“Canh bạc ăn vạ” của Trung Quốc
Việc vu khống Việt Nam tại Liên hiệp quốc có thể là một canh bạc mạo hiểm với chính Bắc Kinh
Lo ngại Việt Nam và các nước trong khu vực làm đơn kiện các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh vội vàng vu cáo Việt Nam với thế giới, tờ The Diplomat của Nhật nhận định.
Hôm 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra một thông cáo với tiêu đề "Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc", trong đó vu khống Việt Nam quấy rối xung quanh giàn khoan nói trên, đồng thời đưa ra cái gọi là "phác thảo toàn diện nhất tới nay về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa".
Tiếp đó, tới ngày 9/6, thông cáo vô lý kia xuất hiện trên trang web của phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc.
Theo hãng thông tấn AP, cũng trong ngày 9/6, Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Wang Min đã gửi "tuyên cáo lập trường" lên Tổng thư ký Ban Ki-moon về giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Trong báo cáo, Trung Quốc cho rằng nước này đã tiến hành thăm dò và khảo sát giếng dầu tại nơi giàn khoan trên đang neo đậu hơn 10 năm qua. Bắc Kinh cũng ngang ngược khẳng định, hoạt động khoan dầu “là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.
Trung Quốc còn tố cáo Việt Nam can thiệp "trái phép" vào những hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, bằng cách điều động tàu thuyền trang bị vũ trang và cho tàu thuyền đâm vào tàu Trung Quốc. Chưa hết, Trung Quốc còn yêu cầu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon chuyển bản báo cáo này cho 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Những luận điệu trên của Trung Quốc bất chấp việc truyền thông thế giới trước đó đã đồng loạt đưa tin tàu Trung Quốc hung hăng đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam và đâm chìm tàu cá Việt Nam một cách tàn bạo tại nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam.
Nhìn từ mặt ngoài, quyết định của Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp với Việt Nam ra Liên hiệp quốc là một điều khó hiểu.
Bởi từ trước tới giờ, Trung Quốc nhiều lần chỉ trích các bên tuyên bố chủ quyền khác trong các tranh chấp chủ quyền và chủ quyền hàng hải với nước này, cũng như các bên thứ ba như Mỹ, muốn "quốc tế hóa" vấn đề tranh chấp với phía Trung Quốc.
Trung Quốc trước đây vẫn thường đòi giải quyết tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông thông qua đàm phán trực tiếp, song phương. Bởi những cuộc thương lượng này có lợi đối với Trung Quốc khi gây ảnh hưởng trước các nước nhỏ hơn.
Ngay như trong vụ kiện với Philippines, Trung Quốc cũng từ chối phản hồi yêu cầu của tòa án trọng tài quốc tế.
Theo phân tích của The Diplomat, lý do cơ bản khiến Trung Quốc muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lần này với phía Việt Nam, là bởi Bắc Kinh cho rằng nước này sở hữu quần đảo Hoàng Sa và không có tranh chấp tại đây. Tuy nhiên tài liệu do Bắc Kinh đưa ra cố tình quên thực tế là quần đảo Hoàng Sa thuộc sở hữu của Việt Nam và Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng năm 1974.
Quyết định đưa vấn đề này lên Liên hiệp quốc còn phản ánh việc Bắc Kinh ngày càng lo ngại về nguy cơ các nước láng giềng sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài vụ kiện của Philippines, mới đây Việt Nam cũng nhắc tới khả năng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Nếu Việt Nam quyết định khởi kiện, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản, Australia và Mỹ.
Do đó, theo The Diplomat, bằng cách cố gắng đi trước một bước, đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 ra một tổ chức quốc tế cùng việc công bố tài liệu, Trung Quốc đang tìm cách ngăn Việt Nam đưa vụ kiện ra tòa án trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, theo The Diplomat, việc quốc tế hóa tranh chấp là một canh bạc mạo hiểm với Trung Quốc, bởi trên thực tế, không luật pháp quốc tế nào công nhận bản đồ 9 đoạn của Bắc Kinh.
Hôm 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra một thông cáo với tiêu đề "Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc", trong đó vu khống Việt Nam quấy rối xung quanh giàn khoan nói trên, đồng thời đưa ra cái gọi là "phác thảo toàn diện nhất tới nay về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa".
Tiếp đó, tới ngày 9/6, thông cáo vô lý kia xuất hiện trên trang web của phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc.
Theo hãng thông tấn AP, cũng trong ngày 9/6, Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Wang Min đã gửi "tuyên cáo lập trường" lên Tổng thư ký Ban Ki-moon về giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Trong báo cáo, Trung Quốc cho rằng nước này đã tiến hành thăm dò và khảo sát giếng dầu tại nơi giàn khoan trên đang neo đậu hơn 10 năm qua. Bắc Kinh cũng ngang ngược khẳng định, hoạt động khoan dầu “là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.
Trung Quốc còn tố cáo Việt Nam can thiệp "trái phép" vào những hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, bằng cách điều động tàu thuyền trang bị vũ trang và cho tàu thuyền đâm vào tàu Trung Quốc. Chưa hết, Trung Quốc còn yêu cầu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon chuyển bản báo cáo này cho 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Những luận điệu trên của Trung Quốc bất chấp việc truyền thông thế giới trước đó đã đồng loạt đưa tin tàu Trung Quốc hung hăng đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam và đâm chìm tàu cá Việt Nam một cách tàn bạo tại nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam.
Nhìn từ mặt ngoài, quyết định của Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp với Việt Nam ra Liên hiệp quốc là một điều khó hiểu.
Bởi từ trước tới giờ, Trung Quốc nhiều lần chỉ trích các bên tuyên bố chủ quyền khác trong các tranh chấp chủ quyền và chủ quyền hàng hải với nước này, cũng như các bên thứ ba như Mỹ, muốn "quốc tế hóa" vấn đề tranh chấp với phía Trung Quốc.
Trung Quốc trước đây vẫn thường đòi giải quyết tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông thông qua đàm phán trực tiếp, song phương. Bởi những cuộc thương lượng này có lợi đối với Trung Quốc khi gây ảnh hưởng trước các nước nhỏ hơn.
Ngay như trong vụ kiện với Philippines, Trung Quốc cũng từ chối phản hồi yêu cầu của tòa án trọng tài quốc tế.
Theo phân tích của The Diplomat, lý do cơ bản khiến Trung Quốc muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lần này với phía Việt Nam, là bởi Bắc Kinh cho rằng nước này sở hữu quần đảo Hoàng Sa và không có tranh chấp tại đây. Tuy nhiên tài liệu do Bắc Kinh đưa ra cố tình quên thực tế là quần đảo Hoàng Sa thuộc sở hữu của Việt Nam và Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng năm 1974.
Quyết định đưa vấn đề này lên Liên hiệp quốc còn phản ánh việc Bắc Kinh ngày càng lo ngại về nguy cơ các nước láng giềng sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài vụ kiện của Philippines, mới đây Việt Nam cũng nhắc tới khả năng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Nếu Việt Nam quyết định khởi kiện, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản, Australia và Mỹ.
Do đó, theo The Diplomat, bằng cách cố gắng đi trước một bước, đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 ra một tổ chức quốc tế cùng việc công bố tài liệu, Trung Quốc đang tìm cách ngăn Việt Nam đưa vụ kiện ra tòa án trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, theo The Diplomat, việc quốc tế hóa tranh chấp là một canh bạc mạo hiểm với Trung Quốc, bởi trên thực tế, không luật pháp quốc tế nào công nhận bản đồ 9 đoạn của Bắc Kinh.