Cân nhắc quyền khởi kiện khi bị cách chức, hạ bậc lương
Cách chức, hạ bậc lương nếu không được tòa án xem xét thì vô hình chung đã tước bỏ quyền khởi kiện của công chức
Cách chức, hạ bậc lương... mặc dù là những quyết định mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức, nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức, và nếu không được tòa án xem xét thì vô hình chung đã tước bỏ quyền khởi kiện của công chức trong trường hợp này.
Đó là băn khoăn của Chính phủ khi góp ý về dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), vừa được Tòa án Nhân dân Tối cao gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Một trong các vấn đề được cơ quan soạn thảo tách riêng để xin ý kiến Quốc hội là những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, về vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng Luật Tố tụng hành chính được ban hành năm 2010 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân đối với các khiếu kiện hành chính.
Vì vậy, cần giữ như quy định hiện hành, nhưng cần quy định việc loại trừ cả quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại toà án nhân dân và quyết định xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của toà án nhân dân để bảo đảm tính khả thi.
Còn loại ý kiến thứ hai đề nghị cần mở rộng hơn nữa thẩm quyền của toà án đối với khiếu kiện hành chính. Cụ thể là toà án có thẩm quyền giải quyết cả khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức kể cả các quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức (mà không chỉ giới hạn quyết định kỷ luật buộc thôi việc như hiện nay).
Mở rộng này được cho là sẽ đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động công vụ.
Cơ quan trình dự án luật nhất trí với loại ý kiến thứ nhất, song Chính phủ đề nghị cân nhắc thận trọng, vì nếu chỉ quy định thẩm quyền của tòa án đối với hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì sẽ dẫn đến tình trạng như ở đầu bài viết đã đề cập.
Theo Chính phủ, trường hợp vẫn giữ nguyên như dự thảo thì cần cụ thể hóa thế nào là quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ để đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của dự thảo luật.
Bên cạnh nội dung trên, việc phân định thầm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh cũng còn ý kiến khác nhau.
Không đồng ý giữ quy định hiện hành, Toà án Nhân dân Tối cao đề nghị giao việc giải quyết theo trình tự sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cho toà án nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm chất lượng giải quyết các khiếu kiện hành chính, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Chính phủ cũng nhất trí với quy định này, nhằm đảo bảo tốt hơn nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án.
Đó là băn khoăn của Chính phủ khi góp ý về dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), vừa được Tòa án Nhân dân Tối cao gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Một trong các vấn đề được cơ quan soạn thảo tách riêng để xin ý kiến Quốc hội là những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, về vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng Luật Tố tụng hành chính được ban hành năm 2010 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân đối với các khiếu kiện hành chính.
Vì vậy, cần giữ như quy định hiện hành, nhưng cần quy định việc loại trừ cả quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại toà án nhân dân và quyết định xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của toà án nhân dân để bảo đảm tính khả thi.
Còn loại ý kiến thứ hai đề nghị cần mở rộng hơn nữa thẩm quyền của toà án đối với khiếu kiện hành chính. Cụ thể là toà án có thẩm quyền giải quyết cả khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức kể cả các quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức (mà không chỉ giới hạn quyết định kỷ luật buộc thôi việc như hiện nay).
Mở rộng này được cho là sẽ đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động công vụ.
Cơ quan trình dự án luật nhất trí với loại ý kiến thứ nhất, song Chính phủ đề nghị cân nhắc thận trọng, vì nếu chỉ quy định thẩm quyền của tòa án đối với hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì sẽ dẫn đến tình trạng như ở đầu bài viết đã đề cập.
Theo Chính phủ, trường hợp vẫn giữ nguyên như dự thảo thì cần cụ thể hóa thế nào là quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ để đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của dự thảo luật.
Bên cạnh nội dung trên, việc phân định thầm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh cũng còn ý kiến khác nhau.
Không đồng ý giữ quy định hiện hành, Toà án Nhân dân Tối cao đề nghị giao việc giải quyết theo trình tự sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cho toà án nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm chất lượng giải quyết các khiếu kiện hành chính, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Chính phủ cũng nhất trí với quy định này, nhằm đảo bảo tốt hơn nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án.