Vốn đầu tư cho giao thông vận tải giải ngân chậm
Vốn đầu tư cho các dự án giao thông thuộc ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 1.842 tỷ đồng, bằng 34,2% kế hoạch năm
Ngày 10/6, tại cuộc họp giao ban báo cáo về tình hình đầu tư phát triển 6 tháng đầu năm 2007 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, vốn đầu tư thuộc các dự án giao thông thuộc ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 1.842 tỷ đồng, bằng 34,2% kế hoạch năm và 1.269 tỷ đồng vốn ODA, đạt 35,3% kế hoạch năm.
Tỷ lệ giải ngân ở Bộ Giao thông Vận tải tuy có cao hơn các bộ, ngành khác, nhưng nhận định chung tiến độ thực hiện vẫn chậm hơn so với năm 2006.
Giải trình với Thủ tướng về tình hình giải ngân chậm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết, một trong những lý do chính là tình hình tài chính của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ đang khó khăn. Cho dù vốn Nhà nước cấp trung bình 100 tỷ đồng/doanh nghiệp, nhưng tình trạng nợ đọng vốn trong 7 tổng công ty của Bộ Giao thông Vận tải vẫn còn kéo dài. Năm 2006, nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, các nhà thầu hoạt động hoàn toàn bằng vốn vay. Một số dự án vốn ODA và vốn trái phiếu chính phủ hiện vẫn chưa có khối lượng thực hiện cụ thể do khâu chuẩn bị còn chậm.
Một nguyên nhân khác là do giá cả vật liệu năm nay tăng cao đã gây khó khăn trong việc điều chỉnh dự toán. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án vẫn còn nhiều vướng mắc.
Để khắc phục những tồn tại này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đề xuất cần thực hiện cơ chế đặc biệt cho những dự án quan trọng như cho quyền chỉ định thầu, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thiết kế... Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Chính phủ cho phép Bộ ban hành quy định hướng dẫn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực của Bộ.
Những dự án đang chậm tiến độ cũng được Bộ Giao thông Vận tải đề cập trong cuộc họp đó là: vành đai 3 đoạn Mai Dịch-Pháp Vân; cải tạo nâng cấp tỉnh lộ vốn ADB; Quốc lộ 32 đoạn Hà Nội - Sơn Tây; Quốc lộ 38 đoạn qua thị xã Hưng Yên; cầu qua thị xã Bắc Giang.
Về tiến độ của đường Hồ Chí Minh, một dự án trọng điểm của Bộ Giao thông Vận tải đang được xã hội quan tâm, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết: dự án cũng đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 với tổng chiều dài 1.350 km đường, 300 cầu các loại và 2 hầm. Tính đến hết tháng 5, đã giải ngân được 9.009 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ giải ngân được 4.232 tỷ đồng. Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 đang trong giai đoạn hoàn thiện và thanh quyết toán.
Tình hình giải ngân mấy tháng đầu năm còn chậm là do các nhà thầu chậm gửi báo cáo hoàn công, nên chưa thanh toán được. Do thực tế nêu trên Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã đăng ký lại nhu cầu giải ngân trong năm 2007 cho giai đoạn 1 là 1.370 tỷ đồng để dự án đạt hiệu quả cao hơn.
Tỷ lệ giải ngân ở Bộ Giao thông Vận tải tuy có cao hơn các bộ, ngành khác, nhưng nhận định chung tiến độ thực hiện vẫn chậm hơn so với năm 2006.
Giải trình với Thủ tướng về tình hình giải ngân chậm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết, một trong những lý do chính là tình hình tài chính của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ đang khó khăn. Cho dù vốn Nhà nước cấp trung bình 100 tỷ đồng/doanh nghiệp, nhưng tình trạng nợ đọng vốn trong 7 tổng công ty của Bộ Giao thông Vận tải vẫn còn kéo dài. Năm 2006, nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, các nhà thầu hoạt động hoàn toàn bằng vốn vay. Một số dự án vốn ODA và vốn trái phiếu chính phủ hiện vẫn chưa có khối lượng thực hiện cụ thể do khâu chuẩn bị còn chậm.
Một nguyên nhân khác là do giá cả vật liệu năm nay tăng cao đã gây khó khăn trong việc điều chỉnh dự toán. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án vẫn còn nhiều vướng mắc.
Để khắc phục những tồn tại này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đề xuất cần thực hiện cơ chế đặc biệt cho những dự án quan trọng như cho quyền chỉ định thầu, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thiết kế... Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Chính phủ cho phép Bộ ban hành quy định hướng dẫn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực của Bộ.
Những dự án đang chậm tiến độ cũng được Bộ Giao thông Vận tải đề cập trong cuộc họp đó là: vành đai 3 đoạn Mai Dịch-Pháp Vân; cải tạo nâng cấp tỉnh lộ vốn ADB; Quốc lộ 32 đoạn Hà Nội - Sơn Tây; Quốc lộ 38 đoạn qua thị xã Hưng Yên; cầu qua thị xã Bắc Giang.
Về tiến độ của đường Hồ Chí Minh, một dự án trọng điểm của Bộ Giao thông Vận tải đang được xã hội quan tâm, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết: dự án cũng đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 với tổng chiều dài 1.350 km đường, 300 cầu các loại và 2 hầm. Tính đến hết tháng 5, đã giải ngân được 9.009 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ giải ngân được 4.232 tỷ đồng. Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 đang trong giai đoạn hoàn thiện và thanh quyết toán.
Tình hình giải ngân mấy tháng đầu năm còn chậm là do các nhà thầu chậm gửi báo cáo hoàn công, nên chưa thanh toán được. Do thực tế nêu trên Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã đăng ký lại nhu cầu giải ngân trong năm 2007 cho giai đoạn 1 là 1.370 tỷ đồng để dự án đạt hiệu quả cao hơn.