Bốn giải pháp cho thị trường vốn
Trích ý kiến của ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán tại hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường vốn” diễn ra mới đây
Trích ý kiến của ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán tại hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường vốn” diễn ra mới đây.
"Tính đến ngày 31/12/2006 đã có 193 công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM. Tổng giá trị vốn đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005.
Chỉ số VN-Index tăng mạnh, đạt 751.77 điểm vào phiên cuối cùng của năm (29/12/2006), tăng 144% so với 307,5 điểm của phiên cuối cùng năm 2005.
Về thị trường trái phiếu, đã có 400 loại trái phiếu được giao dịch, trong đó có trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thành phố và các trái phiếu các ngân hàng thương mại đã được niêm yết với tổng giá trị 70.000 tỷ đồng, chiếm 7,7% GDP.
Về sự tham dự của các nhà đầu tư trên thị trường, cho đến nay, số lượng các tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư khoảng trên 100.000 (tăng trên 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với năm 2000 khi thị trường bắt đầu xây dựng), trong đó có 500 là các nhà đầu tư thể chế (nhà đầu tư có tổ chức).
Có khoảng 1.700 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký giao dịch, sở hữu 25-30% khối lượng niêm yết.
Về các công cụ đầu tư, hiện nay, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán đã được đa dạng, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài.
Các nhà đầu tư thể chế, đặc biệt là các quỹ đầu tư đã có ảnh hưởng tích cực đến thị trường. Các nhà đầu tư thể chế không chỉ củng cố nhu cầu thị trường và bảo đảm thanh khoản thị trường mà còn định hướng và định giá giá trị thị trường một cách chuyên nghiệp, góp phần làm giảm các hoạt động “phi thị trường” do các giao dịch đầu cơ tạo ra, vốn là đặc điểm của thị trường mới nổi.
Với vai trò là cổ đông nhiều kinh nghiệm, các nhà đầu tư thể chế góp phần cải thiện điều hành công ty tại các công ty niêm yết, làm tăng hiệu quả hoạt động của các công ty. Do đó mục tiêu chính để phát triển thị trường Việt Nam là phải phát triển nền tảng các nhà đầu tư thể chế.
Trong thời gian tới, đầu tư theo danh mục sẽ tiếp tục phát triển. Về phía sản phẩm, quá trình cổ phần hóa sẽ được đẩy nhanh. Các xí nghiệp vừa và nhỏ tư nhân sẽ có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư theo danh mục. Các công ty đã niêm yết sẽ tiếp tục vai trò chính hấp dẫn đầu tư. Sẽ có nhiều công ty lớn được niêm yết trong năm 2007. Đầu tư theo danh mục thông qua thị trường niêm yết trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển.
Để tăng cường sự tham dự của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, các chính sách cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán theo hai mặt: một là tiếp tục sự ổn định của môi trường kinh tế xã hội và chính trị; mặt khác thực hiện các chính sách cụ thể liên quan đến thị trường vốn.
Về các chính sách cụ thể liên quan đến thị trường vốn, có 4 vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới:
Thứ nhất, tiếp tục đồng bộ hệ thống luật pháp, điều tiết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ e ngại đầu tư vào một nước có hệ thống luật pháp yếu kém, không minh bạch và hệ thống tài chính thiếu nhất quán.
Hệ thống kiểm soát ngoại hối liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta sẽ đi theo quan điểm rằng các chính sách tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam phải rất thận trọng.
Thứ hai, cần tiếp tục các chính sách mở rộng thị trường tài chính cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt trước kế hoạch 4 năm. Chúng ta bây giờ cần phát triển hệ thống tài chính theo một lộ trình thích hợp, phù hợp với các chính sách mở cửa thị trường. Cần xem xét các nội dung hoạt động chính như sau:
- Hỗ trợ cung thị trường.
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm thị trường.
- Xây dựng năng lực các trung gian thị trường.
- Đồng bộ việc tổ chức, cơ cấu và giám sát thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường vốn, hệ thống giao dịch và hệ thống cung cấp thông tin.
Thứ ba, áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty và tiếp tục cải cách hệ thống hành chính và quản lý kinh tế của Nhà nước.
Thứ tư, ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động dài hạn của các nhà đầu tư thể chế nước ngoài.
Tóm tại, đầu tư theo danh mục thông qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn, đặc biệt sự tham dự của các nhà đầu tư nước ngoài luôn là những xung lực mạnh cho phát triển và tăng trưởng tại các nước đang phát triển.
Dưới góc độ cơ quan quản lý thị trường, Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục các biện pháp phát triển bền vững thị trường vốn, thị trường chứng khoán để tạo một môi trường an toàn, minh bạch và hiệu quả cho đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư."
