Các địa phương Trung Quốc "chạy đua" tăng trưởng
Các tỉnh thành ở Trung Quốc đang đặt ra những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng cho năm nay và những năm tới
Các tỉnh thành ở Trung Quốc đang đặt ra những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng cho năm nay và những năm tới, gây thách thức đối với mục tiêu của Bắc Kinh nhằm đưa nền kinh tế về trạng thái tăng trưởng bền vững hơn.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào những nhà máy gây nhiều ô nhiễm và tiêu thụ nhiều năng lượng, đồng thời hãm phanh sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng vốn có nguy cơ tạo ra tình trạng bong bóng tài sản nguy hiểm.
Theo hãng tin Reuters, giới phân tích kỳ vọng, trong kế hoạch 5 năm 2011-2015, Bắc Kinh sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7% mỗi năm, giảm đáng kể từ mức bình quân 11% trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương của Trung Quốc lại có những mục tiêu ngược lại khi đặt ra những mức tăng trưởng kỳ vọng vào hàng “siêu cao”.
Theo những con số đề xuất mới được công bố, các địa phương như An Huy, Phúc Kiến, Trùng Khánh, Quý Châu, Hắc Long Giang, Quảng Tây và Vân Nam đều muốn tăng gấp đôi GDP trong vòng 5 năm tới, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm.
Nội Mông - địa phương dẫn đầu về tăng trưởng của Trung Quốc với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 18,7% trong suốt thời gian từ 2002 đến 2009 - cho biết muốn “duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn so với bình quân cả nước trong các chỉ số kinh tế chính”.
“Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc có thể là sự xung đột giữa mục tiêu của Chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương”, ông Long Guoqiang, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nhận định trên tờ China Economic Times hôm 3/1.
“Chính quyền các địa phương không bao giờ lo ngại về mất cân đối kinh tế hay tăng trưởng quá nóng. Đó là những từ ngữ không có trong từ điển của họ. Mức tăng trưởng GDP có lên tới 80% thì vẫn là ổn đối với họ”, ông Long nói thêm.
Trước đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở các địa phương như Quý Châu hay Quảng Tây - hai tỉnh nghèo của Trung Quốc - là phù hợp với mục tiêu của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn nằm sâu trong nội địa tiến tới bắt kịp các tỉnh duyên hải.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, một số địa phương vào hàng giàu có của Trung Quốc vẫn đề ra những con số cao chóng mặt cho mục tiêu tăng trưởng GDP của mình. Tỉnh miền Đông Giang Tô đã đề xuất mức tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm cho 5 năm tới.
Ông Hu Angang, giáo sư Đại học Tsignhua, đồng thời là cố vấn cho các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, cho rằng, tốc độ tăng trưởng thay vì chất lượng tăng trưởng vẫn đang được xem là mục tiêu hàng đầu của nhiều quan chức địa phương ở nước này, cho dù khẩu hiệu “phát triển sạch” vẫn được họ giương cao.
“Nếu thực trạng này còn tiếp diễn, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế”, ông Hu nhận định.
Lý giải về mục tiêu tăng trưởng cao của các địa phương Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng, điều này có thể xuất phát từ việc triển vọng sự nghiệp của các quan chức địa phương phụ thuộc nhiều vào những con số tăng trưởng thay vì chất lượng tăng trưởng của địa phương đó.
Theo ông Hu và nhiều học giả khác, nếu Chính phủ Trung Quốc áp dụng cách đánh giá khác, nền kinh tế của nước này có thể sẽ có sự chuyển hướng lành mạnh hơn.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào những nhà máy gây nhiều ô nhiễm và tiêu thụ nhiều năng lượng, đồng thời hãm phanh sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng vốn có nguy cơ tạo ra tình trạng bong bóng tài sản nguy hiểm.
Theo hãng tin Reuters, giới phân tích kỳ vọng, trong kế hoạch 5 năm 2011-2015, Bắc Kinh sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7% mỗi năm, giảm đáng kể từ mức bình quân 11% trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương của Trung Quốc lại có những mục tiêu ngược lại khi đặt ra những mức tăng trưởng kỳ vọng vào hàng “siêu cao”.
Theo những con số đề xuất mới được công bố, các địa phương như An Huy, Phúc Kiến, Trùng Khánh, Quý Châu, Hắc Long Giang, Quảng Tây và Vân Nam đều muốn tăng gấp đôi GDP trong vòng 5 năm tới, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm.
Nội Mông - địa phương dẫn đầu về tăng trưởng của Trung Quốc với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 18,7% trong suốt thời gian từ 2002 đến 2009 - cho biết muốn “duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn so với bình quân cả nước trong các chỉ số kinh tế chính”.
“Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc có thể là sự xung đột giữa mục tiêu của Chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương”, ông Long Guoqiang, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nhận định trên tờ China Economic Times hôm 3/1.
“Chính quyền các địa phương không bao giờ lo ngại về mất cân đối kinh tế hay tăng trưởng quá nóng. Đó là những từ ngữ không có trong từ điển của họ. Mức tăng trưởng GDP có lên tới 80% thì vẫn là ổn đối với họ”, ông Long nói thêm.
Trước đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở các địa phương như Quý Châu hay Quảng Tây - hai tỉnh nghèo của Trung Quốc - là phù hợp với mục tiêu của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn nằm sâu trong nội địa tiến tới bắt kịp các tỉnh duyên hải.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, một số địa phương vào hàng giàu có của Trung Quốc vẫn đề ra những con số cao chóng mặt cho mục tiêu tăng trưởng GDP của mình. Tỉnh miền Đông Giang Tô đã đề xuất mức tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm cho 5 năm tới.
Ông Hu Angang, giáo sư Đại học Tsignhua, đồng thời là cố vấn cho các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, cho rằng, tốc độ tăng trưởng thay vì chất lượng tăng trưởng vẫn đang được xem là mục tiêu hàng đầu của nhiều quan chức địa phương ở nước này, cho dù khẩu hiệu “phát triển sạch” vẫn được họ giương cao.
“Nếu thực trạng này còn tiếp diễn, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế”, ông Hu nhận định.
Lý giải về mục tiêu tăng trưởng cao của các địa phương Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng, điều này có thể xuất phát từ việc triển vọng sự nghiệp của các quan chức địa phương phụ thuộc nhiều vào những con số tăng trưởng thay vì chất lượng tăng trưởng của địa phương đó.
Theo ông Hu và nhiều học giả khác, nếu Chính phủ Trung Quốc áp dụng cách đánh giá khác, nền kinh tế của nước này có thể sẽ có sự chuyển hướng lành mạnh hơn.