“Bỏ ngay những yêu cầu vô lý, tùy tiện với doanh nghiệp”
Các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp đồng loạt kêu lên Phó thủ tướng về những quy định bất hợp lý về an toàn thực phẩm đang gây khó khăn cho họ
“Những yêu cầu vô lý, tuỳ tiện, không có cơ sở khoa học đối với doanh nghiệp phải bỏ ngay. Các đồng chí phải thật cụ thể, mỗi ngày là bao nhiêu tiền bạc của doanh nghiệp”.
Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra khi ông chủ trì cuộc đối thoại giữa đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các bộ, ngành liên quan về những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp, chiều 8/9.
“Chưa sửa được vì chuyện này chuyện kia”
Thay mặt các hiệp hội sữa, chè, thuỷ sản…ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Bộ Y tế bỏ quy định cấp giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP và thay bằng bản đăng ký chất lượng thực phẩm.
Lý do được đại diện VASEP đưa ra là Luật An toàn thực phẩm đã quy định doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đăng ký công bố hợp quy về an toàn thực phẩm mà không phải xin xác nhận của cơ quan nhà nước. Việc cấp xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm không làm thay đổi trách nhiệm của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được công bố, nhưng lại dễ bị lậm dụng biến thành cấp phép, dẫn đến xin - cho trên thực tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết về vấn đề này Bộ Y tế đã có nhiều cuộc họp, có công văn phối hợp với các bộ liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương liên quan đến việc sửa quy định công nhận phù hợp an toàn thực phẩm song còn “nhiều vấn đề này, vấn đề kia” nên đến nay vẫn chưa sửa được.
Phần trả lời bổ sung của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong nêu quan điểm chưa đồng ý đề xuất cho phép doanh nghiệp tự công bố phù hợp an toàn thực phẩm với lý do nếu chỉ để doanh nghiệp tự công bố sản phẩm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng, khó xử lý nếu có các loại phụ gia thực phẩm, các loại dược liệu bị cấm hay khuyến cáo không sử dụng, các chỉ tiêu an toàn về vi sinh vật, kim loại nặng vượt mức cho phép…
“Vậy có phải tất cả các sản phẩm thực phẩm đều như vậy hay có thể phân loại thành loại thực phẩm chỉ cần công bố và những thực phẩm có nguy cơ cao thì buộc phải có xác nhận công bố? Thứ hai, một số quy định về ghi trên nhãn, chỉ tiêu về hàm lượng kim loại, vi sinh vật… thì đương nhiên trong quy định của pháp luật đã có, doanh nghiệp vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định, đây là trách nhiệm của các doanh nghiệp”, Phó thủ tướng nêu câu hỏi.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận xét hiện Bộ Y tế đang có các văn bản quản lý thay vì các quy chuẩn, quy trình kỹ thuật đối với việc công nhận phù hợp an toàn thực phẩm. Theo thống kê hiện chỉ có 2% sản phẩm thực phẩm có quy chuẩn kỹ thuật. Vì vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẩn trương chuyển đổi các quy định thành quy chuẩn kỹ thuật.
Chỉ kiểm tra những gì thật cần thiết
“Bao giờ thì hoàn thành việc này? Những yêu cầu vô lý, tuỳ tiện, không có cơ sở khoa học đối với doanh nghiệp phải bỏ ngay. Phải thật cụ thể, mỗi ngày là bao nhiêu tiền bạc của doanh nghiệp”, Phó thủ tướng nói.
Trả lời Phó thủ tướng, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và tiến hành thẩm định, công nhận các quy chuẩn, quy trình kỹ thuật đã có đầy đủ, hiện chiếm khoảng 60-70% số quy định công nhận phù hợp an toàn thực phẩm, trong thời gian không quá 30 ngày.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cam kết với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ sửa các quy định về thủ tục xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết Bộ Y tế sẽ tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp có văn bản công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm gửi lên Cục An toàn thực phẩm theo hệ thống điện tử và sau 1 tuần cơ quan quản lý không có ý kiến thì doanh nghiệp được triển khai thực hiện.
“Tuy nhiên đối với một số nhóm thực phẩm có nguy cơ cao về sức khoẻ con người như sữa, thực phẩm công thức dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm…cần có cơ chế kiểm soát phù hợp”, Thứ trưởng Cường bày tỏ.
Như vậy, phần lớn các loại thực phẩm trừ một số nhóm nguy cơ cao, sẽ không phải trải qua thủ tục xin xác nhận công bố của cơ quan nhà nước.
Một vấn đề không mới được các doanh nghiệp nêu lên tại cuộc họp là tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành các lô hàng thực phẩm xuất nhập khẩu vẫn quá lớn, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Hải quan, năm 2016 có 163.000 lô hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu. Với khảo sát của Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chi phí cho việc này trung bình 6-10 triệu đồng/lô hàng thì tổng chi phí doanh nghiệp phải chịu từ 978 - 1.630 tỷ đồng/năm
Đại diện Eurocham cho biết tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản việc kiểm tra chuyên ngành theo hướng xác suất và thường chiếm 1-3% số lô hàng, tuy nhiên nếu phát hiện vi phạm và có cảnh báo thì tỷ lệ tăng lên từ 30% hoặc 100%. Hiện tại ở Việt Nam tỷ lệ kiểm tra các lô hàng thực phẩm đang dao động 30-35% dù mục tiêu Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống 15% nhưng các bộ triển khai rất chậm.
