Cần tăng khung phạt siêu thị bán hàng kém chất lượng
Có tới gần nửa trong số khoảng 60 cơ sở kinh doanh dưới dạng siêu thị tại Hà Nội không đạt tiêu chuẩn siêu thị
Theo Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện trên địa bàn Thủ đô có khoảng 60 cơ sở kinh doanh dưới dạng siêu thị. Nhưng nếu rà soát kỹ theo 4 tiêu chí quy định về quy mô, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, điều kiện đảm bảo an toàn thì có gần nửa không đạt tiêu chuẩn.
Đặc biệt, riêng về chất lượng hàng hoá trong siêu thị thì khá phổ biến hiện tượng buông lỏng quản lý, nhiều siêu thị kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... song vẫn không bị phát hiện, xử lý hoặc khung phạt quá nhẹ.
Chỉ một tuần sau khi siêu thị Big C bị xử phạt vì những vi phạm trong việc ghi nhãn nhập ngoại cho hoa quả sản xuất trong nước, ngày 18/8, một cuộc kiểm tra định kỳ hàng tuần của Đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội lại tiếp tục phát hiện hàng loạt hàng hoá vi phạm nhãn mác nhằm đánh lừa người tiêu dùng tại cửa hàng tự chọn (siêu thị Minimart ở 66 Bà Triệu). Minimart là siêu thị mini tự chọn chuyên kinh doanh các loại hàng hoá: thực phẩm, mỹ phẩm... nhập khẩu.
Tuy nhiên, kiểm tra bất cứ một mặt hàng nào có trên những kệ hàng tại siêu thị này, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đều phát hiện thấy mặt hàng đó có sai phạm. Cụ thể là những mặt hàng nhập khẩu có tem phụ bằng tiếng Việt Nam như súp hộp (Malaysia), nấm hộp (Trung Quốc), cá ngừ ngâm ô liu (Thái Lan); sườn cừu, gà rút xương, táo xanh... không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Đặc biệt, tại đây, rất nhiều đồ hộp bị méo mó, bẹp dúm, thậm chí hết "đát" nhưng vẫn được bày bán trên giá. Nhiều mặt hàng có ghi xuất xứ ở nước này nhưng nhãn mác lại đề sản phẩm của nước khác như: táo xanh (xuất xứ: Australia, nhãn mác lại đề New Zealand); cam vàng (xuất xứ: Nam Phi nhưng mác lại đề New Zealand). Có những mặt hàng như gừng muối có gắn mác của cả 3 nước là: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản (?!).
Khi đoàn thanh tra liên ngành yêu cầu xuất trình nguồn gốc những loại hàng hoá trên, quản lý cửa hàng - ông Nguyễn Tiến Lộc - đã không xuất trình được giấy tờ nguồn gốc, cũng không trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, cửa hàng tự chọn này đã sai phạm về chất lượng hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá... Sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác hàng hoá là có những biểu hiện lừa dối khách hàng.
Trong khi đó, theo quy định đảm bảo chất lượng hàng hoá, tại các siêu thị cần quản lý chặt chẽ nguồn hàng nhập vào. Thậm chí, người chịu trách nhiệm nhập hàng phải ký tên vào bao bì và chứng từ nhập hàng. Do đó, mỗi siêu thị cần phân công rõ trách nhiệm cho từng tổ chức hoặc cá nhân và phải có quy chế cụ thể. Nếu để xảy ra sai phạm ở khâu nhập hàng thì tổ chức hay cá nhân đó phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cần dán nhãn hàng hoá đầy đủ, hàng nào giá đó.
Tuy nhiên, lực lượng thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường hiện nay quá mỏng và cũng chỉ kiểm tra 1 lần/siêu thị/năm. Ông Lê Quý Hùng, thuộc Đội chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, qua kiểm tra thực tế trong thời gian gần đây tại các siêu thị, cửa hàng tự chọn lớn, chỉ vì lợi nhuận nhiều siêu thị biết sai nhưng vẫn cố tình vi phạm. Thậm chí nhiều siêu thị còn tỏ ra "nhờn thuốc" với mức xử phạt quá nhẹ.
Cụ thể, với những sai phạm ở siêu thị Big C với việc ghi nhãn mác hàng hoá có biểu hiện lừa dối khách hàng kiểu như "Nho Mỹ", "Me Thái Lan"... đã bị đoàn kiểm tra phát hiện ngày 10/8 vừa qua cũng chỉ bị mức xử phạt 500.000 đồng. Trước đó, đoàn kiểm tra cũng đã xử phạt siêu thị này 1,6 triệu đồng khi phát hiện quầy thức ăn chín không có tủ kính và 90 con gà làm sẵn không có giấy kiểm dịch...
Ông Vũ Vinh Phú kiến nghị nên thay đổi mức xử phạt vi phạm chất lượng hàng hoá hiện nay. Cụ thể, nếu phát hiện sai phạm lần thứ 1: tiến hành phạt hành chính; lần thứ 2: phạt gấp 100 lần; lần thứ 3: thu giấy phép đăng ký kinh doanh và lần thứ 4: sẽ truy tố. Như vậy, các cơ sở kinh doanh sẽ không dám tái phạm.
