“Cấp phép doanh nghiệp cũng như cấp giấy khai sinh”
Đại biểu Quốc hội nói về những tồn tại, bất cập của pháp luật về doanh nghiệp hiện nay
“Cấp giấy phép kinh doanh cũng như việc cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ ra đời, còn trong quá trình lớn lên, nó có trở thành kẻ cướp hay không thì không thể quy kết cho đơn vị đã cấp phép”.
Ví von trên được đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) đưa ra tại buổi thảo luận tổ ngày 28/5 về dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, với mục đích nhấn mạnh đến nghịch lý trong cấp phép và quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp hiện nay.
Theo đại biểu Lịch, dự luật lần này nếu tiếp thu đẩy đủ những góp ý sẽ giúp tháo gỡ được nhiều rào cản để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, theo đúng tinh thần của Hiến pháp là “doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Tuy nhiên, luật cần quy định thêm hai danh mục đi kèm là những ngành nghề nào nhà nước cấm và danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn khi cấp phép, không cần thiết phải ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, dự luật cần bám sát các quy định của Hiến pháp, tạo tính chủ động, khuyến khích cho doanh nghiệp, vì thực tế hiện có rất nhiều doanh nghiêp có ý tưởng kinh doanh, nhưng khi đi vào kinh doanh lại hạn chế vì nhiều thủ tục phức tạp, thiếu sự tư vấn hỗ trợ.
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh cho rằng, các điều cấm trong luật cũng chỉ mang tính chung chung, không có chế tài xử phạt nếu vi phạm.
Đặc biệt, quy định doanh nghiệp thành lập chỉ cần có địa chỉ đăng ký là khá lỏng lẻo, không ai giám sát được, dẫn tới tình trạng địa chỉ ma, doanh nghiệp ma nhiều.
Một đại biểu tại đoàn Tp.HCM khuyến nghị "luật phải mở đường và tạo điều kiện cho những người thực sự có tài năng để làm kinh tế, làm giàu cho đất nước".
Cùng quan điểm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho hay, chúng ta cần tránh việc hô hào khi làm luật, khiến cho doanh nghiệp nghe rất sướng, nhưng khi đi vào thực hiện lại rất kém, nhũng nhiễu.
“Hiện luật quy định cấm xâm phạm đời tư của mọi người, trong khi công ty thám tử tư quảng cáo tràn lan”, đại biểu Nghĩa nói.
Đại biểu Đỗ Văn Đương đánh giá, luật hiện nay vẫn quá lỏng lẻo khiến doanh nghiệp chân chính bị doanh nghiệp "chân gỗ" chèn ép. Do đó, cơ quan quản lý thay vì đi thẩm tra, kiểm soát năng lực doanh nghiệp để sàng lọc thì lại nhũng nhiễu doanh nghiệp từ khâu đăng ký thành lập.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Du Lịch, thực tế những tồn tại bất cập vẫn là do yếu tố con người là chủ yếu.
“Có tình trạng doanh nghiệp kêu đầu tuần ông này tới, cuối tuần ông khác tới, không làm ăn gì được, cho nên quan trọng vẫn là con người, cần phải chỉnh đốn yếu tố này”, ông Lịch nói.
Trong khi đó, do luật quá “hở” nên tình trạng doanh nghiệp lách luật vẫn diễn ra khá phổ biến. Đại biểu Bùi Ngọc Ánh dẫn chứng “Ở Tp.HCM có nhiều trường hợp đã xảy ra khi một nhà hàng kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, khi bị bắt, xử lý phạt hành chính hàng chục triệu nhưng họ không chịu nộp phạt, sau đó đứng tên người khác, trong khi vẫn ông chủ cũ và tiếp tục hoạt động bình thường, khiến Nhà nước bất lực.
Thảo luận về nội dung doanh nghiệp nhà nước, đại đa số các đại biểu tại các tổ đều thống nhất với ý kiến không nên đưa thành một chương riêng về doanh nghiệp nhà nước trong Luật Doanh nghiệp. Bởi điều này sẽ tạo cảm giác thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, doanh nghiệp.
Đáng chý ý, trước những quan ngại khi dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn FDI, đại biểu Nguyễn Đức Kiên, cho rằng trong một “thế giới phẳng”, một thế giới toàn cầu hóa, chúng ta không nên e ngại các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường.
“Chúng ta hãy nghĩ tới thái độ hân hoan khi xuất khẩu chiếm tới 60-70% của một nước nào đó. Rồi hân hoan khi thấy hàng của Việt Nam chiếm 12-15% thị phần của Mỹ như cá tra, cá basa. Anh chiếm được thị phần ở thị trường này thì người khác lại phải chiếm ở lĩnh vực khác của thị trường khác. Vấn đề quan trọng là quyền lợi của người Việt Nam phải được đảm bảo, quyền lợi quốc gia cũng phải được đảm bảo”, ông Kiên nói.
