Bỏ ngỏ khả năng cho Hoàng Anh Gia Lai nhập khẩu đường
Bộ trưởng Cao Đức Phát "chưa đủ thông tin" về đề xuất nhập khẩu đường của Hoàng Anh Gia Lai
Đề xuất của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai về việc nhập khẩu 30 ngàn tấn đường được sản xuất tại Lào đã được đại biểu Quốc hội Đặng Thị Kim Chi đưa ra chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 19/11.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Đặng Thị Kim Chi đã nhấn mạnh rằng đây là “một vấn đề công luận đang quan tâm” và muốn biết quan điểm của Bộ trưởng Cao Đức Phát trong vấn đề này.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết “tinh thần là chúng tôi thấy rằng trong nước đã dư thừa và bây giờ ngành nông nghiệp, ngành công thương sẽ phải phối hợp để tham mưu cho Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tiêu thụ đường để giữ giá mía có lợi cho nông dân”.
“Đấy là mục tiêu và tất cả những gì phù hợp với mục tiêu ấy thì chúng tôi ủng hộ, còn những gì mà làm khó khăn thêm và làm cản trở mục tiêu đó thì cần phải hết sức cân nhắc thì xin được xem xét cụ thể”, ông Phát nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng “nước đôi” rằng “vì đây là một tình huống cụ thể, tôi chưa được rõ những chi tiết, nên xin phép không trả lời”.
Trước đó, trước đề xuất của Hoàng Anh Gia Lai về việc nhập khẩu 30 ngàn tấn đường đã được đầu tư sản xuất tại tỉnh Attapeu của Lào về Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết theo thông tư 04/2013/TT-BCT, Hoàng Anh Gia Lai không thuộc đối tượng được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường.
Mặt khác vào tháng 9/2013, Bộ Công Thương cũng đã phân giao hết hạn ngạch nhập khẩu 73.500 tấn đường của năm 2013 cho 30 doanh nghiệp sử dụng đường để sản xuất.
Tuy nhiên, với trường hợp Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa dự tính nhập khẩu đường thô do Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào để sản xuất, gia công, sau đó xuất khẩu toàn bộ, nhằm tận dụng công suất dư thừa của nhà máy, không ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước thì "có thể chấp nhận được".
Tại phiên chất vấn, đại biểu Đặng Thị Kim Chi đã nhấn mạnh rằng đây là “một vấn đề công luận đang quan tâm” và muốn biết quan điểm của Bộ trưởng Cao Đức Phát trong vấn đề này.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết “tinh thần là chúng tôi thấy rằng trong nước đã dư thừa và bây giờ ngành nông nghiệp, ngành công thương sẽ phải phối hợp để tham mưu cho Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tiêu thụ đường để giữ giá mía có lợi cho nông dân”.
“Đấy là mục tiêu và tất cả những gì phù hợp với mục tiêu ấy thì chúng tôi ủng hộ, còn những gì mà làm khó khăn thêm và làm cản trở mục tiêu đó thì cần phải hết sức cân nhắc thì xin được xem xét cụ thể”, ông Phát nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng “nước đôi” rằng “vì đây là một tình huống cụ thể, tôi chưa được rõ những chi tiết, nên xin phép không trả lời”.
Trước đó, trước đề xuất của Hoàng Anh Gia Lai về việc nhập khẩu 30 ngàn tấn đường đã được đầu tư sản xuất tại tỉnh Attapeu của Lào về Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết theo thông tư 04/2013/TT-BCT, Hoàng Anh Gia Lai không thuộc đối tượng được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường.
Mặt khác vào tháng 9/2013, Bộ Công Thương cũng đã phân giao hết hạn ngạch nhập khẩu 73.500 tấn đường của năm 2013 cho 30 doanh nghiệp sử dụng đường để sản xuất.
Tuy nhiên, với trường hợp Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa dự tính nhập khẩu đường thô do Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào để sản xuất, gia công, sau đó xuất khẩu toàn bộ, nhằm tận dụng công suất dư thừa của nhà máy, không ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước thì "có thể chấp nhận được".