công ty được mua nhà, đất ưu đãi tại dự án nhà ở liền kề Xuân Phương với mức giá 8 triệu đồng/m2 (diện tích đất kinh doanh) và đơn giá hoàn thiện 3,5 triệu đồng/m2. Tức khoảng 12 triệu đồng/m2 bao gồm cả xây thô.
Đổi lại ưu đãi này, Viglacera sẽ huy động vốn cán bộ, công nhân viên dưới hình thức sổ tiết kiệm với số tiền huy động 330 triệu đồng/sổ, lãi suất 0,8%/tháng và thời hạn vay trong vòng 6 tháng.
Trên thực tế, theo phán ánh khách hàng, do nhiều người là cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty đã không có tiền nộp, vì vậy họ đã chuyển nhượng sổ tiết kiệm cho các nhà đầu tư ngoài công ty với mức giá chênh lệch từ 200 triệu đồng - 2 tỷ đồng/sổ.
Sau 4 năm án binh bất động, đến cuối tháng 10/2011, các nhà đầu tư nhận được thông báo của Công ty Đầu tư Hạ tầng và đô thị Viglacera (đơn vị được giao chủ đầu tư dự án) yêu cầu các khách hàng phải đến thanh lý sổ tiết kiệm, ký hợp đồng vay tài sản và bản đăng ký mua nhà.
Theo đó, đối với những khách hàng nào đã nộp tiền huy động nhưng không có nhu cầu chuyển sang ký hợp đồng vay tài sản công ty hoặc không có tiền để mua nhà, công ty sẽ chi trả toàn bộ gốc của sổ với lãi suất chỉ... 0,8%/năm.
Còn với những người có nhu cầu ký hợp đồng mua nhà, thay vì đưa ra mức giá khoảng 12 triệu đồng/m2 đất như đã cam kết 4 năm trước, mức giá bán đất mới được công ty đưa ra là 34 - 40 triệu đồng/m2, chưa bao gồm tiền xây dựng thô khoảng 10 triệu đồng/m2.
Chị Phạm Xuân Hà (một nhà đầu tư tại dự án) cho biết, việc chủ đầu tư áp giá 40 triệu đồng/m2 như vậy là quá bất hợp lý. Còn với những người có nhu cầu thanh lý, chủ đầu tư trả lãi suất 0,8%/năm cũng quá bất công bằng vì lãi suất ngân hàng hiện cũng là 14%, chưa nói trong thời gian qua nhiều năm đều ở mức trên dưới 20%.
Điều đáng nói ở đây, trong văn bản 125 do Tổng giám đốc Viglacera khi đó là Nguyễn Trần Nam ký có quy định thời hạn huy động vốn bằng sổ tiết kiệm chỉ trong vòng 6 tháng, nhưng đến cuối năm 2011, Công ty Hạ tầng và Đô Thị Viglacera mới yêu cầu khách hàng đến thanh lý vẫn với mức lãi suất như thỏa thuận cho thời hạn 6 tháng.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của người viết, hiện giá nhà liền kề tại các xung quanh khu vực này đều được chủ đầu tư rao bán khoảng 35 triệu/m2 đã bao gồm xây thô. Đơn cử như dự án Vân Canh hiện đang được chào bán mức giá 38 - 42 triệu đồng/m2 bao gồm xây thô và chênh lệch ngoài.
Phản hồi những khiếu kiện của khách hàng, Phó giám đốc Công ty Hạ tầng và đô thị Viglacera Dương Đức Cường cho hay, sau khi có được quyết định đầu tư dự án, Tổng công ty Viglacera đã giao cho công ty này làm chủ đầu tư.
Tháng 2/2007, công ty có thông báo dân sự huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ nhân viên của toàn tổng công ty. Khi đó Tổng giám đốc Viglacera Nguyễn Trần Nam (nay là Thứ trưởng Bộ Xây dựng) có ký quyết định với nội dung “khi cán bộ nhân viên cho vay tiền mà dự án thực hiện được thì sẽ ưu đãi họ được mua đất ở trên dự án”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, dự án đã không đảm bảo đúng tiến độ như dự kiến nên đến ngày 15/9 vừa qua, công ty mới tiến hành thanh lý sổ tiết kiệm, trả hết lãi và gốc từ 2007.
Ông Cường cũng cho hay, theo quyết định của Tổng giám đốc trước đây, nếu cán bộ, nhân viên nào muốn mua thì vẫn cho mua với giá đất nền 34 triệu đồng/m2 có hạ tầng nhà liền kề và 31 triệu/m2 đối với nhà biệt thự. Bởi theo ông, dù thỏa thuận ban đầu với cán bộ, nhân viên là giá sẽ khoảng 12 triệu đồng/m2, nhưng hiện chủ đầu tư đang nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước với mức hơn 15 triệu đồng/m2, nên không thể bán với giá đã dự kiến được.
Còn với các khách hàng, nhà đầu tư đã mua lại sổ, ông đại diện chủ đầu tư khẳng định, công ty không có trách nhiệm thông báo hay thỏa thuận gì với các đối tượng này vì thỏa thuận trước đây mang tính nội bộ, sổ tiết kiệm họ đang giữ cũng không mang tên họ.
“Hiện chúng tôi không có chủ trương bán cho người ngoài. Nếu cán bộ công nhân viên thấy giá cả không hợp lý thì có thể không mua. Còn khách hàng mua thì tiếp tục đến nộp tiền để mua, nếu không thì có thể rút tiền về. Chúng tôi không có hợp đồng cam kết gì cả”, ông Cường cho biết.
