Cạnh tranh thị phần “bầu trời”
Hàng chục hãng bay trong nước và quốc tế đã bắt đầu “lên dây cót” cho cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần của mình
Vừa qua, sự kiện Việt Nam xếp hạng 4 trong tốp 10 điểm đến hấp dẫn nhất toàn cầu theo đánh giá của Ủy ban Lữ hành và Du lịch thế giới cùng “cái bắt tay” đầy hứa hẹn của Vinashin với hãng hàng không AirAsia (Malaysia) đang khiến làn sóng cạnh tranh giữa các hãng hàng không trở nên vô cùng sôi động.
Trước đó, một tờ báo Malaysia cũng đưa ra dự đoán tăng trưởng hàng không của Việt Nam sẽ lên tới 30% trong những năm sắp tới.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2006 lượng khách thông qua các cảng hàng không trong cả nước đạt 16,7 triệu lượt và 264 nghìn tấn hàng hóa cùng mức tăng trưởng ấn tượng là 16% và 14%.
Dự báo năm 2007, cùng với sự kiện nhà ga hành khách mới tại Tân Sơn Nhất đi vào hoạt động số lượt khách sẽ tăng lên 19,5 triệu và khả năng trên thực tế sẽ còn tăng cao hơn.
Cạnh tranh trên từng đường bay
Trước sự tăng trưởng lớn mạnh của thị trường hàng không Việt Nam, hàng chục hãng bay trong nước và quốc tế đã bắt đầu “lên dây cót” cho cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần của mình. Động thái đầu tiên của các hãng là tăng chuyến trên các đường bay đã có từ trước cho lịch bay mùa đông.
Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airway tăng tần suất bay Tp.HCM-Tokyo lên thêm một chuyến/tuần, đưa tổng số chuyến bay lên 5 chuyến/tuần. Thai Airway, tăng chuyến Tp.HCM - Bangkok kể từ tháng 10/2007, nâng tổng số chuyến bay đến Tp.HCM lên 17 chuyến và tổng số chuyến bay tới Việt Nam là 31 chuyến/tháng. Còn Hongkong Airlines sẽ mở đường bay tới Tp.HCM vào ngày 9/9.
Bên cạnh đó, nhiều hãng hút khách hàng bằng cách đổi loại máy bay khai thác thân rộng và nhiều chỗ hơn như Malaysia Airlines trên đường bay Kualalumpur - Hà Nội/Tp.HCM. Riêng AirAsia, hãng này ngoài việc vừa chính thức hợp tác với Vinashin thì cũng đang chuẩn bị mở tuyến bay Tp.HCM - Kualalumpua.
Nok Air - một hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan đang xin phép Cục Hàng không Việt Nam cấp phép cho các chuyến bay của họ tới Tp.HCM và Hà Nội.
Trước kế hoạch cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng hàng không quốc tế, các hãng hàng không trong nước cũng bắt đầu “tăng ga”. Vào ngày 21/9 tới, Pacific Airlines sẽ mở thêm tuyến đường bay Tp.HCM - Nha Trang nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước cùng hàng loạt chiến lược khác về tài chính, công nghệ.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng tăng cường đường bay Hà Nội - Busan phục vụ cho các doanh nhân và khách du lịch của Việt Nam, Hàn Quốc.
Theo ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, hiện có tới 35 hãng hàng không nước ngoài đang tham gia khai thác thị trường vận tải hàng không Việt Nam. Mức độ cạnh tranh khốc liệt và lớn mạnh nhất đang diễn ra chủ yếu tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á là nơi thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Các hãng hàng không Việt Nam đang phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ mạnh như Thai Airway, Singapo Airline cùng các hãng hàng không giá rẻ như Tiger Airway, AirAisa và sắp tói có thể là Vina AirAsia.
Ví như, thị trường Việt Nam - Thái Lan hiện đang có 8 hãng khai thác trong đó đã có tới 5 hãng của Thái Lan. Thị trường Việt Nam-Đài Loan có 7 hãng khai thác. Con số 6 hãng là của đường bay Việt Nam - Trung Quốc và 5 của Việt Nam - Singapore.
Tại thị trường này, năm 2006, các hãng bay Việt Nam chiếm con số khiêm tốn 21% Đông Nam Á và 41% và Đông Bắc Á.
Nhiều hãng hàng không chuẩn bị “cất cánh”
Việc cạnh tranh không những diễn ra nóng bỏng với hàng chục hãng hàng không đã có tên tuổi trong và ngoài nước, nhiều hãng hàng không tư nhân, nhiều tập đoàn danh nghiệp cũng bắt đầu “bước chân” vào lĩnh vực đầy hấp dẫn này.
