“Bức xúc nhất vẫn là phân biệt khi khám chữa bệnh”
Phó thủ tướng nêu một số tồn tại lớn của ngành y tế khiến người dân và bệnh nhân bức xúc
“Bức xúc lớn nhất hiện nay là tình trạng phân biệt giữa khám dịch vụ và
khám bảo hiểm y tế cùng với những tiêu cực từ việc đặt máy móc, thiết bị
y tế xã hội hoá và một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ chế
tài chính”.
Đánh giá trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra tại buổi làm việc với Bộ Y tế mới đây về công tác chuẩn bị đề án về công tác chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân và dân số.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng nhấn mạnh đề án cần đánh giá đầy đủ những kết quả đã đạt được, mạnh dạn nhìn thẳng vào các tồn tại của ngành y tế, không né tránh, chung chung.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các cơ chế, chính sách đang được thiết kế theo hướng ưu tiên cho điều trị, coi “bộ mặt của ngành y tế là bệnh viện”.
Điều đó dẫn đến thực tế dù có rất nhiều bệnh viện được đầu tư, xây mới, hiện đại nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Còn hệ thống y tế cơ sở, dù đã được đầu tư nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, khoảng 30% người dân chưa đi khám bệnh định kỳ, khi phát hiện có bệnh thì đã nặng.
Một lĩnh vực khác được Chính phủ và các chuyên gia trong ngành quan tâm là hoạt động phân phối thuốc, quản lý giá thuốc đang gây bức xúc trong xã hội, làm công nghiệp dược trong nước chậm phát triển.
Phó thủ tướng cho rằng vấn đề bán thuốc không theo đơn đang là tồn tại lớn nhất của ngành dược. Không kiểm soát được thuốc kê đơn tại hơn 40.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng thuốc, lạm dụng thuốc đáng báo động tại nước ta.
Vì vậy, cần kiên quyết chuẩn hoá lại hệ thống phân phối, từ bệnh viện đến nhà thuốc; đẩy mạnh cơ chế đấu thầu thuốc vừa bảo đảm không khan hiếm thuốc và người bệnh được dùng loại thuốc phù hợp nhất, có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất. Việc quản lý các nhà thuốc bán lẻ theo hướng tất cả các nhà thuốc phải có thiết bị đọc quét mã vạch các loại thuốc, thực hiện bán thuốc theo đơn.
Đặc biệt cần xem xét đẩy mạnh đấu thầu thuốc tập trung, quản lý xuyên suốt các loại thuốc từ đầu vào, phân phối đến từng nhà thuốc. Đơn cứ sau khi đổi mới cơ chế đấu thầu thuốc từ năm 2013, giá thuốc biệt dược đã giảm gần 50%.
Liên quan đến mảng điều trị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh bức xúc lớn nhất hiện nay là tình trạng phân biệt giữa khám dịch vụ và khám bảo hiểm y tế cùng với những tiêu cực từ việc đặt máy móc, thiết bị y tế xã hội hoá và một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ chế tài chính.
Tuy nhiên, giải pháp xã hội hóa cách đây gần 30 năm nhằm khắc phục vấn đề tài chính lại đang tiếp tục gây ra các vấn đề mới như sự quá tải; đầu tư mất cân đối, không tách bạch công tư, tình trạng lạm dụng xét nghiệm…
Phó thủ tướng khẳng định, cần bóc tách rành mạch giữa công tư; khuyến khích tư nhân đầu tư vào khám chữa bệnh đặc biệt là khuyến khích đầu tư phi lợi nhuận.
Cùng với đó, ngành y tế cần giữ vững lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; tập trung cho những vùng thật sự khó khăn đồng thời phát huy hiệu quả cơ sở đã đầu tư.
Để đảm bảo nguồn tài chính y tế bền vững cần có cơ chế huy động, chi tiêu phù hợp trong đó bảo hiểm y tế ngoài tăng diện bao phủ phải đa dạng gói bảo hiểm, kết hợp giữa bảo hiểm y tế cơ bản với các gói bảo hiểm thương mại, giảm bớt chi tiêu từ tiền túi người dân.
Đánh giá trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra tại buổi làm việc với Bộ Y tế mới đây về công tác chuẩn bị đề án về công tác chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân và dân số.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng nhấn mạnh đề án cần đánh giá đầy đủ những kết quả đã đạt được, mạnh dạn nhìn thẳng vào các tồn tại của ngành y tế, không né tránh, chung chung.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các cơ chế, chính sách đang được thiết kế theo hướng ưu tiên cho điều trị, coi “bộ mặt của ngành y tế là bệnh viện”.
Điều đó dẫn đến thực tế dù có rất nhiều bệnh viện được đầu tư, xây mới, hiện đại nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Còn hệ thống y tế cơ sở, dù đã được đầu tư nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, khoảng 30% người dân chưa đi khám bệnh định kỳ, khi phát hiện có bệnh thì đã nặng.
Một lĩnh vực khác được Chính phủ và các chuyên gia trong ngành quan tâm là hoạt động phân phối thuốc, quản lý giá thuốc đang gây bức xúc trong xã hội, làm công nghiệp dược trong nước chậm phát triển.
Phó thủ tướng cho rằng vấn đề bán thuốc không theo đơn đang là tồn tại lớn nhất của ngành dược. Không kiểm soát được thuốc kê đơn tại hơn 40.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng thuốc, lạm dụng thuốc đáng báo động tại nước ta.
Vì vậy, cần kiên quyết chuẩn hoá lại hệ thống phân phối, từ bệnh viện đến nhà thuốc; đẩy mạnh cơ chế đấu thầu thuốc vừa bảo đảm không khan hiếm thuốc và người bệnh được dùng loại thuốc phù hợp nhất, có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất. Việc quản lý các nhà thuốc bán lẻ theo hướng tất cả các nhà thuốc phải có thiết bị đọc quét mã vạch các loại thuốc, thực hiện bán thuốc theo đơn.
Đặc biệt cần xem xét đẩy mạnh đấu thầu thuốc tập trung, quản lý xuyên suốt các loại thuốc từ đầu vào, phân phối đến từng nhà thuốc. Đơn cứ sau khi đổi mới cơ chế đấu thầu thuốc từ năm 2013, giá thuốc biệt dược đã giảm gần 50%.
Liên quan đến mảng điều trị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh bức xúc lớn nhất hiện nay là tình trạng phân biệt giữa khám dịch vụ và khám bảo hiểm y tế cùng với những tiêu cực từ việc đặt máy móc, thiết bị y tế xã hội hoá và một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ chế tài chính.
Tuy nhiên, giải pháp xã hội hóa cách đây gần 30 năm nhằm khắc phục vấn đề tài chính lại đang tiếp tục gây ra các vấn đề mới như sự quá tải; đầu tư mất cân đối, không tách bạch công tư, tình trạng lạm dụng xét nghiệm…
Phó thủ tướng khẳng định, cần bóc tách rành mạch giữa công tư; khuyến khích tư nhân đầu tư vào khám chữa bệnh đặc biệt là khuyến khích đầu tư phi lợi nhuận.
Cùng với đó, ngành y tế cần giữ vững lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; tập trung cho những vùng thật sự khó khăn đồng thời phát huy hiệu quả cơ sở đã đầu tư.
Để đảm bảo nguồn tài chính y tế bền vững cần có cơ chế huy động, chi tiêu phù hợp trong đó bảo hiểm y tế ngoài tăng diện bao phủ phải đa dạng gói bảo hiểm, kết hợp giữa bảo hiểm y tế cơ bản với các gói bảo hiểm thương mại, giảm bớt chi tiêu từ tiền túi người dân.