Về vấn đề này, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường nhấn mạnh, việc áp dụng mức xử phạt các siêu thị phải tuân theo khung hình phạt mà pháp luật đã quy định, vì vậy tình trạng "nhờn thuốc" là khó tránh khỏi.
Đặc biệt, riêng về chất lượng hàng hoá trong siêu thị thì khá phổ biến hiện tượng buông lỏng quản lý, nhiều siêu thị kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... song vẫn không bị phát hiện, xử lý hoặc khung phạt quá nhẹ.
Chỉ một tuần sau khi siêu thị Big C bị xử phạt vì những vi phạm trong việc ghi nhãn nhập ngoại cho hoa quả sản xuất trong nước, ngày 18/8, một cuộc kiểm tra định kỳ hàng tuần của Đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội lại tiếp tục phát hiện hàng loạt hàng hoá vi phạm nhãn mác nhằm đánh lừa người tiêu dùng tại cửa hàng tự chọn (siêu thị Minimart ở 66 Bà Triệu). Minimart là siêu thị mini tự chọn chuyên kinh doanh các loại hàng hoá: thực phẩm, mỹ phẩm... nhập khẩu.
Tuy nhiên, kiểm tra bất cứ một mặt hàng nào có trên những kệ hàng tại siêu thị này, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đều phát hiện thấy mặt hàng đó có sai phạm. Cụ thể là những mặt hàng nhập khẩu có tem phụ bằng tiếng Việt Nam như súp hộp (Malaysia), nấm hộp (Trung Quốc), cá ngừ ngâm ô liu (Thái Lan); sườn cừu, gà rút xương, táo xanh... không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Đặc biệt, tại đây, rất nhiều đồ hộp bị méo mó, bẹp dúm, thậm chí hết "đát" nhưng vẫn được bày bán trên giá. Nhiều mặt hàng có ghi xuất xứ ở nước này nhưng nhãn mác lại đề sản phẩm của nước khác như: táo xanh (xuất xứ: Australia, nhãn mác lại đề New Zealand); cam vàng (xuất xứ: Nam Phi nhưng mác lại đề New Zealand). Có những mặt hàng như gừng muối có gắn mác của cả 3 nước là: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản (?!).
Khi đoàn thanh tra liên ngành yêu cầu xuất trình nguồn gốc những loại hàng hoá trên, quản lý cửa hàng - ông Nguyễn Tiến Lộc - đã không xuất trình được giấy tờ nguồn gốc, cũng không trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, cửa hàng tự chọn này đã sai phạm về chất lượng hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá... Sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác hàng hoá là có những biểu hiện lừa dối khách hàng.
Trong khi đó, theo quy định đảm bảo chất lượng hàng hoá, tại các siêu thị cần quản lý chặt chẽ nguồn hàng nhập vào. Thậm chí, người chịu trách nhiệm nhập hàng phải ký tên vào bao bì và chứng từ nhập hàng. Do đó, mỗi siêu thị cần phân công rõ trách nhiệm cho từng tổ chức hoặc cá nhân và phải có quy chế cụ thể. Nếu để xảy ra sai phạm ở khâu nhập hàng thì tổ chức hay cá nhân đó phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cần dán nhãn hàng hoá đầy đủ, hàng nào giá đó.
Tuy nhiên, lực lượng thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường hiện nay quá mỏng và cũng chỉ kiểm tra 1 lần/siêu thị/năm. Ông Lê Quý Hùng, thuộc Đội chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, qua kiểm tra thực tế trong thời gian gần đây tại các siêu thị, cửa hàng tự chọn lớn, chỉ vì lợi nhuận nhiều siêu thị biết sai nhưng vẫn cố tình vi phạm. Thậm chí nhiều siêu thị còn tỏ ra "nhờn thuốc" với mức xử phạt quá nhẹ.
Cụ thể, với những sai phạm ở siêu thị Big C với việc ghi nhãn mác hàng hoá có biểu hiện lừa dối khách hàng kiểu như "Nho Mỹ", "Me Thái Lan"... đã bị đoàn kiểm tra phát hiện ngày 10/8 vừa qua cũng chỉ bị mức xử phạt 500.000 đồng. Trước đó, đoàn kiểm tra cũng đã xử phạt siêu thị này 1,6 triệu đồng khi phát hiện quầy thức ăn chín không có tủ kính và 90 con gà làm sẵn không có giấy kiểm dịch...
Ông Vũ Vinh Phú kiến nghị nên thay đổi mức xử phạt vi phạm chất lượng hàng hoá hiện nay. Cụ thể, nếu phát hiện sai phạm lần thứ 1: tiến hành phạt hành chính; lần thứ 2: phạt gấp 100 lần; lần thứ 3: thu giấy phép đăng ký kinh doanh và lần thứ 4: sẽ truy tố. Như vậy, các cơ sở kinh doanh sẽ không dám tái phạm.
Về vấn đề này, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường nhấn mạnh, việc áp dụng mức xử phạt các siêu thị phải tuân theo khung hình phạt mà pháp luật đã quy định, vì vậy tình trạng "nhờn thuốc" là khó tránh khỏi.