Với việc khuyến khích sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vào thị trường hàng không của Chính phủ, nhiều chuyên gia dự đoán 2008 sẽ là năm đột phá của thị trường hàng không Việt Nam.
Mới đây nhất là sự kiện Vinashin chính thức hợp tác với AirAsia thành lập hãng hàng không Vina AirAsia. Theo ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin, liên doanh này sẽ tận dụng những lợi thế sẵn có của AirAsia tập trung khai thác đường bay quốc tế mà các hãng trong nước chưa khai thác và sử dụng đội máy bay Airbus A320 để vận chuyển hành khách. Theo kế hoạch, vào tháng 7/2008, hãng này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Tháng 5/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 76/CP qui định những điều khoản khá thông thoáng với các doanh nghiệp thành lập hãng hàng không. Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập chỉ cần số vốn 500 tỷ đồng khai thác bay quốc tế, 200 tỷ đồng bay nội địa cùng những điều kiện về kho bãi, an ninh... thì vào thời điểm đó đã bắt đầu xuất hiện làn sóng cạnh tranh mới, đặc biệt là sự manh nha của các hàng không tư nhân.
Đầu tiên là Công ty Cổ phần Sài Gòn hàng không (Saigon Airlines) bước đầu chuyên kinh doanh các dịch vụ trên mặt đất làm bàn đạp để tiến tới kinh doanh vận chuyển hàng không theo mô hình Air-taxi.
Cùng “tấn công” vào mô hình vận chuyển hàng, hành khách theo yêu cầu là kế hoạch của ông Salom Saphyr, Trưởng đại diện Hãng máy bay Cessna (Mỹ) tại Việt Nam. Ông cùng bà vợ người Việt đã bỏ tiền mua 2 chiếc máy bay hạng nhỏ với giá 2 triệu USD và 14 triệu USD cùng kế hoạch triển khai hoạt động vào giữa năm 2008.
Theo Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, sau Nghị định 76/CP vẫn chưa có một doanh nghiệp nào chính thức gửi đề án thành lập hãng hàng không mới, kể cả đề án của Vinashin.
Tuy nhiên, với những động thái trên, nhiều chuyên gia đánh giá sẽ có làn sóng cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường hàng không vào năm 2008. Không loại trừ sẽ có hai, ba hãng hàng không mới thành lập. Đó là những tín hiệu hết sức đáng mừng cho hành khách, những người sẽ trực tiếp được hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh này.
Trước đó, một tờ báo Malaysia cũng đưa ra dự đoán tăng trưởng hàng không của Việt Nam sẽ lên tới 30% trong những năm sắp tới.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2006 lượng khách thông qua các cảng hàng không trong cả nước đạt 16,7 triệu lượt và 264 nghìn tấn hàng hóa cùng mức tăng trưởng ấn tượng là 16% và 14%.
Dự báo năm 2007, cùng với sự kiện nhà ga hành khách mới tại Tân Sơn Nhất đi vào hoạt động số lượt khách sẽ tăng lên 19,5 triệu và khả năng trên thực tế sẽ còn tăng cao hơn.
Cạnh tranh trên từng đường bay
Trước sự tăng trưởng lớn mạnh của thị trường hàng không Việt Nam, hàng chục hãng bay trong nước và quốc tế đã bắt đầu “lên dây cót” cho cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần của mình. Động thái đầu tiên của các hãng là tăng chuyến trên các đường bay đã có từ trước cho lịch bay mùa đông.
Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airway tăng tần suất bay Tp.HCM-Tokyo lên thêm một chuyến/tuần, đưa tổng số chuyến bay lên 5 chuyến/tuần. Thai Airway, tăng chuyến Tp.HCM - Bangkok kể từ tháng 10/2007, nâng tổng số chuyến bay đến Tp.HCM lên 17 chuyến và tổng số chuyến bay tới Việt Nam là 31 chuyến/tháng. Còn Hongkong Airlines sẽ mở đường bay tới Tp.HCM vào ngày 9/9.
Bên cạnh đó, nhiều hãng hút khách hàng bằng cách đổi loại máy bay khai thác thân rộng và nhiều chỗ hơn như Malaysia Airlines trên đường bay Kualalumpur - Hà Nội/Tp.HCM. Riêng AirAsia, hãng này ngoài việc vừa chính thức hợp tác với Vinashin thì cũng đang chuẩn bị mở tuyến bay Tp.HCM - Kualalumpua.
Nok Air - một hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan đang xin phép Cục Hàng không Việt Nam cấp phép cho các chuyến bay của họ tới Tp.HCM và Hà Nội.
Trước kế hoạch cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng hàng không quốc tế, các hãng hàng không trong nước cũng bắt đầu “tăng ga”. Vào ngày 21/9 tới, Pacific Airlines sẽ mở thêm tuyến đường bay Tp.HCM - Nha Trang nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước cùng hàng loạt chiến lược khác về tài chính, công nghệ.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng tăng cường đường bay Hà Nội - Busan phục vụ cho các doanh nhân và khách du lịch của Việt Nam, Hàn Quốc.
Theo ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, hiện có tới 35 hãng hàng không nước ngoài đang tham gia khai thác thị trường vận tải hàng không Việt Nam. Mức độ cạnh tranh khốc liệt và lớn mạnh nhất đang diễn ra chủ yếu tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á là nơi thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Các hãng hàng không Việt Nam đang phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ mạnh như Thai Airway, Singapo Airline cùng các hãng hàng không giá rẻ như Tiger Airway, AirAisa và sắp tói có thể là Vina AirAsia.
Ví như, thị trường Việt Nam - Thái Lan hiện đang có 8 hãng khai thác trong đó đã có tới 5 hãng của Thái Lan. Thị trường Việt Nam-Đài Loan có 7 hãng khai thác. Con số 6 hãng là của đường bay Việt Nam - Trung Quốc và 5 của Việt Nam - Singapore.
Tại thị trường này, năm 2006, các hãng bay Việt Nam chiếm con số khiêm tốn 21% Đông Nam Á và 41% và Đông Bắc Á.
Nhiều hãng hàng không chuẩn bị “cất cánh”
Việc cạnh tranh không những diễn ra nóng bỏng với hàng chục hãng hàng không đã có tên tuổi trong và ngoài nước, nhiều hãng hàng không tư nhân, nhiều tập đoàn danh nghiệp cũng bắt đầu “bước chân” vào lĩnh vực đầy hấp dẫn này.
Với việc khuyến khích sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vào thị trường hàng không của Chính phủ, nhiều chuyên gia dự đoán 2008 sẽ là năm đột phá của thị trường hàng không Việt Nam.
Mới đây nhất là sự kiện Vinashin chính thức hợp tác với AirAsia thành lập hãng hàng không Vina AirAsia. Theo ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin, liên doanh này sẽ tận dụng những lợi thế sẵn có của AirAsia tập trung khai thác đường bay quốc tế mà các hãng trong nước chưa khai thác và sử dụng đội máy bay Airbus A320 để vận chuyển hành khách. Theo kế hoạch, vào tháng 7/2008, hãng này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Tháng 5/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 76/CP qui định những điều khoản khá thông thoáng với các doanh nghiệp thành lập hãng hàng không. Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập chỉ cần số vốn 500 tỷ đồng khai thác bay quốc tế, 200 tỷ đồng bay nội địa cùng những điều kiện về kho bãi, an ninh... thì vào thời điểm đó đã bắt đầu xuất hiện làn sóng cạnh tranh mới, đặc biệt là sự manh nha của các hàng không tư nhân.
Đầu tiên là Công ty Cổ phần Sài Gòn hàng không (Saigon Airlines) bước đầu chuyên kinh doanh các dịch vụ trên mặt đất làm bàn đạp để tiến tới kinh doanh vận chuyển hàng không theo mô hình Air-taxi.
Cùng “tấn công” vào mô hình vận chuyển hàng, hành khách theo yêu cầu là kế hoạch của ông Salom Saphyr, Trưởng đại diện Hãng máy bay Cessna (Mỹ) tại Việt Nam. Ông cùng bà vợ người Việt đã bỏ tiền mua 2 chiếc máy bay hạng nhỏ với giá 2 triệu USD và 14 triệu USD cùng kế hoạch triển khai hoạt động vào giữa năm 2008.
Theo Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, sau Nghị định 76/CP vẫn chưa có một doanh nghiệp nào chính thức gửi đề án thành lập hãng hàng không mới, kể cả đề án của Vinashin.
Tuy nhiên, với những động thái trên, nhiều chuyên gia đánh giá sẽ có làn sóng cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường hàng không vào năm 2008. Không loại trừ sẽ có hai, ba hãng hàng không mới thành lập. Đó là những tín hiệu hết sức đáng mừng cho hành khách, những người sẽ trực tiếp được hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh này.