"Tính đến ngày 31/12/2006 đã có 193 công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM. Tổng giá trị vốn đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005.
Chỉ số VN-Index tăng mạnh, đạt 751.77 điểm vào phiên cuối cùng của năm (29/12/2006), tăng 144% so với 307,5 điểm của phiên cuối cùng năm 2005.
Về thị trường trái phiếu, đã có 400 loại trái phiếu được giao dịch, trong đó có trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thành phố và các trái phiếu các ngân hàng thương mại đã được niêm yết với tổng giá trị 70.000 tỷ đồng, chiếm 7,7% GDP.
Về sự tham dự của các nhà đầu tư trên thị trường, cho đến nay, số lượng các tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư khoảng trên 100.000 (tăng trên 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với năm 2000 khi thị trường bắt đầu xây dựng), trong đó có 500 là các nhà đầu tư thể chế (nhà đầu tư có tổ chức).
Có khoảng 1.700 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký giao dịch, sở hữu 25-30% khối lượng niêm yết.
Về các công cụ đầu tư, hiện nay, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán đã được đa dạng, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài.
Các nhà đầu tư thể chế, đặc biệt là các quỹ đầu tư đã có ảnh hưởng tích cực đến thị trường. Các nhà đầu tư thể chế không chỉ củng cố nhu cầu thị trường và bảo đảm thanh khoản thị trường mà còn định hướng và định giá giá trị thị trường một cách chuyên nghiệp, góp phần làm giảm các hoạt động “phi thị trường” do các giao dịch đầu cơ tạo ra, vốn là đặc điểm của thị trường mới nổi.
Với vai trò là cổ đông nhiều kinh nghiệm, các nhà đầu tư thể chế góp phần cải thiện điều hành công ty tại các công ty niêm yết, làm tăng hiệu quả hoạt động của các công ty. Do đó mục tiêu chính để phát triển thị trường Việt Nam là phải phát triển nền tảng các nhà đầu tư thể chế.
Trong thời gian tới, đầu tư theo danh mục sẽ tiếp tục phát triển. Về phía sản phẩm, quá trình cổ phần hóa sẽ được đẩy nhanh. Các xí nghiệp vừa và nhỏ tư nhân sẽ có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư theo danh mục. Các công ty đã niêm yết sẽ tiếp tục vai trò chính hấp dẫn đầu tư. Sẽ có nhiều công ty lớn được niêm yết trong năm 2007. Đầu tư theo danh mục thông qua thị trường niêm yết trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển.
Để tăng cường sự tham dự của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, các chính sách cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán theo hai mặt: một là tiếp tục sự ổn định của môi trường kinh tế xã hội và chính trị; mặt khác thực hiện các chính sách cụ thể liên quan đến thị trường vốn.
Về các chính sách cụ thể liên quan đến thị trường vốn, có 4 vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới:
Thứ nhất, tiếp tục đồng bộ hệ thống luật pháp, điều tiết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ e ngại đầu tư vào một nước có hệ thống luật pháp yếu kém, không minh bạch và hệ thống tài chính thiếu nhất quán.
Hệ thống kiểm soát ngoại hối liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta sẽ đi theo quan điểm rằng các chính sách tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam phải rất thận trọng.
Thứ hai, cần tiếp tục các chính sách mở rộng thị trường tài chính cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt trước kế hoạch 4 năm. Chúng ta bây giờ cần phát triển hệ thống tài chính theo một lộ trình thích hợp, phù hợp với các chính sách mở cửa thị trường. Cần xem xét các nội dung hoạt động chính như sau:
- Hỗ trợ cung thị trường.
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm thị trường.
- Xây dựng năng lực các trung gian thị trường.
- Đồng bộ việc tổ chức, cơ cấu và giám sát thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường vốn, hệ thống giao dịch và hệ thống cung cấp thông tin.
Thứ ba, áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty và tiếp tục cải cách hệ thống hành chính và quản lý kinh tế của Nhà nước.
Thứ tư, ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động dài hạn của các nhà đầu tư thể chế nước ngoài.
Tóm tại, đầu tư theo danh mục thông qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn, đặc biệt sự tham dự của các nhà đầu tư nước ngoài luôn là những xung lực mạnh cho phát triển và tăng trưởng tại các nước đang phát triển.
Dưới góc độ cơ quan quản lý thị trường, Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục các biện pháp phát triển bền vững thị trường vốn, thị trường chứng khoán để tạo một môi trường an toàn, minh bạch và hiệu quả cho đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư."