Xuất hiện nhiều điều bất thường trong khám chữa bệnh
Có người bệnh đi khám, lấy thuốc tới 800 lần trong vài tháng
Thống kê trong hai tháng 6 và 7/2016 cho thấy, có tới 3 triệu người đi khám bệnh hàng tuần. Có người bệnh đi khám, lấy thuốc tới 800 lần trong vài tháng. Một bệnh nhân ở An Giang trong quý 4/2016 đi khám bệnh 160 lần tại 20 bệnh viện khác nhau…
Đó là những con số bất thường được nêu tại phiên giải trình về việc thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Uỷ ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng 1/3.
Tại phiên giải trình, về những kết quả đạt được sau hai năm thực hiện thông tuyến, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, năm 2015, số thẻ bảo hiểm y tế đã tăng hơn 5 triệu so với năm 2014, đạt gần 70 triệu thẻ, bao phủ 76,2% dân số cả nước. Đến năm 2016, số người tham gia đạt xấp xỉ 76 triệu người (tăng 8,3% so với 2015), bao phủ 81,7% dân số.
Đến 2016, số người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là 11,5 triệu người, tăng 37,4% so với năm 2015, cho thấy người dân đã tin tưởng và nhận thấy lợi ích của chính sách bảo hiểm y tế.
Những lợi ích lớn của thông tuyến bảo hiểm với người bệnh, theo bà Minh, là thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế. Người bệnh được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt hơn nhờ sự cạch tranh về chất lượng giữa các cơ sở khám chữa bệnh.
Với các bệnh viện tư nhân, khi thực hiện thông tuyến, số lượng người đến khám chữa bệnh tăng, tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh cũng bắt buộc phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ để thu hút người bệnh.
Thống kê cho thấy tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân tuyến huyện đều có số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, một số bệnh viện tuyến huyện lại giảm số bệnh nhân do chất lượng không tốt (tại Quảng Nam, Bắc Giang…).
Nhưng, cũng có không ít hạn chế cũng được chỉ ra như từ khi thông tuyến, y tế tuyến xã đã gần như bị bỏ rơi, dẫn đến lãng phí nguồn lực của Nhà nước đầu tư vào y tế cơ sở. Thông tuyến cũng ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi nhiều bệnh viện tuyến huyện không đáp ứng được yêu cầu phục vụ số lượng lớn bệnh nhân đến khám.
Năm 2016, đã có thêm 15 triệu lượt người đến khám bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện so với 2015, năm 2016, con số này tăng thêm 9,4 triệu lượt người. Các bệnh viện tư nhân cũng đón lượng bệnh nhân tăng gấp 3. Việc gia tăng dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện, không đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Cũng trong năm 2016, môt loạt hiện tượng lạ được bà Minh nhấn mạnh như một số bệnh viện tuyến tỉnh đã “xin” xuống hạng để được xếp vào tuyến huyện nhằm được áp dụng quy định thông tuyến. Theo bà Minh thì đây là hiện tượng bất bình thường.
Nhận xét tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các bệnh viện cũng gia tăng, nhất là các bệnh viện tư nhân, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội nói, đã có nhiều bệnh viện tư thực hiện những “chiêu” khuyến mại, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... tạo nhu cầu khám, chữa bệnh tăng “ảo” làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
“Bảo hiểm xã hội đã kiểm tra một số cơ sở, thấy có hiện tượng thuê xe đón bà con đến khám chữa bệnh. Đó là những quan tâm… rất không bình thường, cần xem xét lại động cơ”, bà Minh nói.
Thông tin từ phiên giải trình còn cho thấy thông tuyến cũng dẫn đến tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế gia tăng từ phía cơ sở khám chữa bệnh như tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp x-quang, thuốc...; người bệnh có bảo hiểm đi khám chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để “lấy” thuốc.
“Nhờ hệ thống giám định bảo hiểm điện tử được đưa vào khai thác, chúng tôi thống kê được những số liệu gây ngạc nhiên. Thống kê trong hai tháng 6 và 7/2016 cho thấy, có tới 3 triệu người đi khám bệnh hàng tuần. Có người bệnh đi khám, lấy thuốc tới 800 lần trong vài tháng. Một bệnh nhân ở An Giang trong quý 4/2016 đi khám bệnh 160 lần tại 20 bệnh viện khác nhau… Đó cũng là những con số rất bất bình thường”, bà Minh thêm một lần nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng đặt vấn đề, có những bệnh viện ở Thanh Hoá đưa ôtô đến tận các huyện vùng sâu, xa để đón người dân lên khám chữa bệnh, rồi phát đường, phát sữa…, chuyện đó có bình thường không?