Ví von trên được đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) đưa ra tại buổi thảo luận tổ ngày 28/5 về dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, với mục đích nhấn mạnh đến nghịch lý trong cấp phép và quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp hiện nay.
Theo đại biểu Lịch, dự luật lần này nếu tiếp thu đẩy đủ những góp ý sẽ giúp tháo gỡ được nhiều rào cản để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, theo đúng tinh thần của Hiến pháp là “doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Tuy nhiên, luật cần quy định thêm hai danh mục đi kèm là những ngành nghề nào nhà nước cấm và danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn khi cấp phép, không cần thiết phải ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, dự luật cần bám sát các quy định của Hiến pháp, tạo tính chủ động, khuyến khích cho doanh nghiệp, vì thực tế hiện có rất nhiều doanh nghiêp có ý tưởng kinh doanh, nhưng khi đi vào kinh doanh lại hạn chế vì nhiều thủ tục phức tạp, thiếu sự tư vấn hỗ trợ.
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh cho rằng, các điều cấm trong luật cũng chỉ mang tính chung chung, không có chế tài xử phạt nếu vi phạm.
Đặc biệt, quy định doanh nghiệp thành lập chỉ cần có địa chỉ đăng ký là khá lỏng lẻo, không ai giám sát được, dẫn tới tình trạng địa chỉ ma, doanh nghiệp ma nhiều.
Một đại biểu tại đoàn Tp.HCM khuyến nghị "luật phải mở đường và tạo điều kiện cho những người thực sự có tài năng để làm kinh tế, làm giàu cho đất nước".
Cùng quan điểm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho hay, chúng ta cần tránh việc hô hào khi làm luật, khiến cho doanh nghiệp nghe rất sướng, nhưng khi đi vào thực hiện lại rất kém, nhũng nhiễu.
“Hiện luật quy định cấm xâm phạm đời tư của mọi người, trong khi công ty thám tử tư quảng cáo tràn lan”, đại biểu Nghĩa nói.
Đại biểu Đỗ Văn Đương đánh giá, luật hiện nay vẫn quá lỏng lẻo khiến doanh nghiệp chân chính bị doanh nghiệp "chân gỗ" chèn ép. Do đó, cơ quan quản lý thay vì đi thẩm tra, kiểm soát năng lực doanh nghiệp để sàng lọc thì lại nhũng nhiễu doanh nghiệp từ khâu đăng ký thành lập.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Du Lịch, thực tế những tồn tại bất cập vẫn là do yếu tố con người là chủ yếu.
“Có tình trạng doanh nghiệp kêu đầu tuần ông này tới, cuối tuần ông khác tới, không làm ăn gì được, cho nên quan trọng vẫn là con người, cần phải chỉnh đốn yếu tố này”, ông Lịch nói.
Trong khi đó, do luật quá “hở” nên tình trạng doanh nghiệp lách luật vẫn diễn ra khá phổ biến. Đại biểu Bùi Ngọc Ánh dẫn chứng “Ở Tp.HCM có nhiều trường hợp đã xảy ra khi một nhà hàng kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, khi bị bắt, xử lý phạt hành chính hàng chục triệu nhưng họ không chịu nộp phạt, sau đó đứng tên người khác, trong khi vẫn ông chủ cũ và tiếp tục hoạt động bình thường, khiến Nhà nước bất lực.
Thảo luận về nội dung doanh nghiệp nhà nước, đại đa số các đại biểu tại các tổ đều thống nhất với ý kiến không nên đưa thành một chương riêng về doanh nghiệp nhà nước trong Luật Doanh nghiệp. Bởi điều này sẽ tạo cảm giác thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, doanh nghiệp.
Đáng chý ý, trước những quan ngại khi dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn FDI, đại biểu Nguyễn Đức Kiên, cho rằng trong một “thế giới phẳng”, một thế giới toàn cầu hóa, chúng ta không nên e ngại các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường.
“Chúng ta hãy nghĩ tới thái độ hân hoan khi xuất khẩu chiếm tới 60-70% của một nước nào đó. Rồi hân hoan khi thấy hàng của Việt Nam chiếm 12-15% thị phần của Mỹ như cá tra, cá basa. Anh chiếm được thị phần ở thị trường này thì người khác lại phải chiếm ở lĩnh vực khác của thị trường khác. Vấn đề quan trọng là quyền lợi của người Việt Nam phải được đảm bảo, quyền lợi quốc gia cũng phải được đảm bảo”, ông Kiên nói.