Theo phản ánh của khách hàng, năm 2007, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) đã có văn bản 125/ TCT-TCKT cho phép cán bộ, công nhân viên công ty được mua nhà, đất ưu đãi tại dự án nhà ở liền kề Xuân Phương với mức giá 8 triệu đồng/m2 (diện tích đất kinh doanh) và đơn giá hoàn thiện 3,5 triệu đồng/m2. Tức khoảng 12 triệu đồng/m2 bao gồm cả xây thô.
Đổi lại ưu đãi này, Viglacera sẽ huy động vốn cán bộ, công nhân viên dưới hình thức sổ tiết kiệm với số tiền huy động 330 triệu đồng/sổ, lãi suất 0,8%/tháng và thời hạn vay trong vòng 6 tháng.
Trên thực tế, theo phán ánh khách hàng, do nhiều người là cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty đã không có tiền nộp, vì vậy họ đã chuyển nhượng sổ tiết kiệm cho các nhà đầu tư ngoài công ty với mức giá chênh lệch từ 200 triệu đồng - 2 tỷ đồng/sổ.
Sau 4 năm án binh bất động, đến cuối tháng 10/2011, các nhà đầu tư nhận được thông báo của Công ty Đầu tư Hạ tầng và đô thị Viglacera (đơn vị được giao chủ đầu tư dự án) yêu cầu các khách hàng phải đến thanh lý sổ tiết kiệm, ký hợp đồng vay tài sản và bản đăng ký mua nhà.
Theo đó, đối với những khách hàng nào đã nộp tiền huy động nhưng không có nhu cầu chuyển sang ký hợp đồng vay tài sản công ty hoặc không có tiền để mua nhà, công ty sẽ chi trả toàn bộ gốc của sổ với lãi suất chỉ... 0,8%/năm.
Còn với những người có nhu cầu ký hợp đồng mua nhà, thay vì đưa ra mức giá khoảng 12 triệu đồng/m2 đất như đã cam kết 4 năm trước, mức giá bán đất mới được công ty đưa ra là 34 - 40 triệu đồng/m2, chưa bao gồm tiền xây dựng thô khoảng 10 triệu đồng/m2.
Chị Phạm Xuân Hà (một nhà đầu tư tại dự án) cho biết, việc chủ đầu tư áp giá 40 triệu đồng/m2 như vậy là quá bất hợp lý. Còn với những người có nhu cầu thanh lý, chủ đầu tư trả lãi suất 0,8%/năm cũng quá bất công bằng vì lãi suất ngân hàng hiện cũng là 14%, chưa nói trong thời gian qua nhiều năm đều ở mức trên dưới 20%.
Điều đáng nói ở đây, trong văn bản 125 do Tổng giám đốc Viglacera khi đó là Nguyễn Trần Nam ký có quy định thời hạn huy động vốn bằng sổ tiết kiệm chỉ trong vòng 6 tháng, nhưng đến cuối năm 2011, Công ty Hạ tầng và Đô Thị Viglacera mới yêu cầu khách hàng đến thanh lý vẫn với mức lãi suất như thỏa thuận cho thời hạn 6 tháng.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của người viết, hiện giá nhà liền kề tại các xung quanh khu vực này đều được chủ đầu tư rao bán khoảng 35 triệu/m2 đã bao gồm xây thô. Đơn cử như dự án Vân Canh hiện đang được chào bán mức giá 38 - 42 triệu đồng/m2 bao gồm xây thô và chênh lệch ngoài.
Phản hồi những khiếu kiện của khách hàng, Phó giám đốc Công ty Hạ tầng và đô thị Viglacera Dương Đức Cường cho hay, sau khi có được quyết định đầu tư dự án, Tổng công ty Viglacera đã giao cho công ty này làm chủ đầu tư.
Tháng 2/2007, công ty có thông báo dân sự huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ nhân viên của toàn tổng công ty. Khi đó Tổng giám đốc Viglacera Nguyễn Trần Nam (nay là Thứ trưởng Bộ Xây dựng) có ký quyết định với nội dung “khi cán bộ nhân viên cho vay tiền mà dự án thực hiện được thì sẽ ưu đãi họ được mua đất ở trên dự án”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, dự án đã không đảm bảo đúng tiến độ như dự kiến nên đến ngày 15/9 vừa qua, công ty mới tiến hành thanh lý sổ tiết kiệm, trả hết lãi và gốc từ 2007.
Ông Cường cũng cho hay, theo quyết định của Tổng giám đốc trước đây, nếu cán bộ, nhân viên nào muốn mua thì vẫn cho mua với giá đất nền 34 triệu đồng/m2 có hạ tầng nhà liền kề và 31 triệu/m2 đối với nhà biệt thự. Bởi theo ông, dù thỏa thuận ban đầu với cán bộ, nhân viên là giá sẽ khoảng 12 triệu đồng/m2, nhưng hiện chủ đầu tư đang nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước với mức hơn 15 triệu đồng/m2, nên không thể bán với giá đã dự kiến được.
Còn với các khách hàng, nhà đầu tư đã mua lại sổ, ông đại diện chủ đầu tư khẳng định, công ty không có trách nhiệm thông báo hay thỏa thuận gì với các đối tượng này vì thỏa thuận trước đây mang tính nội bộ, sổ tiết kiệm họ đang giữ cũng không mang tên họ.
“Hiện chúng tôi không có chủ trương bán cho người ngoài. Nếu cán bộ công nhân viên thấy giá cả không hợp lý thì có thể không mua. Còn khách hàng mua thì tiếp tục đến nộp tiền để mua, nếu không thì có thể rút tiền về. Chúng tôi không có hợp đồng cam kết gì cả”, ông Cường cho biết.