“Luật quy định kiểm tra chuyên ngành nhưng nếu chúng ta biết rõ không cần thiết mà vẫn làm theo cách cũ thì không được. Tinh thần là chỉ kiểm tra những gì thực sự cần thiết”, Phó thủ tướng nói và giao Bộ Y tế, cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 38 đưa các nội dung này vào.
Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra khi ông chủ trì cuộc đối thoại giữa đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các bộ, ngành liên quan về những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp, chiều 8/9.
“Chưa sửa được vì chuyện này chuyện kia”
Thay mặt các hiệp hội sữa, chè, thuỷ sản…ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Bộ Y tế bỏ quy định cấp giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP và thay bằng bản đăng ký chất lượng thực phẩm.
Lý do được đại diện VASEP đưa ra là Luật An toàn thực phẩm đã quy định doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đăng ký công bố hợp quy về an toàn thực phẩm mà không phải xin xác nhận của cơ quan nhà nước. Việc cấp xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm không làm thay đổi trách nhiệm của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được công bố, nhưng lại dễ bị lậm dụng biến thành cấp phép, dẫn đến xin - cho trên thực tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết về vấn đề này Bộ Y tế đã có nhiều cuộc họp, có công văn phối hợp với các bộ liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương liên quan đến việc sửa quy định công nhận phù hợp an toàn thực phẩm song còn “nhiều vấn đề này, vấn đề kia” nên đến nay vẫn chưa sửa được.
Phần trả lời bổ sung của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong nêu quan điểm chưa đồng ý đề xuất cho phép doanh nghiệp tự công bố phù hợp an toàn thực phẩm với lý do nếu chỉ để doanh nghiệp tự công bố sản phẩm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng, khó xử lý nếu có các loại phụ gia thực phẩm, các loại dược liệu bị cấm hay khuyến cáo không sử dụng, các chỉ tiêu an toàn về vi sinh vật, kim loại nặng vượt mức cho phép…
“Vậy có phải tất cả các sản phẩm thực phẩm đều như vậy hay có thể phân loại thành loại thực phẩm chỉ cần công bố và những thực phẩm có nguy cơ cao thì buộc phải có xác nhận công bố? Thứ hai, một số quy định về ghi trên nhãn, chỉ tiêu về hàm lượng kim loại, vi sinh vật… thì đương nhiên trong quy định của pháp luật đã có, doanh nghiệp vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định, đây là trách nhiệm của các doanh nghiệp”, Phó thủ tướng nêu câu hỏi.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận xét hiện Bộ Y tế đang có các văn bản quản lý thay vì các quy chuẩn, quy trình kỹ thuật đối với việc công nhận phù hợp an toàn thực phẩm. Theo thống kê hiện chỉ có 2% sản phẩm thực phẩm có quy chuẩn kỹ thuật. Vì vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẩn trương chuyển đổi các quy định thành quy chuẩn kỹ thuật.
Chỉ kiểm tra những gì thật cần thiết
“Bao giờ thì hoàn thành việc này? Những yêu cầu vô lý, tuỳ tiện, không có cơ sở khoa học đối với doanh nghiệp phải bỏ ngay. Phải thật cụ thể, mỗi ngày là bao nhiêu tiền bạc của doanh nghiệp”, Phó thủ tướng nói.
Trả lời Phó thủ tướng, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và tiến hành thẩm định, công nhận các quy chuẩn, quy trình kỹ thuật đã có đầy đủ, hiện chiếm khoảng 60-70% số quy định công nhận phù hợp an toàn thực phẩm, trong thời gian không quá 30 ngày.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cam kết với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ sửa các quy định về thủ tục xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết Bộ Y tế sẽ tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp có văn bản công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm gửi lên Cục An toàn thực phẩm theo hệ thống điện tử và sau 1 tuần cơ quan quản lý không có ý kiến thì doanh nghiệp được triển khai thực hiện.
“Tuy nhiên đối với một số nhóm thực phẩm có nguy cơ cao về sức khoẻ con người như sữa, thực phẩm công thức dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm…cần có cơ chế kiểm soát phù hợp”, Thứ trưởng Cường bày tỏ.
Như vậy, phần lớn các loại thực phẩm trừ một số nhóm nguy cơ cao, sẽ không phải trải qua thủ tục xin xác nhận công bố của cơ quan nhà nước.
Một vấn đề không mới được các doanh nghiệp nêu lên tại cuộc họp là tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành các lô hàng thực phẩm xuất nhập khẩu vẫn quá lớn, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Hải quan, năm 2016 có 163.000 lô hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu. Với khảo sát của Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chi phí cho việc này trung bình 6-10 triệu đồng/lô hàng thì tổng chi phí doanh nghiệp phải chịu từ 978 - 1.630 tỷ đồng/năm
Đại diện Eurocham cho biết tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản việc kiểm tra chuyên ngành theo hướng xác suất và thường chiếm 1-3% số lô hàng, tuy nhiên nếu phát hiện vi phạm và có cảnh báo thì tỷ lệ tăng lên từ 30% hoặc 100%. Hiện tại ở Việt Nam tỷ lệ kiểm tra các lô hàng thực phẩm đang dao động 30-35% dù mục tiêu Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống 15% nhưng các bộ triển khai rất chậm.
“Luật quy định kiểm tra chuyên ngành nhưng nếu chúng ta biết rõ không cần thiết mà vẫn làm theo cách cũ thì không được. Tinh thần là chỉ kiểm tra những gì thực sự cần thiết”, Phó thủ tướng nói và giao Bộ Y tế, cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 38 đưa các nội dung này vào.