Đó là những con số bất thường được nêu tại phiên giải trình về việc thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Uỷ ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng 1/3.
Tại phiên giải trình, về những kết quả đạt được sau hai năm thực hiện thông tuyến, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, năm 2015, số thẻ bảo hiểm y tế đã tăng hơn 5 triệu so với năm 2014, đạt gần 70 triệu thẻ, bao phủ 76,2% dân số cả nước. Đến năm 2016, số người tham gia đạt xấp xỉ 76 triệu người (tăng 8,3% so với 2015), bao phủ 81,7% dân số.
Đến 2016, số người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là 11,5 triệu người, tăng 37,4% so với năm 2015, cho thấy người dân đã tin tưởng và nhận thấy lợi ích của chính sách bảo hiểm y tế.
Những lợi ích lớn của thông tuyến bảo hiểm với người bệnh, theo bà Minh, là thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế. Người bệnh được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt hơn nhờ sự cạch tranh về chất lượng giữa các cơ sở khám chữa bệnh.
Với các bệnh viện tư nhân, khi thực hiện thông tuyến, số lượng người đến khám chữa bệnh tăng, tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh cũng bắt buộc phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ để thu hút người bệnh.
Thống kê cho thấy tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân tuyến huyện đều có số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, một số bệnh viện tuyến huyện lại giảm số bệnh nhân do chất lượng không tốt (tại Quảng Nam, Bắc Giang…).
Nhưng, cũng có không ít hạn chế cũng được chỉ ra như từ khi thông tuyến, y tế tuyến xã đã gần như bị bỏ rơi, dẫn đến lãng phí nguồn lực của Nhà nước đầu tư vào y tế cơ sở. Thông tuyến cũng ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi nhiều bệnh viện tuyến huyện không đáp ứng được yêu cầu phục vụ số lượng lớn bệnh nhân đến khám.
Năm 2016, đã có thêm 15 triệu lượt người đến khám bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện so với 2015, năm 2016, con số này tăng thêm 9,4 triệu lượt người. Các bệnh viện tư nhân cũng đón lượng bệnh nhân tăng gấp 3. Việc gia tăng dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện, không đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Cũng trong năm 2016, môt loạt hiện tượng lạ được bà Minh nhấn mạnh như một số bệnh viện tuyến tỉnh đã “xin” xuống hạng để được xếp vào tuyến huyện nhằm được áp dụng quy định thông tuyến. Theo bà Minh thì đây là hiện tượng bất bình thường.
Nhận xét tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các bệnh viện cũng gia tăng, nhất là các bệnh viện tư nhân, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội nói, đã có nhiều bệnh viện tư thực hiện những “chiêu” khuyến mại, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... tạo nhu cầu khám, chữa bệnh tăng “ảo” làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
“Bảo hiểm xã hội đã kiểm tra một số cơ sở, thấy có hiện tượng thuê xe đón bà con đến khám chữa bệnh. Đó là những quan tâm… rất không bình thường, cần xem xét lại động cơ”, bà Minh nói.
Thông tin từ phiên giải trình còn cho thấy thông tuyến cũng dẫn đến tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế gia tăng từ phía cơ sở khám chữa bệnh như tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp x-quang, thuốc...; người bệnh có bảo hiểm đi khám chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để “lấy” thuốc.
“Nhờ hệ thống giám định bảo hiểm điện tử được đưa vào khai thác, chúng tôi thống kê được những số liệu gây ngạc nhiên. Thống kê trong hai tháng 6 và 7/2016 cho thấy, có tới 3 triệu người đi khám bệnh hàng tuần. Có người bệnh đi khám, lấy thuốc tới 800 lần trong vài tháng. Một bệnh nhân ở An Giang trong quý 4/2016 đi khám bệnh 160 lần tại 20 bệnh viện khác nhau… Đó cũng là những con số rất bất bình thường”, bà Minh thêm một lần nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng đặt vấn đề, có những bệnh viện ở Thanh Hoá đưa ôtô đến tận các huyện vùng sâu, xa để đón người dân lên khám chữa bệnh, rồi phát đường, phát sữa…, chuyện đó có bình thường không?