Bộ trưởng phải tranh luận với Quốc hội đến cùng khi làm luật
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Bộ trưởng phải trực tiếp tranh luận chứ không được uỷ quyền cho cấp dưới
Cho ý kiến về kỳ họp thứ hai của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ thay đổi cách thức thảo luận về các dự án luật.
Đó là, sau khi Quốc hội thảo luận ở tổ, đến phiên thảo luận tại hội trường, bộ trưởng - người được uỷ quyền trình dự án luật - phải trực tiếp trình bày dự kiến tiếp thu và tranh luận với các vị đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn có quan điểm khác nhau.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Bộ trưởng phải trực tiếp tranh luận chứ không được uỷ quyền cho cấp dưới.
Trách nhiệm của Bộ trưởng trong xây dựng pháp luật cũng là nội dung được một số vị chủ nhiệm ủy ban nhấn mạnh tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận xét, có một xu hướng nổi lên rất mạnh là thích sửa luật, có luật vừa thông qua đã đề nghị sửa.
Theo bà Nga, tồn tại của nhiều bộ ngành là ngay lần đầu tiên trình dự án luật đã có vấn đề về chất lượng, nhưng có những bộ thì lĩnh vực của mỗi vụ lại có một luật.
Với một số bộ trưởng thì càng nhiều luật càng tốt nhưng lại toàn để thứ trưởng sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, trong khi thời điểm trình không hẳn đã trùng với thời gian Bộ trưởng đi nước ngoài hoặc công tác bận đến mức không đến được, bà Nga nhìn nhận.
Dù phản ánh ý kiến của một số người nói là thứ trưởng nắm luật mới sâu chứ Bộ trưởng không sâu, Chủ nhiệm Nga vẫn đề nghị trong quy trình làm luật, bộ trưởng cần phải trực tiếp giải trình đến khi Quốc hội thông qua.
Nếu trực tiếp tranh luận với đại biểu đến cùng thì thử hỏi một bộ trong một nhiệm kỳ có dám làm đến mấy chục luật không? bà Nga đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh rằng, nếu cứ cách làm như lâu nay, có điều luật chỉ được thiết kế bởi vài chuyên viên thì không thể nào có luật chất lượng được.
Bà Nga cũng tỏ ra băn khoăn khi mà có nhiều phiên họp, theo quy chế làm việc thì phải có mặt bộ trưởng hoặc phó thủ tướng nhưng vẫn chỉ có thứ trưởng.
Đồng tình với Chủ nhiệm Nga, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải lấy ví dụ ngay từ hai buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9.
Buổi sáng khi bàn về dự án Luật Quản lý ngoại thương thì chỉ có thứ trưởng Bộ Công Thương mà theo lời Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế thì vị thứ trưởng cũng không phụ trách dự án luật đó. Vì thế, nếu có tiếp thu ý kiến tại phiên họp về cũng chưa chắc đã chỉnh sửa được theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Còn buổi chiều, khi bàn về Luật Đấu giá tài sản thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tiếp thu rất rõ ràng.
Theo chương trình xây dựng luật đã được Quốc hội quyết định, tại kỳ họp thứ hai tới sẽ có 14 dự án luật được cho ý kiến và 4 dự án luật được thông qua.
Như vậy, các phiên thảo luận xây dựng pháp luật sẽ không chỉ là nghe báo cáo tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu phát biểu các nội dung chủ yếu được chuẩn bị sẵn như mọi lần mà sẽ có sự xuất hiện của nhiều vị bộ trưởng, trưởng ngành.
Như thế, các vị bộ trưởng nếu có muốn phó mặc cho cấp dưới làm luật, cũng khó.
Đó là, sau khi Quốc hội thảo luận ở tổ, đến phiên thảo luận tại hội trường, bộ trưởng - người được uỷ quyền trình dự án luật - phải trực tiếp trình bày dự kiến tiếp thu và tranh luận với các vị đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn có quan điểm khác nhau.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Bộ trưởng phải trực tiếp tranh luận chứ không được uỷ quyền cho cấp dưới.
Trách nhiệm của Bộ trưởng trong xây dựng pháp luật cũng là nội dung được một số vị chủ nhiệm ủy ban nhấn mạnh tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận xét, có một xu hướng nổi lên rất mạnh là thích sửa luật, có luật vừa thông qua đã đề nghị sửa.
Theo bà Nga, tồn tại của nhiều bộ ngành là ngay lần đầu tiên trình dự án luật đã có vấn đề về chất lượng, nhưng có những bộ thì lĩnh vực của mỗi vụ lại có một luật.
Với một số bộ trưởng thì càng nhiều luật càng tốt nhưng lại toàn để thứ trưởng sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, trong khi thời điểm trình không hẳn đã trùng với thời gian Bộ trưởng đi nước ngoài hoặc công tác bận đến mức không đến được, bà Nga nhìn nhận.
Dù phản ánh ý kiến của một số người nói là thứ trưởng nắm luật mới sâu chứ Bộ trưởng không sâu, Chủ nhiệm Nga vẫn đề nghị trong quy trình làm luật, bộ trưởng cần phải trực tiếp giải trình đến khi Quốc hội thông qua.
Nếu trực tiếp tranh luận với đại biểu đến cùng thì thử hỏi một bộ trong một nhiệm kỳ có dám làm đến mấy chục luật không? bà Nga đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh rằng, nếu cứ cách làm như lâu nay, có điều luật chỉ được thiết kế bởi vài chuyên viên thì không thể nào có luật chất lượng được.
Bà Nga cũng tỏ ra băn khoăn khi mà có nhiều phiên họp, theo quy chế làm việc thì phải có mặt bộ trưởng hoặc phó thủ tướng nhưng vẫn chỉ có thứ trưởng.
Đồng tình với Chủ nhiệm Nga, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải lấy ví dụ ngay từ hai buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9.
Buổi sáng khi bàn về dự án Luật Quản lý ngoại thương thì chỉ có thứ trưởng Bộ Công Thương mà theo lời Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế thì vị thứ trưởng cũng không phụ trách dự án luật đó. Vì thế, nếu có tiếp thu ý kiến tại phiên họp về cũng chưa chắc đã chỉnh sửa được theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Còn buổi chiều, khi bàn về Luật Đấu giá tài sản thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tiếp thu rất rõ ràng.
Theo chương trình xây dựng luật đã được Quốc hội quyết định, tại kỳ họp thứ hai tới sẽ có 14 dự án luật được cho ý kiến và 4 dự án luật được thông qua.
Như vậy, các phiên thảo luận xây dựng pháp luật sẽ không chỉ là nghe báo cáo tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu phát biểu các nội dung chủ yếu được chuẩn bị sẵn như mọi lần mà sẽ có sự xuất hiện của nhiều vị bộ trưởng, trưởng ngành.
Như thế, các vị bộ trưởng nếu có muốn phó mặc cho cấp dưới làm luật, cũng khó.